Những Quả Trứng Định Mệnh

white noise for sleeping link
shopee-sale

Mikhail Afanasievitr Bulgacov (15/5/1891 – 10/3/1940) là một nhà văn có số phận – cuộc đời cũng như sáng tác – chìm nổi, nhiều khát vọng, đau khổ, vinh quang. Với những gì xảy ra trong hơn một thế kỉ từ khi ông sinh ra và hơn bảy mươi năm từ khi ông qua đời, có thể khẳng định rằng tên tuổi ông sẽ được lưu giữ lâu dài.

Xuất thân trong một gia đình trí thức thần học tại thành phố Kiev, nhà văn tương lai với tấm bằng Bác sĩ cứu người đã bị cuốn vào những sự kiện sôi động đẫm máu của cuộc Đại chiến Thế giới I, rồi Cách mạng Vô sản tháng Mười và Nội chiến. Khi tiếng súng lắng lại, từ cuối năm 1921, ông đến Moskva và sống ở đó tới cuối đời, hiến mình cho văn chương, nghệ thuật.

M. Bulgacov bắt đầu sự nghiệp bằng viết báo, sáng tác các tiểu phẩm, hoạt cảnh kịch. Tác phẩm lớn đầu tiên mang lại danh tiếng cho ông là tiểu thuyết Bạch vệ, sau được chuyển thành kịch bản Những ngày tháng của anh em Turbin mang đến một thành công vang dội. Tiếp sau đó là các truyện vừa Ổ quỷ, Những quả trứng định mệnh, Trái tim chó… cùng hàng loạt vở kịch, và cuối cùng là Tiểu thuyết sân khấu. Đặc biệt trong 12 năm cuối đời, ông đã viết nên kiệt tác bất hủ Nghệ nhân và Margarita.

Sáng tác của Bulgacov thường gây nhiều tranh cãi, nhiều vở kịch của ông bị cấm diễn, hàng mấy chục năm, cả khi ông còn sống và sau khi ông đã qua đời, tác phẩm của ông không được in một dòng nào. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ XX, chân lí nghệ thuật đã trở lại, và chiến thắng: tất cả các tác phẩm của ông được in, được hâm mộ, phần lớn tác phẩm chính được đưa lên sân khấu, màn ảnh, được dịch ra nhiều thứ tiếng, đưa lên mạng internet…

Những quả trứng định mệnh là một truyện giả tưởng mang tính ngụ ngôn xã hội, được viết từ năm 1924 nhưng đến nay vẫn giữ được giá trị đối với bạn đọc cùng lời cảnh báo của nó trước những nguy cơ mà sự vô học nông nổi trong khoa học – và cuộc sống nói chung – mang lại.

Nhân vật chính của tác phẩm là nhà Động vật học thiên tài Persicov, ông phát minh ra một tia sáng đỏ kì diệu có tác dụng kích thích sự phát triển và sinh sản của các loại sinh vật bậc thấp. Chưa được nghiên cứu và kiểm nghiệm, cái phát minh vĩ đại đó bị cưỡng chiếm vào tay những kẻ thừa nhiệt tình hành động nhưng vô học đã tạo nên tai họa khủng khiếp: làm sinh ra đội ngũ những đàn rắn và cá sấu khổng lồ tàn phá các làng mạc và thành phố, rùng rùng tiến về thủ đô mà không quân đội, vũ khí nào cản nổi. Sự nóng vội duy ý chí, bất chấp mọi tri thức khoa học và kinh nghiệm lịch sử, chỉ căn cứ đơn thuần vào các động cơ chính trị, xã hội và các quyền lợi cấp thời, là nguyên nhân đưa đất nước rơi vào thảm họa và giết chết thiên tài…

Bản in lần này được dịch giả đọc lại với một số sửa chữa nhỏ, chỉnh lại phiên âm, hi vọng nhận được sự quan tâm của bạn đọc.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com