Trương Vĩnh Ký Biên Khảo

white noise for sleeping link
shopee-sale

Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».

Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.

Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.

Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ.

Chỉ một quyển sử Nam chép bằng chữ Pháp và mấy quyển truyện nôm dịch ra quốc-ngữ, cũng đủ nổi tiếng là một nhà « lập ngôn bất hủ », thế mà ông lại còn làm biết bao nhiêu là sách, trong quyển của ông Lê Thanh – mà tôi giới thiệu ở đây – có kê đủ cả. Những sách ấy hiện vẫn có giá trị, quyển nào cũng có ý đủ, văn hay ; không phải là người có thiên tài học vấn thì không sao viết nổi.

Những truyện nôm như truyện Kiều truyện Phan Trần, mà ông dịch ra quốc-ngữ đầu tiên, tất cũng có chữ sai, nhưng không nên vin vào đấy mà phê-bình, vì chữ-nôm của ta là một thứ chữ không có tự-điển, mỗi người viết một cách, khó lòng đọc cho đúng ngay : thử lấy một quyển nôm nào chưa ai dịch ra quốc-ngữ mà đọc xem, có lắm chữ không tài nào đọc nổi, thế mới biết cái tài học của Trương-vĩnh-Ký đáng tôn trọng, đáng kính phục biết bao nhiêu.

Về Hán-văn ông có dịch bộ Tứ thư và quyển Minh tâm bảo giám ra quốc-ngữ, kể cũng có công với Hán học khi gần tàn, và tỏ ra là một nhà nho gồm cả văn học Âu Á, mà vẫn giữ được tính cách người Đại-Nam.

Không những làm sách, dịch sách mà thôi, ông lại còn giúp việc triều đình, hợp tác với ông Paul Bert ; trong quyển sách này, ông Lê Thanh chép rõ cả.

Ông Lê Thanh có đến tận quê hương ông Trương-vĩnh-Ký, xem những gia-thư của ông và trích-lục trong sách này. Tôi xem đoán nào ông Lê Thanh soạn cũng tinh-tế lắm, có nhiều đoạn mới chưa ai thuật lại bao giờ, nên tôi dám chắc rằng những người yêu sử nước nhà và yêu văn nước nhà đọc quyển này sẽ được như ý. Cả những bạn thanh-niên nữa vì sách này là sách tiểu-sử chép những sự-nghiệp lừng-lẫy của một nhà « lập ngôn bất hủ » của nước ta, một tay cự-phách trong văn-học đã nổi tiếng là một nhà sư-phạm biết treo một bức gương sáng cho ta soi chung.
Ứng-hòe NGUYỄN-VĂN-TỐ

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com

Sách cùng tác giả