Đây là bản in lần thứ ba được chờ đợi từ lâu về tuyển tập các bài viết của Chomsky về ngôn ngữ và ý thức. Sáu chương đầu, được công bố vào những năm 1960, tạo nền tảng cho lí thuyết ngôn ngữ. Lần in mới này bổ sung vào một chương nữa và một lời tựa mới, đưa cách tiếp cận có ảnh hưởng của Chomsky vào thế kỷ mới. Chương 1 – 6 trình bày công trình của Chomsky về bản chất và thụ đắc ngôn ngữ như là một hệ thống sinh học được thiên phú về di truyền (ngữ pháp phổ niệm), thông qua các quy tắc và nguyên tắc của nó chúng ta thụ đắc kiến thức nội hiện (I-language). Hơn 50 năm qua, khung lí thuyết này đã châm ngòi cho sự bùng nổ và nghiên cứu trong một phạm vị rộng lớn các ngôn ngữ, và đã thu được những vấn đề lí thuyết quan trọng. Chương cuối cùng trở lại những vấn đề chủ chốt, tổng quan lại cách tiếp cận “ngôn ngữ học sinh học” đã dẫn đường cho công trình của Chomsky từ những khởi nguồn của nó cho đến nay, đưa ra một số thách thức mới gây phấn khích cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức.
NOAM CHOMSKY là Giáo sư Ngôn ngữ học ở Viện Công nghệ Massachusetts. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách : Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức (New Horizons in the Studies of Language and Minds) (Cambridge University Press, 2000) và Về tự nhiên và ngôn ngữ (On Nature and Language) (Cambridge University Press, 2002).
Noam Chomsky được The New York Times bình chọn là tri thức gia quan trọng nhất hiện đang còn sống. Ông đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới về ngôn ngữ và theo ông, ngôn ngữ chính là một chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa đi tới bản chất con người. Ông không chỉ là một nhà ngôn ngữ học mà còn là một nhà phê bình chính trị, sử gia, triết gia đồng thời dấn thân vào hoạt động xã hội một cách chừng mực.
Bài phỏng vấn dưới đây được thực hiện bởi Wiktor Osiatynski vào năm 1984 về chủ đề Ngôn ngữ và Văn hóa. BookHunter xin giới thiệu với bạn đọc để chúng ta hiểu rõ thêm góc nhìn của Noam Chomsky về bản chất con người thông qua ngôn ngữ học.
Nguồn: dtv-ebook.com