Thanh Gươm Công Lý

white noise for sleeping link
shopee-sale

Beyond this place (THANH GƯƠM CÔNG LÝ) kể về hành trình đi tìm công lý của chàng thanh niên Paul Mathry nhằm rửa sạch nỗi oan khuất cho cha mình – Rees Mathry – một người vô tội đã bị kết án chung thân khổ sai tại nhà tù Stoneheath (Ái Nhĩ Lan) vì tội giết người mà ông không hề phạm phải.

Trong THANH GƯƠM CÔNG LÝ cái khiến người ta phải ray rứt đó là liệu có nên đẩy một người vô tội – nhưng chẳng có cống hiến gì đặc biệt – vào tù để thế chỗ cho một con người đang tận tâm hiến mình cho việc săn sóc những người nghèo khổ, bệnh tật, dù chính con người tốt đẹp đó mới là kẻ phạm tội? Ray rứt hơn khi chứng kiến những kẻ là đại diện cho luật pháp lại tìm cách kiếm lợi trên những tội lỗi mà họ được giao trách nhiệm xét xử, và sẵn sàng hất bỏ những ai dám nói ngược, lật ngược lại những phán quyết và hành động được coi là đại diện cho công lý của họ.

Cái đẹp nhất trong toàn bộ câu chuyện này chính là niềm tin vào công lý thực sự, lòng can đảm của tuổi trẻ và tình yêu của đứa con với người cha, đã khiến chàng trai trẻ Paul Mathry dấn thân vào công việc tưởng chừng như bất khả thi: tìm lại những nhân chứng, vật chứng của một vụ án đã được xếp lại từ 15 năm trước để cứu cha ra khỏi nhà tù. Thời nào cũng vậy, niềm tin và lòng can đảm luôn có sức mạnh lan tỏa kết nối mọi người để công lý thực sự được hiện diện. Câu chuyện khởi đầu từ thành phố Belfast (Ái Nhĩ Lan) nửa đầu thế kỷ 20 này cũng có một sức mạnh như thế.

Tiểu thuyết Thanh gươm công lý xuất bản lần đầu tiên năm 1953 là một bản cáo trạng hùng hồn lên án guồng máy tư pháp của nước Anh vào thế kỷ XX. Đó là một bộ máy già nua lỗi thời, được dựng lên từ thời Trung cổ và tồn tại suốt bảy thế kỷ nay. Vì thế, tất nhiên nó mắc phải những sai lầm nghiêm trọng và không còn khả năng làm tròn chức năng đảm bảo công bằng tối thiểu về pháp lý theo kiểu tư sản cho mọi người dân.
 
Một nhược điểm cơ bản của nó là chế độ bồi thẩm đoàn, theo đó quyền biểu quyết có tội hay không có tội là thuộc về các bồi thẩm. (Đây cũng chính là cái dân chủ, công bằng giả hiệu của luật pháp tư sản). Vấn đề đặt ra là liệu các bồi thẩm có đủ khả năng và sáng suốt để làm nhiệm vụ của mình một cách vô tư và công bằng không? Thực tế cho thấy đa số các bồi thẩm thường thiếu kiến thức sâu sắc về tâm lý, thiếu trình độ hiểu biết về luật pháp, thậm chí thiếu cả khả năng suy luận vô tư. Do đó, phía có quyền buộc tội (công tố viện) dễ dàng gây ảnh hưởng với bồi thẩm đoàn bằng những lý luận thiên lệch hết sức tinh vi nhằm đạt mục đích ích kỷ cá nhân là thăng tiến trên đường công danh, bằng những ngôn từ hoa mỹ chủ tâm khích động nơi các bồi thẩm sự tức giận và lòng căm thù vô cùng bất lợi cho các bị cáo. Vốn coi nhẹ sinh mạng con người hơn quyền lợi riêng tư của mình, phía buộc tội vận dụng đủ mọi phương tiện và mánh khóe để áp đặt ý đồ của mình. Trong những điều kiện như thế, bồi thẩm đoán khó lòng biểu quyết trái ý phía buộc tội là một bản án tử hình cho bị cáo.
 
Vì thế, người ta không chút ngạc nhiên khi thấy tình trạng công lý bị vo tròn, bóp méo trong tay một số giới chức có thẩm quyền điều tra và buộc tội. Và cũng từ đó phát sinh biết bao bi kịch…

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com