Người Lữ Hành Kỳ Dị

white noise for sleeping link
shopee-sale

Đọc lại “Người lữ hành kỳ dị” của Harold Robbins, thấy mình cũng kỳ dị chẳng kém. Cuốn truyện dày gần 900 trang, đã được đọc đi, đọc lại trong nhiều năm nay. Mỗi lần đọc lại phát hiện ra những thông điệp mới của cuốn
truyện. 
Kỳ lạ, cuốn truyện đầy ngập những xác chết, rất nhiều người chết, trai có, gái có, già có, trẻ có, đột tử có, phải nằm liệt trước khi chết có, chết bệnh có, mà tự tử cũng có nữa. Thế mà tuyệt nhiên không ở trang nào có chỗ cho sự bi quan.

Bao trùm cả cuốn truyện là sự phấn đấu liên tục, bền bỉ, kiên trì, dũng cảm, khôn ngoan và đầy mưu lược để chiến thắng số phận, giành và giữ lấy những thứ của mình. Càng kỳ lạ hơn, là chỉ đến hôm nay, mình lần đầu tiên chú ý tới triết lý sống rõ ràng ấy.

Mình đã từng yêu “Người lữ hành” vì nó là cuốn truyện đậm đặc màu sắc tâm lý, miêu tả tinh tế về mâu thuẫn nội tâm, để rồi lý giải đầy thuyết phục,
đầy tính người về bản năng, về đạo đức, về ranh giới thiện ác. 

Rồi về cái đẹp nữa chứ. Ca ngợi cái đẹp nhiều đến thế là cùng. 

Cuốn truyện sẽ khiến bạn phải đứng trước gương, phải nhìn ngắm bản thân kỹ hơn và cảm ơn tạo hóa nhiều hơn vì đã sinh ra bạn như bạn đang có. 

Đọc những dòng này, các bạn chớ có đi tìm mua “Người lữ hành”, vì cuốn truyện sẽ nhanh chóng làm bạn thất vọng, bởi rất nhiều lý do: nó quá dày,
văn phong của nó khá dài dòng, cốt truyện và nhân vật phức tạp, cách kể truyện không liền mạch, lối viết bất chấp thời gian, thậm chí luôn bỏ rơi nhân vật. 

Đừng vội đọc cuốn truyện, cho đến khi bạn có một bản lĩnh đủ kiên cường, một tâm lí đủ bình tĩnh và một trái tim đủ nhân hậu.
ANN

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com