Những Điều Huyền Bí Tiềm Ẩn

white noise for sleeping link
shopee-sale

Giả sử chúng ta có chìa khóa trong tay. Chúng ta không thề hiểu công dụng của chính cái chìa, hoặc không thể hình dung rằng kho báu vĩ đại có khả năng được phát hiện bởi chính sự trợ giúp của nó. Không có sự chỉ dẫn ẩn dấu nào trong khóa liên quan đến kho báu; chính ổ khóa bị khóa. Thậm chí nếu chúng ta phá nó hoặc chúng ta cắt nó thành nhiều mảnh, chúng ta chỉ có thể tìm ra thứ kim loại làm ra nó, chúng ta không thể tìm được bất kì điều gì về kho báu tiềm ẩn mà chìa có khả năng phát hiện. Bất kì khi nào mà khóa được bảo tồn trong thời gian dài thì nó chỉ có thể trở thành gánh nặng trong cuộc đời chúng ta.
Thậm chí ngày nay, trong cuộc sống có rất nhiều chìa có thể mở các ô cửa của các kho báu, nhưng thật không may, chúng ta không biết bất kì điều gì về những kho báu đó hoặc những chìa có thể mở. Khi chúng ta không biết về, hoặc là những kho báu, hoặc những chiếc khóa, vậy thì điều gì còn lại trong tay chúng ta không thể gọi là chìa. Nó chỉ có thể là chìa nếu nó mở được khóa. Thỉnh thoảng trong quá khứ, chìa tương tự cũng có thể khám phá ra các kho báu, nhưng bởi vì ngày nay không gì có thể được mở, chìa đã trở thành gánh nặng. Nhưng thậm chí như vậy, chúng ta cũng không cảm nhận giống như việc ném một cái gì đó đi.
Chìa đã để rơi rớt lại hương thơm trong tâm trí vô thức của con người. Có thể, bốn nghìn năm trước chìa đó đã mở những chiếc khóa, và những kho báu đã được tìm ra: hồi ức của tâm trí vô thức làm cho chúng ta mang gánh nặng của chìa đó trong thời nay. Tuy nhiên con người có thể bị thuyết phục quá nhiều về sự vô dụng của những chiếc chìa, nhưng chúng ta không đủ can đảm để vứt chúng đi. Ở một góc nào đó chưa được biết đến của trái tim, vẫn còn phảng phất hi vọng rằng, vào một ngày nào đó, khóa có thể được mở bởi chính nó.
Hãy lấy ví dụ, những ngôi đền… Không có giáo phái nào mà không xây dựng một cái gì đó như ngôi đền – chẳng thành vấn đề cho dù nó được gọi là masjid, hoặc nhà thờ, hoặc gurudwara. Ngày nay, để tìm hiểu một cái gì đó từ những giáo phái khác là điều có thể đối với chúng ta, nhưng có thời kì chúng ta thậm chí không biết về sự tồn tại của những giáo phái khác, cho nên không có cách nào để tìm hiểu giáo phái đó. Ngôi đền không phải là kết quả kì cục của sự tưởng tượng của con người kì quặc nào đó, nhưng rễ của nó đã ăn sâu đâu đó trong tâm thức của con người.
Con người có thể sống trong rừng sâu, hoặc trên núi cao, hoặc trong hang động, hoặc ở bờ sông – họ có thể đã sống ở bất kì đâu – nhưng dù ở bất kì đâu họ đã sống thì con người cũng đã xây dựng một cái gì đó giống với ngôi đền. Một cái gì đó là sản phẩm của tâm thức họ. Không có sự bắt chước mù quáng; họ không xây dựng bằng việc nhìn theo những ngôi đền khác. Cho nên tất cả những ngôi đền đều có hình dạng và kiểu dáng khác nhau, nhưng chúng vẫn luôn tồn tại.
Có rất nhiều sự khác biệt giữa ngôi đền và masjid, sự bố trí và quy hoạch là rất khác nhau, nhưng không có sự khác nhau về khát vọng của con người, hoặc sự thôi thúc mạnh mẽ bên trong. Con người có thể ở bất kì nơi đâu; họ không quen thuộc, không quen biết với những người khác, họ vẫn có thể mang hạt mầm tiềm tàng ở nơi nào đó trong tâm trí mình.
Một điều khác nữa cũng đáng chú ý, mặc dù hàng ngàn năm đã trôi qua và chúng ta không có manh mối nào về những chiếc khóa, hoặc những kho báu tiềm ẩn, chúng ta vẫn tiếp tục mang những chiếc chìa kì lạ như là bị bùa mê về kí ức mong manh nào đó. Mặc dù tất cả những cuộc tấn công vào điều này – lý trí cố phá hủy từ mọi hướng; cái gọi là trí tuệ hiện đại không chấp nhận điều đó – tâm hồn con người vẫn đánh giá cao hồi ức này và tiếp tục bị mê hoặc bởi nó. Cho nên chúng ta buộc phải nhớ rằng, mặc dù ngày nay con người không nhận biết về điều đó, một nơi nào đó trong vô thức vẫn có tiếng nói vọng lại với chúng ta rằng, một cái khóa nào đó đã được mở vào một ngày nào đó.
Tại sao điều này được lưu giữ trong vô thức? Bởi vì không ai trong chúng ta là người mới đối với thế giới này. Tất cả chúng ta đã được sinh ra nhiều lần, không có thời đại nào mà chúng ta không tồn tại. Bất kì điều gì mà chúng ta biết một cách tỉnh táo trong quá khứ thì ngày nay lại là vô thức, bị chôn vùi sâu trong chúng ta dưới hàng nghìn lớp như là sự vô thức. Nếu trong quá khứ chúng ta biết ý nghĩa, biết những bí mật sâu kín của ngôi đền và trải nghiệm sự cởi mở của một vài ô cửa bên trong, vậy thì ở một nơi nào đó trong sâu thẳm của vô thức, hồi ức vẫn còn ẩn mình kín đáo. Trí tuệ có thể chối bỏ hoàn toàn sự tồn tại của nó, nhưng trí tuệ không thể đạt tới chiều sâu, nơi mà hồi ức được giữ lại.
Cho nên bất chấp tất cả những cản trở này, bất chấp sự xuất hiện vô nghĩa của chúng theo mọi cách, đây là một cái gì đó vẫn còn dai dẳng không thể dời bỏ. Có thể nó có hình thái mới, nhưng nó vẫn tiếp tục. Đây là khả năng duy nhất có thể nếu chúng ta biết một cái gì đó như là hành trình vô hạn của sinh và tử – mặc dù ngày nay chúng ta có thể không còn nhớ về điều đó.
Ngoại trừ công dụng bên ngoài – như là phương tiện cho mục đích – mỗi một trong những thứ đó cũng có ý nghĩa và mục đích sâu sắc hơn.
Sự lôi cuốn phổ biến về việc tạo ra ngôi đền là điều cố hữu chỉ trong con người. Thú vật cũng tạo ra chỗ ở cho chúng, chim cũng xây tổ nhưng chúng không xây dựng những ngôi đền. Khi phân biệt con người với thú vật, một đặc điểm nổi bật là, con người là thú vật biết tạo ra ngôi đền; không có con vật nào tạo ra những ngôi đền. Để tạo ra một vài nơi trú ngụ cho chính mình là điều hoàn toàn tự nhiên, bởi vì điều đó được thực hiện bởi mọi loài vật. Chim muông và thú vật làm điều đó, thậm chí những con côn trùng nhỏ bé cũng làm điều đó, nhưng để xây dựng ngôi nhà linh thiêng thì lại là đặc điểm khác biệt của con người.
Nếu không có một vài nhận biết sâu sắc của con người về điều linh thiêng thì ngôi đền không thể được xây dựng. Thậm chí nếu sau đó sự nhận biết bị mất đi thì ngôi đền sẽ vẫn giữ nguyên; và chắc chắn rằng nó không thể được xây dựng mà không có sự trải nghiệm sâu sắc về điều linh thiêng.
Bạn làm nhà khách bởi vì những vị khách liên tục viếng thăm bạn. Nếu không có những vị khách thì bạn hẳn sẽ là không lãng phí tiền bạc vì ngôi nhà khách đó. Nhưng thậm chí, mặc dù bây giờ có thể không có khách thì ngôi nhà khách đó vẫn giữ nguyên.  Cho nên toàn bộ ý tưởng về việc xây dựng ngôi đền, hoặc điện thờ thần thánh phải được hình thành ở những thời điểm, khi mà thần thánh không chỉ là vấn đề tưởng tượng, mà là sự thực sống động đối với con người. Quá trình hiện thân quan trọng của thần thánh trên thế gian đòi hỏi sự cần thiết nơi chốn đặc biệt ở mọi nơi chốn trên trái đất, và chúng có thể được dùng như là nơi ở đặc biệt cho các vị đó. Để thu nhận bất kì điều gì phù hợp thì mọi sự thu xếp đầy đủ phải được chuẩn bị.
Điều đó có thể dược hiểu như thế này… có nhiều sóng vô tuyến xung quanh chúng ta, nhưng chúng không thể được thu nhận nếu không có thiết bị thu sóng. Ngày mai, nếu có chiến tranh thế giới thứ ba và nếu công nghệ bị hủy diệt, nhưng bằng cách nào đó thiết bị thu sóng vô tuyến vẫn may mắn được giữ nguyên, bạn hẳn là không muốn vứt nó đi.
Sau nhiều thế hệ trong gia đình bạn, nếu một người nào đó được yêu cầu sử dụng máy thu sóng, không thành viên nào trong gia đình bạn còn sống để có khả năng lặp lại. Có thể họ chỉ nói rằng cha ông họ, tổ tiên của họ cứ khăng khăng muốn nó được giữ gìn, cho nên họ tiếp tục giữ nó. Tổ tiên họ chưa bao giờ nói nó dùng để làm gì, họ không biết sử dụng nó cho nên đối với họ nó là vô dụng; thậm chí nếu máy thu đó bị tháo rời ra thì cũng không hiểu biết thêm được gì. Bằng việc cho máy thu sóng hoạt động, vậy thì có thể biết rằng một lần nào đó trong quá khứ, âm nhạc và tiếng nói có thể được nghe bởi nó. Máy thu sóng vô tuyến chỉ được dùng như trạm thu đối với một cái gì đó xuất hiện ở đâu đó, nó có thể thu được sóng vô tuyến và làm việc như phương tiện trung gian để biến sóng vô tuyến thành âm thanh nghe được.
Chính xác theo kiểu như vậy, các ngôi đền được sử dụng như thiết bị thu.
Mặc dù sự mộ đạo ở khắp nọi nơi và con người cũng có mặt ở khắp nọi nơi, chỉ trong một vài trường hợp riêng biệt bên trong chúng ta, chúng ta trở nên hòa hợp với sự mộ đạo đó. Cho nên các ngôi đền được sử dụng như những trung tâm thu nhận, chúng cho chúng ta cảm nhận về sự tồn tại của thần thánh, của lòng mộ đạo, của sự cao cả tâm linh. Toàn bộ sự sắp xếp trong ngôi đền được thúc đẩy bởi quan điểm cuối cùng này. Những dạng người khác nhau nghĩ về những kiểu bố trí khác nhau, nhưng điều đó không quan trọng lắm, điều đó không tạo ra khác biệt. Các nhà máy khác nhau sản xuất ra máy thu sóng vô tuyến với những hình dạng và kiểu dáng khác nhau, nhưng công dụng cuối cùng là như nhau.
Những ngôi đền ở Ấn Độ ần như được xây dựng từ một trong ba hoặc bốn kiểu; những ngôi đền khác là bản sao của những ngôi đền này. Những mái vòm của những ngôi đền này cơ bản dựa vào hình dạng của bầu trời. Có những mục đích quan trọng. Nếu tôi ngồi ngoài trời và lặp lại ‘Aum’ thì giọng của tôi sẽ bị mất đi, bởi vì cường độ giọng của cá nhân sẽ bị mất hút bởi không gian mở bao la. Tôi sẽ không có khả năng nghe âm điệu của tôi vọng lại – tất cả sự cầu nguyện của tôi bị mất hút vào bầu trời mênh mông.
Những mái vòm được xây dựng sao cho tiếng vọng của những lời cầu nguyện của chúng ta có thể vọng ngược trở lại chúng ta. Mái vòm chỉ nhỏ thôi, là nguyên mầu bán nguyệt của bầu trời. Nó có hình dạng giống như bầu trời chạm vào trái đất từ bốn phía. Bất kì lời cầu nguyện hay sự tụng kinh nào được tiến hành dưới vòm của nó sẽ không bị mất hút như là dưới bầu trời mênh mông bởi vì mái vòm sẽ phản xạ ngược lại tới người cầu nguyện. Mái vòm tròn hơn, nhẵn hơn thì càng dễ hơn cho âm thanh phản xạ, sự vọng âm của nó sẽ tăng lên theo cùng tỉ lệ.
Theo thời gian, thậm chí những tảng đá cũng được khám phá ra rằng nó cũng có thể làm tăng sự dội âm với mức độ không ngờ.
Có phòng cầu nguyện của phật tử ở động Ajanta, nơi mà những tảng đá dội âm với cùng cường độ của nhạc cụ Ấn Độ, tabla. Nếu chúng ta đ65p vào những tảng đá đó với cùng một lực như khi sử dụng để chơi đàn tabla thì chúng sẽ phát ra cùng một âm lượng. Những tảng đá bình thường được sử dụng để xây dựng vòm không có khả năng dội lại những âm thanh rất tinh tế nào đó, cho nên loại đá đặc biệt đã được sử dụng.
Mục đích đằng sau tất cả những điều này là gì?  Mục đích đó là, khi một người nào đó tụng kinh ‘Aum’ và điều đó được thực hiện với cường độ rất mạnh thì mái vòm của ngôi đền tạo ra sự vọng âm, tạo ra những vòng tròn âm câu tụng kinh hoặc của âm thanh. Vòm của ngôi đền, với tính tự nhiên của thiết kế, rất hữu ích cho việc tạo ra vòng tròn của tiếng vọng âm thanh. Vòng tròn âm thanh đó là duy nhất. Nếu ‘Aum’ được tụng dưới bầu trời rộng mở thì sẽ không có vòng tròm âm thanh nào được tạo ra, và bạn sẽ không bao giờ trải nghiệm được niềm vui đó.
Khi sự hình thành vòng tròn xuất hiện, bạn không giữ nguyên là người cầu nguyện khiêm nhường trước thần thánh, mà bạn trở thành người nhận – chính vì vậy mà có thể nói, sự cầu nguyện của người đó cũng được trả lời. Và với sự vọng âm đó, sự trải nghiệm điều linh thiêng bắt đầu vào bạn. Mặc dù âm thanh được tạo ra trong tụng kinh là của con người, khi nó được dội lại thì sự dội âm đó xuất hiện với vận tốc mới, và như là sự hấp thụ, như một tiềm năng khác được phát ra.
Những ngôi đền dạng vòm được sử dụng để tạo ra những vòng tròn âm thanh bằng việc tụng các câu thần chú. Nếu người tụng kinh ngồi một mình trong bình lặng và yên tĩnh tuyệt đối thì vòng tròn âm thanh sẽ nhanh cóng được tạo ra, ý nghĩ sẽ dừng. Về mặt này thì vòng tròn được tạo ra, về mặt khác thì ý nghĩ sẽ dừng. Như tôi thường nói, thậm chí vòng tròn năng lượng được tạo ra trong hoạt động dục giữa nam và nữ, và khi sự hình thành vòng tròn như vậy xuất hiện – đó là thời điểm hướng thẳng tới siêu tâm thức.
Hãy nhìn vào những bức tượng của Đức Phật và Mahavira ở Padmasan và Siddhasan. Những bức tượng đó chỉ ra những phương pháp của việc hình thành những vòng tròn như vậy. Khi chúng ta ngồi khoanh hai chân và hai tay đặt lên chân, sau đó toàn bộ cơ thể vận động như vòng tròn. Vậy thì thân điện không thể biến mất và dòng điện sẽ được tạo ra. Ngay khi dòng điện được tạo ra, con người sẽ trở nên vô nghĩ. Nếu chúng ta sử dụng ngôn ngữ của kĩ sự điện thì có thể nói rằng những ý nghĩ trong tâm trí là quá ồn ào bởi vì chúng ta không có dòng điện nội tại. Ngay khi dòng điện được tạo ra, năng lượng bên trong trở nên cân bằng và im lặng. Cho nên, việc tạo ra vòng tròn năng lượng với sự trợ giúp của các vòm của ngôi đền là một quá trình tuyệt vời, và đây chính là mục đích và ý nghĩa sâu sắc của nó.
Chúng ta nhìn thấy những cái chuông lớn và những cái chiêng lớn ở lối vào những ngôi đền, chúng được sử dụng cùng mục đích. Khi bạn tụng ‘Aum’, mặc dù có thể bạn thực hiện rất nhỏ và sự chú ý của bạn ở một nơi nào đó khác, nhưng âm thanh của chuông sẽ ngay lập tức mang sự chú ý của bạn quay trở lại vòng tròn âm thanh được tạo ra bởi sự rung động của chuông. Điều này giống như hòn đá bị ném xuống ao, nó tạo ra những gợn sóng nối tiếp nhau.
Trong những ngôi đền ở Tây Tạng, thay vì sử dụng chuông hoặc chiêng thì họ lại dùng chiếc thùng hình cái bát được làm bằng nhiều dạng kim loại, cà có một cậy gậy gỗ quay tròn bên trong. Cây gậy này quay trong chiếc thùng bảy lần, sau đó bất ngờ đánh vào vỏ thùng với tiếng kêu ‘bang’ rất lớn. Sự rung động tạo ra bên trong thùng đã tạo ra âm thanh giống như ‘mani padme hum’ – toàn bộ câu thần chú. Cái thùng dội lại âm thanh ‘Mani padme hum’ không phải một lần mà là bảy lần. Quay nhanh cây gậy bên trong thùng bảy lần, đánh vào thùng rồi lấy nó ra – sau đó bạn sẽ nghe âm thanh vọng lại của câu thần chú ‘Mani padme hum’ bảy lần. Mặc dù âm thanh sẽ yếu dần nhưng sẽ vẫn nghe được bảy lần.
Tương tự như vậy, trong ngôi đền mái vòm tạo ra trong chính bạn câu thần chú ‘Aum mani padme hum’, và nghe thấy: ngôi đền dội vọng lại. Mọi tế bào của cơ thể sẽ nhận được sự rung động và đáp lại với sự cộng hưởng sâu sắc hơn. Sau một vài khoảnh khắc bạn hoặc ngôi đền sẽ không có đó – chỉ còn lại những vòng tròn của năng lượng.
Nên nhớ rằng âm thanh là một dạng tinh tế của điện. Nhưng các hiền nhân Ấn Độ đi một bước xa hơn, họ nói rằng điện là một dạng của âm thanh, rằng âm thanh là cơ bản chứ không phải điện. Chính vì vậy mà họ gọi siêu bản thể là shabda-brahma – ‘âm thanh là sự thực tối thượng’.
Hiện nay, sự tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông và các nhà khoa học hiện đại gần như là tương tự, sự khác nhau giữa hai chỉ ở bước đầu tiên. Các nhà khoa học nói rằng điện là cơ sở, trong khi đó các hiền nhân nói rằng mật độ âm thanh tạo ra điện. Điều này có nghĩa rằng trong tương lai gần, khoa học sẽ phải nghiên cứu khía cạnh tuyệt đối của âm thanh.
Sự hiểu biết của hiền nhân bắt nguồn từ kinh nghiệm của âm thanh được tạo ra dưới mái vòm của ngôi đền. Khi âm thanh mãnh liệt ‘Aum’ được tạo ra trong ngôi đền bởi người mộ đạo, trong vòng vài phút người đó cảm nhận rằng chính mình hoặc ngôi đền không còn đó, mà chỉ còn điện được lưu giữ lại. Kết luận này không được đưa ra bởi bất kì phòng thí nghiệm nào – những người đưa ra tuyên bố không có phòng thí nghiệm, ngôi đền của họ được dùng như là phòng thí nghiệm duy nhất. Ở đó họ đã trải nghiệm rằng mặc dù họ bắt đầu với âm thanh nhưng những gì giữ lại cuối cùng lại là điện.
Hãy trải nghiệm sự biến đổi này của âm thanh được tạo ra bởi những ngôi đền mái vòm.
Khi những người phương Tây nhìn thấy những ngôi đền Ấn Độ đầu tiên, họ nghĩ chúng không hợp vệ sinh, có hại cho sức khỏe. Ý tưởng cơ bản nhất của những ngôi đền là không thể có nhiều cửa đi và cửa sổ. Chỉ có thể có một cửa, và nó cũng rất nhỏ. Ý tưởng ẩn sau điều này là để bảo đảm rằng vòng tròn âm thanh được tạo ra trong ngôi đền không bị tắc nghẽn. Cũng không có gì ngạc nhiên, những người phương Tây đó ra về với ấn tượng về những ngôi đền này rất cáu bẩn, tối tăm, dơ dáy, không khí trong lành không thể thâm nhập vào. Bằng việc so sánh thì thấy rằng những nhà thờ của họ rất thông thoáng, sạch sẽ, có nhiều cửa lớn và cửa sổ để ánh sáng, khí trời dễ dàng thâm nhập vào, và còn hợp vệ sinh nữa.

Mời các bạn đón đọc Những Điều Huyền Bí Tiềm Ẩn của tác giả Osho.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Source: dtv-ebook.com