Nhà thể dục YWCA ở đại lộ Hơnlinhtơn ở trong một phường tệ nhất thành phố. Nó có những người láng giềng nổi tiếng như nhà hát giao hưởng, nhà thờ Môdơ, trường đại học âm nhạc New England và trường đại học Nơritxtơn. Vậy đây là một chốn đầy rẫy những người say mê âm nhạc, những môn đệ của chủ nghĩa khoa học và nói chung là sinh viên. Tôi có có một niềm vui nho nhỏ nên để xe ở nhà. Tôi đi xe buýt từ quảng trường Havơt. Chỉ mất vừa đúng năm phút chờ đợi, đây thực sự là một điều kỳ diệu. Tôi trèo lên xe, túi xách thể thao cầm ở tay. Tôi đứng mà không chờ đợi điều gì khác.
Kritxti – đội trưởng và cũng là huấn luyện viên của chúng tôi đã ăn mặc chỉnh tề đang khởi động. Những người khác mới đến đang nhốn nháo. Trong phòng gửi quần áo, tôi gặp lại người to béo nhất đội mặc quần cộc thi đấu, áo may ô dài tay, bao che đầu gối, tất ngắn và giầy đánh quần vợt. Phòng gửi quần áo phô bày những bức tường màu xanh nhạt tương xứng với những chiếc tủ xộc xệch và những chiếc gương soi dành cho người lùn, bốc lên mùi mồ hôi, tất ngắn, ẩm mốc.
Tôi thay nhanh quần áo rồi đi gặp Kritxti. Sau khi làm nóng người, chúng tôi luyện những quả đập. Nhà thể dục dần đầy người, tôi đoán thế vì tiếng ồn ào.
Một hồi còi vang lên. Sau năm phút nữa, trận đấu bắt đầu. Đội của tôi tập hợp ở cuối nhà thể dục và Kritxti nói ngắn gọn với chúng tôi về những sự nguy hại của việc quá tự tin. Hôm nay đối thủ của chúng tôi đến từ ngoại ô phía Tây – một ngoại ô giàu có và từ lâu chúng tôi đinh ninh là sẽ thắng họ dễ dàng. Chúng tôi đã trông thấy họ chạy ra trước. Đồng ý, đó là một ý định trước nhưng nó tương ứng với sự nổi tiếng của những vùng ngoại ô giàu có, ở những người có tấm lòng sắt đá ở quảng trường trung tâm Cămbritdơ. Đội của họ tên là Những con bướm. Một cái tên không gợi được điều gì khiếp sợ cả. Còn chúng tôi là đội Oai Bớt. Cái tên này làm tôi luôn nghĩ tới những con chim trong lồng, nhưng theo tôi biết, trong số chúng tôi không có ai từng bị giam giữ cả.
…
Mời các bạn đón đọc Nhân Chứng Bảy Tuổi của tác giả Linda Barnes.
Nguồn: dtv-ebook.com