Chầu văn hay hát văn còn được biết đến như hát bóng là loại hình nghệ thuật truyền thống của Người Việt. Hình thức lễ nhạc này có xuất xứ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh, gắn liền với nghi thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Tam – Tứ Phủ. Chính vì thế, nó còn có tên gọi nữa là hát văn hầu đồng
Phần lời của các bản chầu văn thường sử dụng các thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục bát, nhất bát song thất (hay song thất nhất bát), hát nói…với mục đích làm cho buổi lễ sống động, mời gọi các vị Tiên Thánh giáng trần.
Người trình bày các bản hát văn được gọi là “cung văn”. Cung văn ngồi một bên trong nghi lễ, hai bên là nhạc công tấu nhạc và ban hát phụ họa. Người hát thường là các nghệ nhân lớn tuổi. Họ vừa chơi nhạc cụ vừa thay nhau hát trong một vấn hầu kéo dài khoảng 4 – 8 giờ đồng hồ. Nhạc cụ thường gồm: đàn nguyệt, trống ban (trống con), phách, cảnh, thanh la và một số các nhạc cụ khác như: sáo, trống cái, đàn thập lục, đàn nhị, kèn bầu, chuông, mõ, đàn bầu…
Văn Chầu gồm có:
1. ĐỨC THÁNH-MẪU VĂN
2. ĐỘNG ĐÌNH THÁNH THỦY VĂN
3. CỬU-TRÙNG CÔNG-CHÚA VĂN
4. THƯỢNG-NGÀN TIÊN-CHÚA VĂN (I)
5. THƯỢNG-NGÀN CÔNG-CHÚA VĂN (II)
6. THƯỢNG-NGÀN TIÊN-CHÚA VĂN
7. THÁI NINH PHỦ VĂN
8. ĐỆ-NGŨ LONG-VƯƠNG VĂN
9. KIM-ĐỒNG NGỌC-NỮ VĂN
10. CÔNG-ĐỒNG VĂN
11. CÔ-TỔ VĂN
12. CHƯ VỊ CÁC CÔ VĂN
13. HỘI ĐỒNG VĂN
14. THÁNH-MẪU CA-ĐÀN VĂN
15. ĐỆ-TAM ĐỨC THÁNH QUẾ VĂN
16. ĐỆ-TỨ KHÂM-SAI VĂN
17. ÔNG GIÁM-SÁT VĂN
18. NGŨ VỊ HOÀNG-TỬ VĂN
19. CÁC CÔ VĂN
20. CÔ THỦY VĂN
21. CÔ CHÍN VĂN
22. CẬU QUẬN VĂN
BẢN PHỤ LỤC CÁC TUỔI ĐỘI BÁT NHANG
Mời các bạn đón đọc Văn Chầu của tác giả Tân Dân Thư Quán.
Nguồn: dtv-ebook.com