Tứ Thư

white noise for sleeping link
shopee-sale

Tứ thư là cuốn tiểu thuyết mới nhất và quan trọng của nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa, mà bạn đọc Việt Nam mới chỉ đọc của ông qua hai tác phẩm “Người tình phu nhân sư trưởng” (Công ty văn hoá truyền thông Võ Thị – Nhà xuất bản Thanh Niên) và “Phong Nhã Tụng” (Nhà xuất bản Dân Trí) do Vũ Công Hoan dịch. Sở dĩ mới nhất, vì ông viết từ năm 2009, đến năm 2010 mới xong. Sở dĩ quan trọng, vì với tinh thần dám chịu trách nhiệm của một trí thức nhà văn Trung Quốc, ông viết tác phẩm này bằng lối viết mới, khác hẳn cách viết trước kia, mang đậm tư tưởng Thần học có tính chất thử nghịêm.

Toàn bộ câu chuyện được hình thành bởi sự trích dẫn lồng ghép từng phần từng trang của bốn cuốn sách để làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Bốn cuốn sách đó là:

1. “Con Trời”, một quyển sách khuyết danh, tác giả mua ở một cửa hiệu sách báo cũ.

2. “Tội nhân lục”, cuốn sách tư liệu lịch sử của tác giả xuất bản thập kỉ tám mươi thế kỷ trước.

3. “Lối cũ”, cuốn truyện ký gần năm trăm trang của tác giả, xuất bản năm 2002.

4. “Thần thoại mới Sisyphe” bản thảo tuỳ bút triết học viết dở dang của học giả nhân vật trong truyện Tứ thư gồm ba chương mười một tiết cho đến nay vẫn chưa xuất bản, tác giả chỉ mới được đọc nửa bản thảo viết tay ở Sở nghiên cứu văn hiến nhà nước.

Tứ thư có mười sáu chương, từng chương nói rõ nội dung trích từ trang nào sách nào, để bạn đọc tiện theo dõi liền một mạch, người dịch xin phép lược bỏ chú thích rườm rà, cũng là bởi hiện tại chúng ta không có nguyên bản và bản dịch của bốn cuốn sách nói trên, chỉ có nguyên tác Tứ Thư mà thôi.

“Tứ Thư đã được xuất bản ở Đài Loan và Hồng Công, đồng thời đều đang dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật Bản và tiếng Hàn Quốc” (Trích thư thứ nhất tác giả gửi dịch giả ) “Xem xong quyển sách này ai cũng nói: “Diêm Liên Khoa đã dùng vai của một người đỡ dậy ký ức của một dân tộc” (Trích thư thứ hai tác giả gửi dịch giả ).

Theo tác giả Diêm Liên Khoa, Tứ thư này của ông khác với Tứ thư cổ: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử. Ông viết Tứ thư này không có ý so sánh với Tứ thư cổ, mà chỉ muốn nói lên mối liên hệ vế số phận của Trí thức Trung Quốc hiện nay với văn hoá truyền thống Trung Quốc. Sau gần sáu tháng làm việc miệt mài, người dịch vừa hoàn thành bản thảo vào những ngày giáp tết năm Nhâm Thìn 2012.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây