Vườn Cau Nước Dâng

white noise for sleeping link
shopee-sale

Thùy An

Vườn cau nước dâng

 

Chương I

Loại sách Hoa tím

 Chiều soi bóng nắng qua những hàng tre xanh. Em ngồi vắt vẻo trên thân cây sung mọc nhòai ra bờ sông, mơ màng nhìn xuống mặt nước. Trời vắng gió cho dòng nước phẳng lờ như một tấm gương. Tấm gương phản chiếu vòm trời xanh biếc. Cụm mây trắng ngần và gương mặt ngây thơ của người con gái vừa tuổi trăng tròn, mái tóc dày rối tự nhiên buông chấm bờ vai nhỏ. Em cố ngắm kỹ nét mặt mình nhưng mờ quá, lóang thóang đôi mắt đen, sống mũi thẳng, nụ cười xin và nổi bật nhất là chiếc áo hoa em đang mặc, nền trắng hoa đỏ sáng hẳn lên trong ánh nắng chiều tà.Có tiếng gọi em: 
– Bảo Khuyên, Bảo KhuyênMệ Ngọai chậm chạp từ vườn trước ra sau. 
– Bảo Khuyên, Bảo Khuyên, cháu mô rồi?Em cẩn thận trèo xuống thân cây, đưa hai tay phủi bụi dính trên quần, chạy vội vào: 
– Cháu đây nì, mệ.Mệ Ngọai hấp háy đôi mắt: 
– Mi đi mô mơi chừ mà tao tìm không thấy?Em cầm lấy tay mệ: 
– Cháu ra sông chơi, chiều ni, nước trong ghê, cháu ưa tắm rứa.Mệ Ngọai trừng mắt làm em giật mình: 
– Nói tầm bậy, mi lớn sầm sầm rồi mà đòi tắm sông, ai nghe người ta cười cho thúi đầu.Em cười: 
– Cười thì hở mười cái răng, cháu không sợ mô.Mệ Ngọai ngao ngán lắc đầu: 
– Ăn với nói. Cho mi đi học đi hành để chừ ăn nói rứa đó. Con gái phải giữ lời ăn tiếng nói một chút cháu ơi.Biết mệ có tính nói dai, em đánh trống lảng: 
– Mệ kêu cháu làm chi rứa?Mệ như sực nhớ ra: 
– À hỏi mi có ai tới bẻ bắp chưa?Em gât đầu: 
– Dạ có O Châu và O Nguyệt có qua khi hồi, nhưng cháu nói mệ còn ngủ, một chút nữa rồi tới.Mệ Ngọai có vẻ không bằng lòng: 
– Thì mi coi họ cũng được chớ răng? Mi lớn rồi, mười bảy tuổi rồi chớ bộ. Cái chi cũng mệ, cái chi cũng mệ, rứa lỡ mai tao chết rồi làm răng? Ngôi nhà ni ai coi? Khu vười ni ai ngó?Em phụng phịu: 
– Mệ mạnh bắt chết mà chết chi? Khi mô mệ già hung mệ chết thì cháu đã lớn, cháu đã có chồng…Mệ Ngọai chợt giận ngang: 
– Thôi im cái miệng mi lại. Cấm mi không được nói đến chồng nghe chưa.Mệ Ngọai ngoe ngỏai bỏ đi. Em trố mặt, ngạc nhiên nhìn theo. Lạ ghê, không hiểu tại sao mệ lại ghét nói đến chuyện chồng con kinh khủng dù bất cứ ai chứ chẳng phải riêng em. Mới hôm kia đây, chị Lộc cạnh nhà sang cho phần đám hỏi, mệ không buồn nhìn, mệ bỏ đi vào phòng. Một lúc sau đợi chị Lộc về rồi, mệ mới ra ngòai bảo em: 
– Thấy cái mặt mấy đứa gần lấy chồng tao không ưa. Tương mô hạnh phúc lắm, đừng ham mi ơi, không có chi khổ bằng. Mi đừng có bắt chước con Lộc nghe.Em nhăn mặt: 
– Mệ nói chi lạ rứa. Cháu còn nhỏ mà bắt chước răng được, chị Lộc năm ni hai mươi hai tuổi rồi, còn năm năm nữa…Vây là mệ Ngọai nhảy chồm lên: 
– Mi nói răng, còn năm năm nữa mi lấy chồng phải không? đồ con gái hư, đồ vô ơn bạc nghĩa…Mẹ nói một hơi dài rồi buông mình xuống phản, mệ thở, mệ khóc hu hu… em chẳng hiểu mô tê chi cả, em cũng không dám cải lại nữa. Mấy bà già thường hay vậy!Em trở ra giòng sông, ngồi xuống bờ cỏ, nhặt những chiếc lá tre đan vào nhau. Gió chiều đã lên, gọn nhẹ mặt nước, em nghe nỗi buồn vu vơ len nhẹ qua hồn… Em buồn thật buồn, trong những chiều chủ nhật cô đơn này, bạn bè chung quanh vắng ngắt, anh chị em trong nhà cũng chẳng có một ai. Từ dạo mới mở mắt chào đời, em đã sống với mệ Ngoại trong ngôi nhà ngói bốn gian này, giữa khu vườn rộng lớn trồng bắp và cau. Em không còn nhớ mẹ m là ai nữa, chỉ loáng thoáng một cảm giác rất mơ hồ, gương mặt người đàn bà có nước da thật trắng và bàn tay gầy xanh thường ngồi bên song cửa, đôi mắt buồn xa xăm… Mệ Ngoại nói mẹ tên là Bảo Ngọc, mẹ mất vì bị thương hàn từ năm em lên bốn, còn ba em thì đã chết lâu lắm rồi, khi mẹ vừa mang thai em lận. Mẹ có người em ruột, dì Bảo Châu hiện làm tá viên điều dưỡng ở bệnh viện Sài Gòn, dì vẫn sống độc thân dù năm nay dì đã ngoài ba mươi. Dì Bảo Châu ít khi về thăm nhà lắm, em nghe mấy bà trong thôn nói, tại Mệ Ngoại khó khăn quá nên dì Bảo Châu không thể có chồng được. Mỗi lần có người để ý đến dì là mệ tìm cách ngăn, tìm cách cấm và nói nhiều lời va chạm đến tự ái người ta, nên những chàng yêu dì Bảo Châu dần dần quay lưng dì cho tuổi xuân của dì uổng phí trôi qua… Có lẽ vì vậy mà dì Châu giận mệ, dì Châu xin đổi vào Sài Gòn dù lúc đó dì đang làm việc nhàn hạ tại nhà thương lớn.Trong nhà hiện giờ có ba người, mệ ngoại, em và O Cam giúp việc. Mệ đã già, O cam lại quê mùa lẩm cẩm, em chả biết nói chuyện cùng ai, nên mỗi lâầ nghỉ học, em lại thơ thẩn một mình giữa khu vườn rộng lớn mà nghe bơ vơ ngút ngàn.Vườn nhà em rộng lắm, phía trước trông ra đường về Thuận An, trồng toàn cau và phía sau giáp sông Hương là một ruộng bắp mông mênh. Mệ Ngoại nuôi em dư dả với lợi tức trong vườn thư được hàng năm. Bắp vườn em ngon nổi tiếng, cau thì trái mập và sai nên khách đến mua rất đông. Ở Huế, mỗi lần nói đến đám cưới là người ta nghĩ ngay đến câu “Buồng cau Nam Phổ, tâm trầu chợ Dinh” chứ thật ra, cau Vỹ Dạ vườn em cũng ngon lắm, mỗi lần có đình đám hội hè, người ta vào vườn bẻ cau không kịp đó. Bác Thuấn ở cạnh vườn em thường hay nói: 
– Mai mốt đám cưới của Bảo Khuyên thì phải biết, chú rể khỏi cần mua cau mà có cả đến một rừng cau.Nhưng có trêu thì trêu chứ bác cũng tránh mặt Mệ Ngoại, mệ mà nghe ai nhắc đến chuyện em lấy chồng là mệ lồng lên như con gà mái, giương lông xoè cánh ra để bảo vệ đàn con. Bác Thuấn biết tính mệ lắm, bác thường hay nói với em: 
– Tội nghiệp cô Bảo Châu tại bà bên nhà khó quá nên phải bỏ Huế mà đi.Em cũng thương dì Châu lắm, và em cầu mong sao dì gặp được ý trung nhân cho đời bớt cô đơn.Em ra cầu ván, thả đám lá tre khô trôi theo giòng nước, chợt em đỏ mặt quay vào: bên cầu ván nhà bác Thuấn, cách em vài chục thước, có một người con trai đang đứng nhìn em đăm đăm.***Em thao thức không ngủ được, hể chợp mắt là toàn những mộng mị gì đâu ấy, có khi em còn thấy dáng dấp người con trai đứng trên cầu ván nhà bác Thuấn nữa đó, kỳ ghê. Em ôm chiếc gối xanh vào lòng, im nghe hơi gió thoảng qua vườn cau xạc xào và tiếng lá tre khô chạm vào nhau như thầm thì nói chuyện riêng tư. Em thiếp đi khi gà gáy lần thứ nhất cho đến lúc một bàn tay lay vai em:- Con khỉ, ngủ chi vô hậu rứa mi?Em choàng mở mắt, nhìn đôồg hồ trên tường chỉ bảy giờ mười lăm. Như Mai đã đến rủ em đi học.Em ngồi dậy, dụi mắt: 
– Đi học chi mà sớm rứa mi.Như Mai trợn mắt: 
– Trời ơi, mi quên rồi răng. Sáng ni tụi mình có mục hấp dẫn mà.Em nhớ ra : 
– À, đúng rồi, sáng thứ hai chị Cai có baáh bột lọc, chờ tao chút nghe.Em nhảy phóc ra khỏi giường chạy bay đến ảng nước, súc miệng rửa mặt. Khi em treo chiếc khăn lên sợi dây thép trước hiên nhà, như có linh tính em nhìn ra ngỏ, người con trai bên nhà bác Thuấn vừa đi ngang còn ngoái lại nhìn em, đôi mắt sáng và mái tóc bềnh bồng. Em luống cuống làm chiếc khăn rơi xuống đất. Như Mai vừa ra tới kêu lên:- Trời ơi, đã trể đến nơi rồi mà còn rứa đó, mau lên kẻo hết bánh. Mi làm tao đói bụng là tao khỏ trọ (cú vào đầu) mi đó.Em vừa mặc áo vừa nguýt nó: 
– Chừ ăn không kịp thì ra chơi ăn chớ lo chi.Như Mai trề mội: 
– Sức mấy mà còn. Ra chơi cho mi vét nồi.- Hết bánh thì ăn chè.Như Mai lại bĩu môi: 
– Ngày mô cũng ăn chè, chán bắt chết. 
Thôi mau lên cho rồi con khỉ, ở đó mà con cà con kê.Em đạp xe đi song song bên Như Mai. qua khỏi cầu đập đá, em lại thấy người con trai đó từ trong quán phở bên đường bước ra. Anh chàng không thấy em, nhưng tim em vẫn đánh thật mạnh trong lồng ngực, em cố gắng nhìn thẳng và nghe hơi nóng bốc lên má nóng bừng.Hai đứa vừa kéo nhau đến chiếc quán tranh của chị Cai dựng cuối sân trường thì cũng vừa kiểng đánh vào lớp. Như Mai đập vào vai em. 
– Đó thấy chưa trễ rồi, tao không biết. Tại mi đó, tại mi mê ăn mê ngủ đó.Em cười: 
– Nói lại nghe coi, tao mê ngủ còn mi mê ăn chớ bộ.Như Mai lườm em: 
– Thôi đi khỉ đột, làm tao nhịn đói rồi còn chọc nữa, xí nữa ra chơi mà hết bánh thì mi chết với ta đó.Em bắt chước giọng nó: 
– Hết bánh thì cho mi vét nồi.  Cả bọn ra xếp hàng. Tụi Tâm, Nguyên, Bích thấy nét mặt tiu nghỉu của Như Mai, bèn chọc tới: 
– Mai ơi. Sáng ni banh bột lọc dẻo.. rứa thê, ngon… rứa thê.Nhìn cái mệing con Bích kéo dài chữ “dẻo” và chữ “ngon” làm em bưng miệng cười. Thu Tâm nhìn em rồi lại trêu Như Mai. 
– Ngó con Bảo Khuyên cười tề Mai, tội nghiệp Như mai của tui chưa? Đã đói bụng còn bị cười. 
Như Mai nổi cáu, nó bịt hai tai lại.: 
– Tụi bây lau nhau ỏm khu quá, cho gió bay tao không thèm nghe. 
Năm nay em hoc lớp Tam A trường Đồng Khánh. Lớp em có cô Tinh Hương hướng dẫn, cô thương em ghê và em cũng thương cô nữa. Cô mới ra Sư Phạm Vạn Vật và được bổ dạy trường em, năm nay là năm đầu. Sở dĩ cô Hương để ý đến em là tại vì hôm đó, cô gọi đọc bài chả ai thuộc, chỉ mỗi mình em đọc khúc chiếc rõ ràng và vẽ hình trên bảng lại đẹp nữa, cô khen, cô nói ngay giữa lớp: 
– Các em noi gương Bảo Khuyên, vừa chăm học vừa nết na.Cô thương em từ đó, mỗi lần ra chơi, cô thường đến nói chuyện với em hỏi han săn sóc. Em có kể sơ hoàn cảnh của em cho cô nghe, giàu bạc tiền nhưng thiếu tình thương phụ mẫu. Cô thở dài, bảo em: 
– Tội nghiệp Bảo Khuyên, em buồn cũng phải. Ở tuổi em, nếu mất mẹ, cần phải có một người chị tâm tình mới đỡ bớt cô đơn.Em nhìn cô Tịnh Hương, cô còn trẻ quá, suýt soát tuổi chị Lộc xóm em là cùng. Gương mặt cô hiền lành phúc hậu phảng phất nét mặt của mẹ Đồng Trinh và em chợt ước ao, giá cô Tịnh Hương là chị ruột của em nhỉ.Hai giờ Việt Văn trôi qua thật chán. Như mai hớn hở rủ em xuống quán chị Cai xem còn bánh bột lọc không. May sao còn mấy chiếc. Em ăn không thấy ngon, không thấy dẻo như lời nhỏ Bích, chắc tại em ham nghĩ đâu đâu dường như trong tim em vừa xao xuyến một bóng hình.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây