Trong những năm gần đây, không ai đóng góp nhiều trong việc định hình lĩnh vực quản lý như Ikujiro Nonaka. Những công trình nghiên cứu của ông trong vòng hai thập kỷ qua đã có sức ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển lý thuyết cũng như thực hành quản lý.
Tốt nghiệp Đại học California (University of California – UC), Berkeley, Ikujiro Nonaka là Giáo sư xuất sắc Xerox tại Trường Kinh doanh Haas trong gần một thập kỷ qua. Tuy nhiên, tôi không dành sự khen ngợi cho người đồng nghiệp, người bạn lớn này chỉ vì chúng tôi cùng thuộc Đại học California, Berkeley, mà là vì sự thông thái sâu sắc trong lĩnh vực quản lý quá trình phát triển sản phẩm mới, cùng những nỗ lực của ông giúp chúng ta hiểu về vai trò của người lãnh đạo và quản lý cấp trung trong quá trình sáng tạo tri thức.
Đối với nhiều người trong chúng tôi, Ikujiro Nonaka đã trở thành một Peter Drucker mới, giúp chúng tôi có được sự hiểu biết trực giác sâu sắc về quản trị và có khả năng thấy được những khe hở và khuyết điểm của các lý thuyết hiện có, cũng như những xu hướng đang xuất hiện, ảnh hưởng tới bản chất và cách quản lý các tổ chức kinh doanh. Sau đây, với tư cách cá nhân, tôi xin chọn lọc và giới thiệu lịch sử của lĩnh vực quản lý tri thức, và nhận xét về những đóng góp của quan trọng của ông.
Sự xuất hiện của quản lý tri thức
Nếu cách đây 40 năm có người đứng tại Philadelphia này để nói chuyện với khán thính giả về quản lý tri thức, người đó sẽ nhận được những cái nhìn lạ lẫm. Để có sức lôi kéo, cuộc nói chuyện phải chuyển dần sang chủ đề về quản lý nghiên cứu và phát triển công nghiệp, vì đó là chuyên mục mà mọi người có thể nói về quá trình phát triển sản phẩm mới. Năm 1967, giáo sư Edwin Mansfield của trường Wharton đã dành 5 đến 10 năm cho chương trình nghiên cứu học thuật nghiêm túc sớm nhất với mục tiêu cải thiện sự hiểu biết về đổi mới công nghệ và bản chất của việc nghiên cứu doanh nghiệp công nghiệp tại Mỹ (Mansfield, 1968). Từ sau công trình nghiên cứu học thuật đó, đã có sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của những dự án nghiên cứu công nghiệp, các chi phí nguồn lực cần thiết ở “các giai đoạn” khác nhau của quá trình R&D, bản chất của những rủi ro kỹ thuật và thị trường khi đổi mới công nghệ, vai trò của các bằng sáng chế tạo ra những khả năng thay thế, chi phí của những giải pháp thay thế bằng sáng chế, và các nhân tố chi phối sự đa dạng của chi phí cho R&D bên trong các ngành. Khoảng năm 1980, đề tài nghiên cứu này có tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Nhiều nghiên cứu quan trọng về chuyển giao công nghệ quốc tế và tổ chức nghiên cứu toàn cầu đã được hoàn thành. Công trình này đã cho thấy vai trò của R&D từ nước ngoài lúc đó hầu như đã tiến tới thích nghi với các thị trường địa phương.
Tác phẩm của Mansfield vừa mang tính mô tả, vừa mang tính phân tích, nhưng hầu như không đề xuất ra giải pháp. Các học giả về kinh doanh và quản trị lúc đó vẫn bối rối với một số vấn đề như làm thế nào để đưa nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ra thị trường, quy mô tối ưu cho các hoạt động R&D, và tỷ lệ phát tán những công nghệ mới. Có rất ít hiểu biết về cách doanh nghiệp tạo ra tri thức, ngoài cách hiểu là chi nhiều tiền cho công tác R&D.
Thập kỷ 1980 và 1990 mang lại những thay đổi to lớn liên quan tới quá trình đổi mới (innovation: đổi mới, cách tân) cũng như bản chất và phạm vi của sự cạnh tranh mà các doanh nghiệp trong nước và đa quốc gia phải đối mặt. Sự thay đổi to lớn này đòi hỏi phải có những khuôn khổ khái niệm mới để hiểu về quá trình đổi mới. Quả thực, việc nghiên cứu quản lý R&D đã dần biến thành việc nghiên cứu về sáng tạo tri thức và quản lý tri thức. Tuy từ năm 1959 Peter Drucker đã bắt đầu nói về những “người lao động tri thức” (knowledge worker), còn Mansfield và những người khác lên danh sách những nhân viên có liên quan đến khoa học và công nghệ, nhưng phải rất lâu sau đó mọi người mới thấy được tầm quan trọng để đánh giá cao những nhân sự có kỹ năng và tài năng sáng tạo, và khai thác áp dụng vLà sách mới nhất của Joseph Eugene Stiglitz – giáo sư Đại học Columbia, nhà kinh tế học hàng đầu thế giới. Không chỉ mô tả lại quá trình “rơi tự do” của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ mùa thu 2008, tác giả còn thảo luận qua 10 chương trong sách này các nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tài chính và đợt suy thoái quy mô toàn cầu hiện nay, bàn về một trật tự kinh tế toàn cầu mới được thiết lập sau cuộc khủng hoảng và đề xuất các hành động cải cách cần thiết để phục hồi và phòng tránh sự lặp lại của khủng hoảng.
“Rơi tự do – Nước Mỹ, các thị trường tự do và sự suy sụp của nền kinh tế thế giới” đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Không đi sâu vào việc “truy tìm các thủ phạm gây ra khủng hoảng và quy trách nhiệm”, mà phân tích các nội dung có ý nghĩa sâu xa hơn: đó là các động cơ, các học thuyết kinh tế làm nền tảng cho tư duy, hành động và cách biện hộ của chính phủ Mỹ, các tổ chức quốc tế cũng như các thành phần khác tham gia vào nền kinh tế.ào quản lý sự đổi mới.
Source: dtv-ebook.com