Thuyền Về Bến Ngự

white noise for sleeping link
shopee-sale

Mộng Bình Sơn

Thuyền về bến Ngự

 

Chương 1

 

Trời khuya trăng sáng lung linh…Mặt sông Hương êm ả đón nhận những gợn sóng làn tăn như muôn ngàn con rắn vàng bò trên mặt nước.
Xa xa, tiếng hát đong đưa điệu Nam Bình:
“ Biết ai tâm sự…như mình…hỏi thiệt”
Phương Thảo, cô gái sông Hương, không còn lạ lùng gì với tiếng hát về đêm của các nàng ca nhi xứ Huế. Đã hai tháng qua, đêm nào nàng cũng chèo chiếc thuyền con, chở nồi chè đậu ván, bán rao khắp nẻo đường sông nước.
Nàng quen rất nhiều ca nhi, vì hầu hết các ca nhi ở đây đều là khách hàng khuya, tìm nồi chè của nàng để giải lao sau những giờ ca hát mệt nhọc.
Biệt hiệu Cô gái sông Hương chính là lời khen tặng của các ca nhi Bến Ngự sau khi tiếp xúc với nàng.
Phương Thảo là một nữ sinh Đồng Khánh có sắc đẹp khả ái. Lúc còn đi học, bạn bè đã lưu ý đến dáng điệu và đường nét của nàng. Nhưng lúc đó nàng đẹp trong thanh mãnh của một nữ sinh vừa dậy thì. Bây giờ thì khác, sau những tháng bơi thuyền trên sông hàng đêm, thân thế nàng phát triển theo chiều hướng gợi cảm, hàm chứa một sinh lực tuyệt vời của tuối xuân.
Bạn bè của nàng khá đông, nhưng tình thân thiết thì chỉ có Ngọc Sương và Bích Huyền là hai người bạn cảm thông được nối bất hạnh cua đời nàng Phương Thảo rời mái trường sau một tai nạn xẩy dến cho gia đình mà có lẽ suốt đời nàng không sao quên được.
Đó là đêm 25 tháng giêng năm ất Dậu, tức là mồng 9 tháng 3 năm 1945.
Đêm ấy, trống canh hai vừa điểm, mọi sinh hoạt ngoài đường đều vắng ngắt.
Thành phố Huế bắt dầu chìm trong im lặnng để tiếp nhận những giọng hò, tiếng ca chan chứa tình người, tình quê từ sông Hương vọng đến, thì bỗng nghe tiếng súng nổ vang trời. Tiếng đại bác xen lẫn với tiếng đại liên, tiểu liên, kéo dài suốt đêm, nhất là về phía các đồn lính Tây, lính khố xanh, khố đỏ, ở về phía Mang Cá, phía Tòa Khâm Sứ Trung Kỳ và Tòa Công Sứ Thừa Thiên.
Đến lúc lờ mờ sáng, tiếng súng mới thưa dần. Dân thành phố không ai hiểu chuyện gì đà xẩy ra, suốt đêm nơm nớp lo âu.
Cha của Phương Thảo là một quan chức Nam triều, hàng ngày đi làm ở Đại Nội thuộc Văn phòng Tổng lý, sáng sớm đã đón xe vào nhiệm sở, nhưng đến cửa Thượng Tứ thì cửa đóng chặt, trên tường có dán những tờ bố cáo bằng chữ Hán, đại ý nói: Quân đội Thiên Hoàng đã đánh đổ Pháp, thiết quân luật để giữ trật tự và giúp Việt Nam lấy lại chủ quyền độc lập để cùng nước đại Nhật Bản xây dựng khối Đại Đông Á v.v..”
Ông Thị Giản, cha của Phương Thảo, vừa quay trở ra thì bị một bọn lính Nhật, mặt lạnh như tiền, súng gươm sáng chói, chặn lại và ra hiệu bắt ông lên xe của chúng, rồi giao cho hai tên lính thân hình vạn vỡ, tay cầm súng ngắn áp giải ra cửa An Hòa là nơi có trường hành quyết những tội nhân bị tử hình.
Ở đây có khoảng một trăm binh sĩ Nhật đang đi đi lại lại, tiếng gươm đập vào gót sắt nghe chan chát.
Ông Thị Gián được lính Nhật dẫn vào gặp đám sĩ quan, rồi từ đó mất tích, không còn ai biết ở đâu nữa. Sau đó bà Cẩm Thúy, mẹ của Phương Thảo đi hỏi thăm khắp đó đây, từ Đại Nội đến dân gian, không một ai biết thêm gì nữa.
Sự mất tích của ông Thị Gián, một quan chức ở triều đình Huế, ban đầu có nhiều người bàn tán, nhưng sau đó cũng nguôi dần, không còn ai để ý đến.
Riêng gia đình Phương Thảo gánh chịu một thảm họa nặng nề. Bà Cấm Thúy buồn nhớ chồng lâm bệnh, tinh thần không còn minh mẫn như xưa. Gia đình chỉ có hai mẹ con. Trước kia ông Thị Gián còn tại chức thì được triều đình cho ở một phòng công thự, nhưng từ lúc ông Thị Gián mất tích thì mẹ con Phương Thảo phải dọn ra ở một căn phố hẹp nơi hẻm nhỏ của người dì Phương Thảo nhường lại.
Họa vô đơn chí trong lúc bất hạnh thì bệnh hoạn, túng thiếu, buồn bà…thi nhau đổ dồn vào cuộc sống cô đơn của mẹ con bà Cầm Thúy.
Phương Thảo dù có nhớ cha, thương mẹ cũng không biết phải làm sao hơn.
Nàng nghỉ học từ giã mái trường và buồn bã ghi vào quyển lưu niệm của người bạn thân một bài thơ Xa trường 
“Đồng Khánh chia xa nặng trĩu buồn
 Lệ rơi lã chã, tóc sầu buông
 Đời xanh lạc hướng vương thương nhớ
Gót đỏ phai màu bạt gió sương
 Mắt ngỡ phôi pha màu giấy bút 
  Tai vờn trút nhẹ nợ văn chương 
Từ nay thôi gởi tình thơ lại
 Ngơ ngẩn trông ai dưới mái trường”.
Một cô nữ sinh bỏ học chèo thuyền đi bán chè hàng đêm trên sông, không phải là chuyện bình thường trong xâ hội, nhất là sau những tháng chèo thuyền, Phương Thảo trở nên mục tiêu hấp dẫn của khách hảo ngọt về đêm.
Bà Cẩm Thúy trong hoàn cảnh ngặt nghèo túng quẫn, tuy bản chất chiều chồng, thương con, sống bằng lối phô trương bên ngoài của con người xứ Huế, không muốn để con gái mình nhuộm phong sương, la cà với lớp người trác táng, nhưng rồi lẽ sống bắt buộc, không thể uống nước là dể báo vệ thanh danh, đành phai chấp nhận việc làm của Phương Thảo.
Bà Cẩm Thúy cũng muốn tìm một việc làm để ổn định nếp sống gia đình, bà lãnh may quần áo của lối xóm, nhưng số tiền này không là bao nhiêu chỉ có nồi chè đậu ván của Phương Thảo mới hy vọng nuôi sống được hai mẹ con đắp đổi qua ngày.
Có nhiều lúc, bà Cẩm Thúy nhìn Phương Thảo thấy con gái mình thân hình ngày một nấy nở, có ý lo cho tương lai hạnh phúc của nàng.
Sắc đẹp của Phương Thảo quả là một giá trị trời cho rất hiếm hoi. Nếu ông Thị Gián còn trong địa vị xã hội, nàng Phương Thảo còn được nuông chiều trong khuê các thì giá trị đó đồi lấy một địa vị cao sang phú quý không khó gì.
Nghĩ như vậy, bà Cẩm Thúy thấy xót xa, buồn chán, nhất là nhừng đêm bà không ngu được, tiến hát từ phía sông Hương vọng đến, làm cho bà se lòng hình dung số phận Phương Thảo con gái bà, cũng đang lênh đênh trên mặt sóng mà bà không đủ sức kìm hãm để đưa vào bến đậu.
Còn biết sao hơn, khi con người đã bất lực trước cuộc sống của mình :
Về phần Phương Thảo, thấy gia đình túng rối, nhớ cha thương mẹ không còn nghĩ gì đến hạnh phúc tương lai của mình, mà chỉ cất làm sao kiếm tiền nuôi mẹ già trong cơn hoạn nạn.
Công việc hàng ngày của Phương Thảo là đi ra chợ mua đậu, mua đường về nấu chè để chuẩn bị cho cuộc sống về đêm trên sông.
Ngoài công việc đó, Phương Thảo cũng có lúc giúp mẹ nàng trong việc may vá, nhưng công việc này rất ít, chỉ đủ cho bà Cẩm Thúy hàng ngày còng lưng trên chiếc đi văng, để trút mối hận đời,vào thời gian.
Cũng có lúc nóng lòng vì muốn tìm tông tích của chồng, bà Cẩm Thúy dắt Phương Thảo vào Đại Nội, nơi làm việc của văn phòng Tống lý để hỏi thăm tin tức ông Thị Giản, nhưng lần nào cũng mang thất vọng trở về vì không ai biết gì cả.
Rồi, Phương Thảo lại mỗi sáng tiếp tục ra chợ mua đậu mua đường, để mỗi tối chèo thuyền đi bán rao.Tất cả số tiền nàng kiếm được hàng ngày đều trao trọn vẹn cho mẹ nàng, chỉ chừa lại đủ vốn cho hôm sau.
Một buổi sáng, Phương Thảo vừa ra đến bến xe, thấy một thanh niên đang lau chùi một chiếc xe du lịch màu đen. Vừa trông thấy Phương Thảo, đôi mắt thanh niên nhìn chăm chăm như dán vào người nàng, khiến Phương Thảo có cảm giác ngượng ngùng.
Nàng rảo bước, định tránh cử chỉ suồng sã của thanh niên thì chàng đã mau lẹ bước theo, gọi nhỏ:
– Cô Phương Thảo!
Phương Thảo giật mình, quay nhìn thẳng vào mặt thanh niên, xem chàng là ai mà lại biết tên mlnh.
Đường nét trên mặt thanh niên trông có vẻ thanh tú. Nước da ngăm ngăm, chiếc mũi nhỏ thẳng tắp, cặp mắt đen, hàm răng trắng, trông giống một dỉễn viên điện ảnh ở rạp hát.
Chàng ăn mặc rất đẹp, và có vẻ đàng hoàng như một người học thức phong lưu, làm cho Phương Thảo không dám xem thường.
Nàng hỏi:
– Anh là ai? Tôi chưa được quen biết?
Thanh niên nói:
– Rồi sẽ quen biết, vì tôi đang có ý định giúp cô đi tìm tin tức cụ Thị  Giản.
Phương Thảo nghe nhắc đến tên cha mình, đôi mắt đen nhánh và sáng của nàng xói mạnh vào thanh niên, hỏi nhanh:
– Anh giúp tôi được việc đó?
– Dĩ nhiên.
Anh là ai?
– Đừng nên hỏi tên vội! Hãy lên xe đi ra ngoại thành, chúng ta sẽ nói chuyện.
Phương Thảo có vẻ do dự, nhưng thấy thanh niên ăn mặc sang trọng trang nhã nên nàng xua đuổi mọi nghi ngờ và bằng lòng lên xe.Vả lại, đã từ lâu mẹ nàng đau khổ về việc mất tích của cha nàng, nay người này có thể giúp đỡ tìm ra được đó là một cơ hội tốt, nàng không thể bỏ qua.
Chiếc xe traction màu đen, bên trong bao nệm, trắng toát, trông rất sạch sẽ.
Phương Thảo vừa ngồi vào ghế trước thì thanh niên đã với tay đóng cửa lại.
Nhìn vào bàn tay của chàng, Phương Thảo có vẻ ngạc nhiên, vì nó không ăn khớp với vẻ mặt và quần áo sang trọng của chàng.
Bàn tay nở nang và sần sùi, móng đóng cáu đen, ngón trổ vàng khè vì khói thuốc lá. Bàn tay có rõ ràng không phài là chủ của chiếc xe này.
Sau khi rồ máy, thanh niên nói:
– Đưa cô về đâu?
Phương Thảo nói:
Tôi đến chợ Đông Ba.
– Được! Nhưng bây giờ ta cho xe dạo một vòng ở ngoại thành đã.
Chiếc xe lao mình trên con đường dẫn ra ngoại ô, ngang qua các ngôi nhà và các quán nhỏ, cuối cùng ra khỏi thành phố, đến một khúc quanh có bóng mát.
Thanh niên cho xe đậu lại, tắt máy và quay ra hỏi:
– Cô Phương Thảo bao nhiêu tuổi?
– Mười tám.
– Mới mười tám tuổi à? Tôi cứ nghĩ tuổi cô lớn hơn nữa.
Phương Thảo tươi cười:
– Chắc là anh muốn nói tôi già trước tuổi?
Chàng trai lắc đầu:
– Già trước tuổi thì không, nhưng thân hình cô đang phát triển trước tuổi.
Giọng nói của thanh niên mất tự nhiên. Đôi lúc anh hạ thấp giọng như đang muốn nói ra một điều gì thầm kín.
Phương Thảo muốn đánh tan không khí ngột ngạt ấy, nói lớn:
– Bây giờ thì chắc anh bằng lòng cho tôi biết tên anh rồi chứ!
Thanh niên không suy nghĩ đáp:
– Tràng Khanh.
Phương Thảo cười ồ lên, sặc sụa.
Chàng trai ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao cô cười? Tôi tên là Lê Tràng Khanh, cái tên ấy có gì xấu?
Phương Thảo nhịn cười nói.
– Lúc tôi còn học ở trường Đồng Khánh, cô giáo giảng về điển tích Tràng Khanh trong truyện Kiều, nên tôi nhớ lại tức cười.
Thấy Tràng Khanh ngơ ngác, Phương Thảo đọc tiếp hai câu Kiều:
Dập dìu là gió cành chim 
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh”
Tràng Khanh là một nhạc sĩ có khúc đàn Phượng cầu hoàn làm cho con gái bị mê hoặc.
Tràng Khanh cau mày nhìn Phương Thảo nói:
– Đó là Tràng Khanh hồi xưa, khác với Tràng Khanh ngày nay chớ?
Phương Thảo vừa cười vừa nói:
– Thì tôi có nói anh giống Tràng Khanh hồi xưa đâu. Anh làm nghề gì?
– Nhà buôn.
– Đây là xe riêng của anh chứ?
– Dĩ nhiên.
Phương Thảo lắc đầu:
– Tôi không tin.
Tràng Khanh nghiêm mặt, nói:
– Các cô gái bây giờ hay nghi ngờ…mà nghi ngờ là phải. Nhưng tại sao cô không tin tôi là chú chiếc xe này?
Phương Thảo nói giọng đùa cợt:
– Nếu anh nói, anh là tài xế chiếc xe này thì tôi tin ngay. Vì anh có hai bàn tay của một người tài xế.
Tràng Khanh bình tĩnh nhìn đôi bàn tay mình với vẻ không ngượng ngùng, và nói:
– Không gì có thể giấu nổi các cô gái…Cô Phương Thảo quả có đôi mắt tinh đời. Tôi chính là một tài xế. Nhưng cô đừng tưởng tôi không thể giúp cô về việc tìm tung tích cụ Thị Giản.
Phương Thảo nháy mắt hỏi:
– Ở địa vị một tài xế, anh làm cách nào biết được việc quan trọng này?
Tràng Khanh cười tự đắc:
– Trong đời này chỉ có tài xế mới biết được nhiều việc của thiên hạ. Tôi hiểu được hoàn cảnh của gia đình cô, cũng chính vì tôi làm nghề tài xế.
Phương Thảo gắt:
– Tôi không thích đùa kiểu này. Anh đưa tôi đến chợ Đông Ba.
 Tràng Khanh vẫn tươi cười nói đùa:
– Nàng công chúa ơi! Xin đừng bực bội! Tôi đưa nàng đến đây cốt để báo cho nàng biết tôi đang là tài xế của một phú thương trong kinh thành, mà người này có quan hệ với các tên trùm mật thám Nhật. Tôi nghĩ có thể nhờ người này biết được tin tức của cụ Thị Giản.
Phương Thảo bây giờ mới hiểu được Tràng Khanh.Qua ánh mắt Phương Thảo thấy Tràng Khanh đang ấp ủ một tình cảm nào đó đối với nàng. Và có lẽ mục đích của Tràng Khanh giúp nàng chỉ vì tình cảm đó.
Phương Thảo hỏi:
– Nếu vậy tôi phải làm sao để nhờ người chủ của anh?
Tràng Khanh không suy nghĩ, nói ngay:
– Người phú thương này là ông Vĩnh Đạt, nhà giàu có giao thiệp khắp nơi, từ
Sài Gòn, Huế, IIà Nội, Nam Vang… Mọi người có thế lực đều kính nể. Để tôi đem việc này tỏ ý với ông Vĩnh Đạt xem sao rồi sẽ tính. Từ nay tôi tranh thủ nhín thì giờ buối sáng để lấy xe đưa Phương Thảo đi chợ.
Phương Thảo cảm động :
– Như vậy làm phiền anh quá!
– Có gì mà phiền! Nhân lúc ông Vĩnh Đạt đi Nam Vang chưa về, xe này rảnh rang lắm, cả tài xế cũng vậy. Chiếc xe nổ máy, đưa phương Thảo trở về chợ Đông Ba.
Tràng Khanh cho xe chạy chậm lại, nói với Phương Thào:
– Theo tôi nghĩ, cô không nên làm nghề bán chè dưới nước trong đêm.
Phương Thảo lắc đầu:
– Bán chè dưới nước ban đêm có gì xấu đâu. Nhiều cô gái cũng làm nghề đó để sinh sống.
– Nhưng cô gần gũi hàng đêm với các ca nhi dần dần sẽ bị lôi cuốn vào trụy lạc. Tôi biết hiện nay cô đang chơi thân với Ngọc Sương và Bích Huyền là hai ca nhi nổi tiếng về ăn chơi, giao thiếp rất rộng râi!
Phương Thảo trầm lặng một lúc, hỏi:
– Theo ý anh tôi phải làm gì, nếu không bán chè trên sông?
Tràng Khanh nói:
– Một người có sắc đẹp như cô thì phải ngồi ở nhà. Nếu bất đắc dĩ đi làm thì cũng phải làm việc gì đó không mất thanh danh là con gái quan Thị Giản tại triều chứ.
Phương Thảo thở dài:
– Mẹ tôi cũng nói thế, và không muốn cho tôi làm công việc này, nhưng cuộc sống bắt buộc không thể theo ý mình được, nên mẹ tôi cũng đành chịu.
Tràng Khanh nói với giọng tha thiết:
– Một cô gái như cô phải lấy chồng, chăm lo việc gia đình, có con và yêu quý chồng mình…
– Còn cuộc sống thì sao?
– Đã có chồng tất nhiên là giải quyết được cuộc sống.
Phương Thảo suy nghĩ mãi câu nói của Tràng Khanh, và nàng bắt đầu mơ một mái ấm gia đình, trong đó có niềm vui của mẹ nàng.
Xe đến chợ, Tràng Khanh đừng xe, mở cửa cho Phương Thảo xuống xe..
Và từ đó, theo lời hứa của Tràng Khanh, sáng nào chàng cũng lái xe đưa Phương Thảo ra chợ. Trong thời gian đó, Phương Thảo nóng lòng hỏi thăm về việc tìm tông tích của cha nàng, nhưng Tràng Khanh trả lời là ông Vĩnh Đạt đi Nam Vang chưa về, nên chưa tỏ ý được.
Tuy gần gũi Phương Thảo, nhưng Tràng Khanh lúc nào cũng giữ cử chỉ đứng đắn, ngoài những đụng chạm vô tình trên xe, Tràng Khanh chưa lúc nào tỏ ra suồng sả cả.
Điều này làm cho Phương Thảo suy nghĩ rất nhiều về Tràng Khanh.
– Anh chàng này có đúng là một tài xế của nhà phú thương Vĩnh Đạt hay không? Mọi tư cách đứng đắn trước mặt nàng có phải đây là một chàng trai lý tưởng  trong quan niệm xây dựng hạnh phúc gia đình không? Có phải Tràng Khanh theo đuổi nàng với mối tình cảm chân thành không?
Những nghi vấn này Phương Thảo quyết định sẽ lần lượt làm sáng tỏ.
Từ khi có cuộc gặp gỡ Tràng Khanh, và những cuộc hẹn hò đưa đón buổi sáng, bà Cẩm Thúy thấy tánh nết con gái mình tự nhiên thay đổi. Phương Thảo bắt đầu có những ưu tư khác thường. Hình như nàng muốn thoát ra ngoài tầm tay bảo vệ của người mẹ.
Một hôm, Phương Thảo đi chợ về thấy mẹ nàng đang ngồi nói chuyện với một bà béo phệ. Đó là bà Thu Vân, người bà con xa của mẹ nàng mà lâu nay Phương Thảo gọi là dì Vân.
Thấy Phương Thảo, bà Thu Vân ân cần bước ra cửa, mừng rở nói:
– Lâu quá dì ít sang đây thăm mẹ cháu, nay trông cháu khác đi nhiều.
Phương Thảo lể phép chào bà Thu Vân rồi xách giỏ đi ngay xuống bếp.
Trong lúc mẹ nàng và bà Thu Vân tiếp tục nói chuyện.
Nàng biết trong câu chuyện của mẹ nàng với bà Thu Vân hôm nay chắc có liên quan đến nàng, nhưng nàng chưa vội tìm hiểu,Sau khi bà Thu Vân ra về, mẹ nàng xuống bếp nhìn nồi chè đậu ván đang sơi rồi nhìn Phương Thảo nói:
– Mẹ định bàn tính với dì Vân cho con đổi nghề. Làm cái nghề này mãi mẹ lo cho con quá!
Phương Thảo trìu mến nhìn vào đôi mắt sầu của bà Cẩm Thúy hỏi:
– Mẹ định cho con làm nghề gì?
Bà Cấm Thúy thong thả nói:
– Mấy hôm nay mẹ buồn, sang chơi nhà dì Thu Vân, và có nhờ dì Thu Vân tìm cho con một nghề gì thong thả một chút. Đành rằng sống phải cần tiền, nhưng để con chèo thuyền bán chè mãi trên sông mẹ không an lòng.
Phương Thảo trầm ngâm hỏi:
– Dì Vân giới thiệu cho con việc gì vậy?
Bà Cẩm Thúy nói như phân tách:
– Việc này mẹ cũng không thích, nhưng theo ý dì Vân thì sung sướng, giá trị, và kiếm được nhiều tiền hơn: Hiện nay có một gánh hát về thành phố, họ cần tuyển vũ nữ để biểu diễn trên sân khấu, mà sắc đẹp của con hiện nay nếu làm được việc đó thì có tương lai hơn là đi bán chè.
Phương Thảo cau mày nói:
– Nghề vũ nữ thì tương lai như thế nào?
– Con sẽ chọn được một người chồng, có địa vị trong xã hội.
Phương Thảo lắc đầu:
– Những người có địa vị xã hội chưa chắc đã thích có vợ làm vũ nữ.
Bà Cẩm Thúy thở dài:
– Mẹ cũng nghĩ như vậy, nhưng dì Vân của con thì lại nghĩ khác. Dì Vân cho là cuộc sống dần dần văn minh, tiến bộ, thì việc đờn ca, nhảv múa cũng dần dần được giới thường lưu ưa chuộng và giá trị của một vũ nữ cũng theo quan niệm mới được tăng lên.
Mẹ có cho ý nghĩ của dì Vân là đúng không?
– Mẹ là người của xã hội cũ tất nhiên không cùng với ý kiến của dì Vân, nhưng xét về thực trạng xã hội hiện nay thì lời nói của dì Vân có vẻ thực tế.
Ngay cả Đức Từ Cung (mẹ của nhà vua) thỉnh thoảng cũng truyền các ca nhi bên ngoài vào cung Diên Thọ hát hầu. Thế thì việc đờn ca múa hát mỗi thời một khác.
Phương Thảo ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Mẹ đã muốn, vậy thì con sẽ chiều theo ý mẹ.
Bà Cẩm Thúy nhìn con ái ngại:
– Mẹ nói như vậy, nhưng năm nay con đã lớn khôn rồi, mọi việc do con định liệu. Ngày mai dì Vân sẽ đến đây để đưa con đến gặp mặt ông chủ gánh hát.
Đúng như đã hẹn, hôm sau vừa rạng sáng, bà Thu Vân đã đến nhà Phương Thảo, có đem theo một cái xách tay và ăn mặc tề chỉnh.
Bà Cẩm Thúy gọi Phương Thảo:
– Dì Vân đã đến, con thay quần áo, ăn mặc tươm tất để đến nhà hát cho kịp giờ.
Phương Thảo bước ra chào bà Thu Vân. Bà Thu Vân trao cho Phương Thảo một bộ quần áo ở trong chiếc xách tay, và nói:
– Dì mướn tạm bộ quần áo này, cháu mặc thử xem sao?
Bà Cẩm Thúy xen vào:
– Dì Vân lo cho cháu chu đáo quá!
Bà Thu Vân nói:
– Tôi đưa cháu đến nhà hát, ở đó toàn là những người sang trọng chắng lẽ để cháu Phương Thảo ăn mặc tồi tàn coi sao được.
Thật vậy, Phương Thảo tuy có thân hình khá hấp dẫn, nhưng là một cô gái bán chè, ít ai để ý đến lối ăn mặc bề ngoài. Sự nghèo khó của mẹ con bà Cẩm Thúy, thể hiện rõ rệt qua lối ăn mặc hàng ngày của Phương Thảo.
Hôm nay Phương Thảo lộng lẫy trong bộ quần áo sang trọng, làm cho bà Cẩm Thúy mát lòng, tin tưởng vào tương lai nghề nghiệp của đứa con gái mình.
Phương Thảo theo bà Thu Vân ra đường, cảm giác như có một cái gì mới lạ trong tuổi xuân.
Hai dì cháu Phương Thảo dắt nhau đến khách sạn của đoàn hát đang trọ. Đây là một tòa nhà lớn, cũ kỹ nằm cạnh nhà ga.
Trời đã gần trưa, mà các hành lang vẫn trong bóng tối lờ mờ, không khi ngột ngạt khó thở.
Đi đến dãy hành lang, hai dì cháu Phương Thảo vào một căn phòng nhỏ, ở đó có ba vũ nữ và một người đệm đàn dương cầm, đang diễn tập trong ánh sáng chập choạng mà người ta thường thấy trên các sân khấu.
Chiếc đàn dương cầm kê ở góc cửa bên cạnh phòng vệ sinh, có lắp lớp kính mờ, còn phía bên kia căn phòng thấy lù lù một đống khăn trải giường bấn thỉu.
Người đệm đàn dương cầm là một ông già gầy đét, nhận phím theo trí nhớ, đôi mắt nhắm híp lại, hình như ông ta đang mơ tưởng một chuyện gì đó, hoặc đang ngái ngủ.
Ba cô vũ nữ, mặc một chiếc váy ngắn. Hợ ôm ngang lưng nhau, và khi tiếng đàn dương cầm vừa nổi lên thì cả ba cùng một loạt bước tới, đưa cao chân về phía trước, nhún sang phải, sang trái, có lúc họ dậm chân đều đều xuống nền nhà đánh nhịp.
Ông chủ gánh hát đợi dì cháu Phương Thảo ở phòng bên cạnh. Chắc hẳn ông đang theo dõi buổi diễn tập qua cánh cửa đã mở. Ông ngồi trên chiếc ghế bành đặt bên một chiếc giường có để cái khay đựng ly cà phê và đồ dùng điểm tâm.
Đó là một ông lão mập phệ, trau chuốt bên ngoài khá lịch sự, đầu chải bóng, mắt đeo kính trắng,môi mấp máy liên tục, để lộ hàm răng trắng như răng giả.
Ăn xong, ông lau miệng, nhìn Phương Thảo từ đầu đến chân, nói với giọng mệt nhọc.
– Đưa chân ra xem!
Bà Thu Vân vội nhắc Phương Thảo:
– Cháu đưa chân ra cho ông xem.
 Phương Thảo kéo chiếc váy lên cao, đưa chân ra trước mặt. Chân của Phương Thảo khá đẹp, dài thẳng, nhưng khác hơn các vũ nữ kia là đùi và mông nở nang và rắn chắc.
Ông chủ gánh hát vừa nhìn ngắm, vừa lắc đầu hỏi:
– Cô bao nhiêu tuổi rồi?
Không đợi Phương Thào nói, bà Thu Vân trả lời:
– Cháu vừa tròn mưới tám.
Ông chủ gánh hát không nói gì cả, đứng dậy mệt nhọc: đến chiếc máy hát đặt giữa đống vải vụn và các giấy tờ trên bàn, chọn một đĩa hát rồi mở máy.
Ông nhìn Phương Thảo bảo:
– Bây giờ cô cứ thử nhảy múa theo âm nhạc xem sao… cứ giữ váy như vậy.
Bà Thu Vân sợ Phương Thảo không làm được vội nói:
– Thưa ông, cháu tôi chưa được tập luyện lần nào.
Ông chủ gánh hát khoát tay ra hiệu cho bà Thu Vân đừng xen vào.
Phương Thảo kéo váy lên nhún nhảy theo điệu nhạc. Chính nàng cũng thấy mình nặng nề, di chuyển khó khăn, không ẻo lả như nhưng cô gái đang tập luyện ở phòng bên cạnh.
Ông chủ gánh hát bỗng tắt máy và trở về chiếc ghế bành, đưa tay chỉ ra cửa.
Bà Thu Vân toát mồ hôi, thấy sự thất bại của Phương Thảo, vội nói:
– Chẳng lẽ cháu tôi xinh đẹp như vậy mà không thích hợp với nghề này sao?
Ông chủ gánh hát vừa mò tay xuống giường tìm gói thuốc lá, vừa giảng giải:
– Cái đẹp của cháu bà có thể dùng vào việc khác, còn làm vũ nữ thì không thích hợp chút nào. Khán giả tôi không thích những cô vũ nữ cục mịch như vậy.
Tự ái đổ vào người Phương Thảo, nàng chưa bao giờ thấy lòng mình đau khổ như thế. Nước mắt rươm rướm chảy rồi nàng khóc òa lên, kéo bà Thu Vân đi nhanh ra đường.
Bà Thu Vân an ủi :
– Cháu đừng buồn! Không làm được việc này thì làm việc khác, sắc đẹp của cháu thiếu gì kẻ thèm thuồng.
Phương Thảo sụt sùi nói:
– Không phải cháu không làm được vũ nữ mà cháu buồn đâu! Đây là một việc sỉ nhục trong đời cháu.
Bà Thu Vân buồn bã nói:
– Trong đời còn rất nhiều cảnh đau khố, cháu sẽ gặp những trường hợp đắng cay hơn. Nhưng thôi, dì hứa sẽ tìm cho cháu một việc làm khác, thích hợp hơn.
Cơn buồn cúa Phương Thảo rồi cũng nguôi dần, và nàng tiếp tục trở lại công việc bán chè đậu ván trên mặt sông như cũ.
Rồi chiếc xe của Tràng Khanh mỗi sáng lại đưa đón Phương Thảo đi chợ Đông Ba. Có điều là sau khi không được tuyển vào làm vũ nữ ở đoàn hát, bà Cẩm Thúy trở về với cái lo lắng thường ngày đối với Phương Thảo, còn Phương Thảo thì bắt đầu nghi ngờ cái sắc đẹp của mình.
Trước đây do bạn bè ca tụng, nàng thấy vui và đôi lúc tự hào với thân hình nở nang và gợi cảm, nhưng nay người ta lại chê nàng là cục mịch thì cái nở nang, gợi cảm kia có còn làm cho nàng tự phụ được không?
Biết làm sao để thử thách được? Chỉ có thời gian và hoàn cảnh thực tế chứng minh mà thôi.
Từ chỗ thắc mắc trong tâm tư. Phương Thào muốn tìm hiểu anh chàng Tràng Khanh do đâu đã bỏ công đeo đuổi nàng mà chưa một lần tỏ ý. Còn người chủ của Tràng Khanh có thật vắng nhà để cho Tràng Khanh lợi dụng chiếc xe du lịch của gia đình ông đi “o gái không?
Tuy chưa hiểu gì về Tràng Khanh, nhưng trong thời gian qua có hai điều làm cho Phương Thảo thoải mái. Thứ nhất, chiếc xe của Tràng Khanh đã cho Phương Thảo hưởng những phút phong lưu trơng cuộc sống. Còn gì thú vị khi ngồi trên chiếc xe nhà êm lướt qua những cánh đồng, nhũng hàng cây, những dinh thự nguy nga lộng lẫy, những khu lăng tẩm của các bậc đế vương như một nừ hoàng đi du ngoạn.
Thứ hai, Tràng Khanh là một tài xế đã nuông chiều nàng với thói quen nuông chiều một bà chủ. Chàng lúc nào cũng tỏ vẻ đứng đắn, làm cho Phương Thảo dần dần cảm mến.
Để hiểu thêm về Tràng Khanh, một sáng Phương Thảo hỏi:
– Sao lâu qúa không thấy ông Vĩnh Đạt trở về? Còn anh cứ rãnh rang đưa rước tôi mãi thế này, làm cho bạn bè, dư luận nói anh là tình nhân của tôi.
Tràng Khanh tươi cưói nói:
– Ông Vĩnh Đạt mỗi lần đi Nam Vang cả tháng mới về. Đó là chuyện thường.
Còn bạn bè dư luận nói tôi là tình nhân của Phương Thảo thì Phương..Thảo nghĩ sao?..
Phương Thào lắc đầụ:
– Có bao giờ tôi hân hạnh được một tình nhân có xe nhà đưa đón! Thế thì suy nghĩ để làm gì?
Tràng Khanh nói:
– Tôi thì mong ước Phương Thảo có một diễm phúc như vậy :
Mơ màng một lúc, Phương Thảo hỏi Tràng Khanh có vẻ đột ngột.
– Chủ anh chưa về, anh dám đưa tôi đến xem biệt thự của ông Vĩnh Đạt không?
Tràng Khanh nói:
– Đó là điều tôi mong muốn, chỉ sợ Phương Thảo không đi.
Phương Thảo qưyết định:
– Được,anh cứ đưa tôi về đó.
– Ngay bây giờ?
– Phải! Nếu để bữa khác tôi sợ tôi đổi ý.
Tràng Khanh thấy trong tâm tư Phương Thảo có cái gì đó khác thường.
Chàng đang dò xét thì Phương Thảo đã giục:
– Sao? Anh không dám đưa tôi về đó chứ gì? Vậy thì anh cứ nói rõ có gì bất tiện?
Tràng Khanh lắc đầu?
– Không có gì trở ngại cả. Vợ chồng ông Vĩnh Đạt ra đi giao biệt thự cho tôi trông coi. Cô đầu bếp không còn nấu nướng gì đã về nhà cha mẹ chơi. Nếu Phưong Thảo không đi với tôi thì mỗi ngày tôi vẫn phải đem xe về cất ở nhà xe, và gác công.
Thấy Tràng Khanh nói với giọng thành thật, diễn tả ngôi biệt thự vàng người Phương Thảo cảm thấy ngại ngùng nói:
– Hay là tôi chẳng nên đến đó?
Tràng Khanh biết Phương Thảo lo sợ, vội trấn an:
– Không hề gì, chúng ta chỉ tham quan ngôi biệt thự rồi đi xem phim.
Phương Thảo lắc đầu:
– Tôi đâu có thì giờ la cà ở rạp chiếu bóng. Tôi còn phải lo nồi chè buổi tối chứ.
Tràng Khanh cười đùa:
– Thôi được rồi. Tôi không làm mất nồi chè của Cô gái sông Hương đâu.
Tôi sẽ đưa Phương Thảo về đúng lúc ạ
Vừa nói Tràng Khanh vừa mở cửa xe. Phương Thảo cố giữ vẻ tự nhìên bước lên xe, không để lộ cử chỉ gì sợ sệt.
Ngôi biệt thự của ông Vĩnh Đạt ở ngoại thành, nằm giữa các biệt thự khác rải rác trong một khu phố sầm uất. Mặt trước có lát gạch đỏ và đá trắng. Sân thượng và bao lơn trang bị nhiều loại cây cảnh quí như : mai xiêm, trúc quỳ, nguyệt quế…Ngoài vườn trồng những cây ăn trái có bóng mát…
Quang cảnh đó đập vào mắt Phương Thảo một cảnh trí huy hoàng tự do và thanh lịch. Bất giác thở dài, nghĩ đến sự tồi tàn của khu phố và căn nhà nàng đang ở.
Thấy Phương Thảo mặt buồn hiu khi vừa bước ra khỏi nhà xe, Tràng Khanh hỏi:
– Phương Thảo có gì bực mình?
Phương Thảo đáp qua nét mặt ưu tư:
– Tôi ân hận là đã bước chân đến một nơi quá là sang trọng.
Tràng Khanh hiểu ý, cười đùa:
– A! Phương Thảo lại tự ái trước hoàn cảnh nghèo khó của mình rồi! Ôi! Ở đời đâu phái ai sanh ra cũng đều là triệu phú cả? Ở đây toàn là những nhà triệu phú đó.
Thấy Phương Thảo yên lặng, Tràng Khanh mở cửa sổ trổ ra hàng giậu, rồi đưa nàng đi trên đường rải sỏi, hai bên có trồng cây cảnh, uốn theo nhiều loại hình tượng, cắt xén rất công phu.
Nàng vào biệt thự, qua một cánh cửa kính khá lớn. Ở đây là tiền phòng, một sân rộng thênh thang, lát đá hoa vạch đen trắng và bóng loáng như gương.
Đằng sau là phòng khách sáng trưng, các cửa sổ ở tầng một đều trổ ra đây.
Cuối phòng có chiếc cầu thang bằng mã não dẫn lên tầng trên.
Phương Thảo trở nên rụt rè trước tất cả những cái đã thấy tận mắt. Nàng bước qua phòng ăn. Phòng này nhỏ hơn phòng khách, có kê một chiếc bàn hình bầu dục, ghế và tủ búp phê bằng loại gỗ tốt màu sẫm bóng nhẵn. Tại căn phòng nhỏ tiếp theo có chỗ tường xây lớn vào, ở đó xếp các chai lọ và cà một quầy bọc kẽm đựng thức ăn…
Phương Thảo thấy mọi vật trong nhà này cái gì cũng quý giá. Nàng so sánh với cuộc sống nghèo khổ của xóm dân phu bên cạnh nhà nàng thì quả là một kiếp đọa đầy.
Trong lúc Phương Thảo trầm tư, suy nghĩ thì Tràng Khanh cố gắng kể cho nàng nghe cuộc sống đế vương của vợ chồng ông Vĩnh Đạt trong ngôì nhà này.
Tràng Khanh nói với giọng đầy tự hào tựa hồ sự sang trọng và giàu có này một phần do bàn tay anh tạo ra vậy.
Phương Thảo nghĩ thầm:
– Trước đây mình đã nhiều lần theo mẹ vào Đại Nội, thấy cảnh cung vàng điện ngọc của nhà vua nhưng đó là tài sản của quốc gia. Còn đây là một biệt thự của tư nhân, lối sang trọng này quả thật hiếm có.
Tràng Khanh muốn đưa Phương Thảo lên cầu thang để xem tầng lầu bên trên, Phương Thảo khoát tay nới:
– Đủ rồi! Bây giờ tôi muốn xem chỗ ở của anh.
Tràng Khanh không vui:
– Tôi đưa Phương Thảo đến đây để xem sự giàu sang của ngôi biệt thự này. Còn phòng ngủ của tôi có gì mà xem.
Phương Thảo cười khúc khích:
– Tôi đến đây cốt xem chỗ ở của anh đó
Tràng Khanh hóm hỉnh, nói:
– À! Tôi hiểu ý của Phương Thảo rồi. Người đẹp muốn biết tôi có thực là tài xế của ông Vĩnh Đạt không? Hãy theo tôi. Nơi ở của tôi bên cạnh nhà bếp kìa.
Tràng Khanh đưa Phương Thảo đến một cái phòng tối om, bên trong chỉ có một cái giường ngủ tồi tàn, và mấy cái móc áo.
Phương Thảo cười lớn:
– Đủ rồi!
– Chắc Phương Thảo không còn nghi ngờ tôì nữa?
Phương Thảo gật đầu:
– Ít ra tôi cũng hiểu được phần nào về cuộc sống và nghề nghiệp của anh, còn ý định của anh trong thời gian qua tôi chưa rõ lắm.
Thấy Phương Thảo đặt thẳng vấn đề liên hệ lâu nay, Tràng Khanh hơi lúng túng:
– Đã nhiều lần tôi định nói chuyện này với Phương Thảo nhưng chưa có dịp thuận tiện.
Phương Thảo nhìn nét mặt và nghe giọng nói của Tràng Khanh đã biết phần nào ý định của chàng, nên lặng lẽ quay lưng trở lại phòng khách.
Tràng Khanh bước theo, đi song song rồi đưa tay ôm vào lưng nàng. Phương Thảo nghe hơi thở hổn hển của Tràng Khanh bên tai, và một làn hơi ấm truyền vào người nàng.
Chàng lẩm bẩm:
– Phương Thảo, anh sẽ cùng em tạo hạnh phúc gia đình. Sự sang trọng trong ngôi biệt thự của ông Vĩnh Đạt, và giọng nói thiết tha mơn trớn của Tràng Khanh, Phương Thảo có cãm giác như mình là một chủ nhân đang sống trong cảnh huy hoàng bên một tình nhân chưa cưới. Nàng không chống chế, và xao xuyến tâm hồn trong từng nhịp bước Tràng Khanh không còn rụt rè nữa, ôm chặt nàng vào lòng đặt chiếc hôn đầu tiên lên môi cô gái.
Một cảm giác quay cuồng làm cho Phương Thảo mất thăng bằng. Nàng từ từ đẩy Tràng Khanh ra, nói:
– Theo lẽ em không nên đến đây…
Tràng Khanh âu yếm nhìn Phương Thảo:
– Em đừng sợ…Anh không có ý hủy hoại đời em. Đã từ lâu anh mơ ưóc có được một người vợ như em để xây dựng một tổ ấm gia đình…
Phương Thảo tiếp tục đi qua cầu thang và nói với Tràng Khanh:
– Hai mẹ con em sống trong nghèo khổ, còn anh là một tài xế của một nhà giàu, chưa có nhà cửa, cơ ngơi thì làm sao tính chuyện lứa đôi.
Tràng Khanh nắm chặt tay Phương Thảo:
– Miễn em không phụ tình anh là quý rồi! Còn chuyện xây dựng sự nghiệp là bổn phận anh phải lo.Nếu chưa có nơi ăn chốn ở anh sẽ đưa em về ở với anh trong căn phòng nhỏ này. Đây là căn phòng mà ông Vĩnh Đạt dành riêng cho tôi tớ trong nhà.
Phương Thảo mơ màng nói:
– Căn phòng đó nếu chịu khó lau chùi hàng ngày và sắp xếp đồ đạc lại cho ngăn nắp thì cũng ấm cúng đấy. Nhưng nó đâu phải là của anh…lỡ bà chủ xua đuổi thì sao?
Tràng Kanh thấy Phương Thảo bàn tính đến việc chung sống với nhau, mừng rỡ nói:
– Bà Vĩnh Đạt tuy khó tính, nhưng anh có tài chiều chuộng nên bà ta chưa bao giờ đối xử với anh thậm tệ.
Phương Thảo nói đùa:
– Anh có tài chiều chuộng thật! Nhưng bà chủ anh có đẹp không?
Tràng Khanh cau mày đáp:
– Bà Vĩnh Đạt gầy đét, chỉ trơ trúa qua lớp phấn son giả tạo. So với sắc đẹp của em thì như một mụ phù thủy với một nàng tiên.
Phương Thảo ngắt lời:
– Thôi thôi! Em không muốn anh trổ tài nịnh đầm như vậy. Hãy đưa em về kẻo mẹ em trông.
Tràng Khanh không giữ lại, đưa Phương Thảo ra cổng biệt thự rồi lại lấy xe đưa nàng về.
Khi gần đến nhà, Tràng Khanh đậu xe trước một quán ăn nới với Phương Thảo:
– Hãy vào đây ăn bún giò heo đã.
Hai người bước vào quán, lựa một bàn kín đáo nhất, và bắt đầu bằng hai ly nước ngọt.
Trong khi đó một đám thanh niên đang ngồi ở bàn bên cạnh đang ngà ngà say. Chúng nhìn Phương Thảo với cặp mắt chòng chọc, và lớn tiếng tán tụng bằng những giọng tục tĩu.
Tràng Khanh không nhịn được, vội xô ghế đứng dậy, đến bên đám thanh niên.
– Các anh muốn gì?
Một thanh niên nói giọng giả say:
– Chuyện chúng tôi muốn có liên quan gì đến anh?
Trang Khanh trợn mắt, hai tay hơi cong lại:
– Cô gái đó đi cùng với tôi, mọi lời lẽ xấc xược với cô gái đó đều có liên quan đến tôi…Hiểu chưa?
Một tên trong bọn có vẽ sợ hải, đáp:
– Hiểu rồi. Thôi được…hiểu rồi…
Những tên kia trố mắt nhìn Tràng Khanh với vẻ hằn học, nhưng không dám bạo động.
Một tên cố làm ra vẻ say mèm, rót một ly rượu đưa mời Tràng Khanh nói lảm nhảm:
– Xin mời đại huynh…
Tràng Khanh từ chối:
– Tôi không thích rượu này.
Tên say rượu gào to:
– Không thích uống rượu này à?…Không thích uống thì thôi, rượu thượng hảo hạng…ta uống vậy…
Dứt lời, anh cnàng say rượu uống cạn một hơi. Tràng Khanh liếc mắt nhìn bọn chúng rồi từ trở về chỗ cũ.
Phương Thảo thấy Tràng Khanh dũng cảm, tỏ lòng khâm phục, nhưng e sợ nói nhỏ:
– Anh nói chuyện với bọn chúng làm gì? Anh không biết ở đây chúng là bọn đầu trộm đuôi cướp sao?
Tràng Khanh chưa nguôi giận, nói:
– Cần dạy chúng một bài học để sau này chúng bỏ thói xấc láo.
Phương Thảo không muốn ngồi lâu trong bầu không khí ngột ngạt nên ăn vội bát bún giò heo, rồi nắm tay Tràng Khanh rời khỏi trước cặp mắt quái gở của những con ma men.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây