Mỹ Thuật Và Nghệ Sĩ

white noise for sleeping link
shopee-sale

LỜI NÓI ĐẦU

Mỹ thuật là một trong những nhu cầu chủ yếu của con người. Sau đó ăn để sống, cái mặc và chỗ ở để chống với sự bất thường của thời tiết, thủ sự biểu hiện tư tưởng để con người hiểu biết nhau là rất cần trong đời sống xã hội. Nghệ thuật tạo hình, cũng như tiếng nói, là một phương tiện biểu thị tư tưởng của con người sống tập đoàn trên quả đất. Hình ảnh vẽ hay tạc là tiếng nói chung của con người. Biết rõ được sự diễn biến mỹ thuật qua các thời đại là ta biết được phần quan trọng của văn hóa con người. Nhưng mỹ thuật thì “thiên hình vạn trạng”; lịch sử mỹ thuật cũng như lịch sử văn hóa nói chung, rất phong phú và cũng rất bao la, phi người trong chuyên môn, ít ai chịu khó đọc những quyền sử mỹ thuật thế giới; dù nhiều người cũng muốn biết được cái hay của một pho tượng, cái đẹp của một bức tranh; bởi vì những sách viết về mỹ thuật lại thường nhằm đối tượng là nhà chuyên môn hay là nhà nghiên cứu, cho nên tác giả những loại sách ấy thường dùng danh từ chuyên môn khó hiểu đối với đa số người đọc. Hơn nữa, nhiều người biết về mỹ thuật lại “bí hiểm hóa” vấn đề làm cho người không ở trong chuyên môn càng khó hiểu…

Để đóng góp vào việc phổ biến một mặt quan trọng của văn hóa nhân loại và giúp độc giả thưởng thức những sáng tạo kỳ thú của trí tuệ con người, chúng tôi cố gắng trình bày trong sách “Mỹ Thuật và Nghệ Sĩ” này từng vấn đề một, những gì nổi bật của mỹ thuật thế giới, từ xưa đến nay, một cách ngắn gọn, ít dùng danh từ chuyên môn để mọi người dễ hiểu.

Khi đề cập đến một nghệ sĩ quan trọng, thì chúng tôi phân tích tương đối kỹ quá trình hình thành một tài năng, cho thấy chí kiên nhẫn của nhân vật ấy để đạt đến mục đích của mình. Cũng có những nghệ sĩ danh tiếng nhờ sự khéo quảng cáo của nhà buôn tranh hay là những nhà văn có cảm tình với nghệ sĩ, nhưng thực sự tài nghệ của những người này không có gì nổi bật, ảnh hưởng đến sự phát triển nền mỹ thuật, những trường hợp ấy chúng tôi chỉ nói phớt qua, vì danh tiếng không phải bao giờ cũng đi đôi với thực tài.

Thiên tài nghệ thuật của một thời đại là kết tinh cái thiện mỹ của thời đại ấy; muốn hiểu được nghệ thuật của một thiên tài thì phải biết qua hoàn cảnh tạo ra thiên tài ấy. Nhà nghệ sĩ sáng tạo một tác phẩm trong một thời đại nhất định, chịu ảnh hưởng của phong thổ, tín ngưỡng, sinh hoạt của dân tộc mình, không rõ những nguồn ảnh hưởng ấy tác động đến nội dung, phong cách của tác phẩm, thì ta không hiểu hết ý nghĩa của tác phẩm ấy. Nghệ thuật của một thời đại, cũng như y phục, bao giờ cũng mang thị hiếu, cái “mốt” của thời đại ấy. Ta phải theo thị hiếu, theo cái “mốt” nào để nhận xét những cái “mốt” khác?! Bởi vậy nếu ta không có chỗ đứng vững chắc để nhận xét một nhân vật hay một tác phẩm thì dễ sai lệch. Chỗ đứng mà bất cứ thời gian hay không gian nào cũng vững vàng là thiên nhiên và thực tế xã hội. Dựa vào thiên nhiên và thực tế xã hội ta mới tránh được thành kiến của trường phái, thị hiếu nhất thời Một cái “mốt” hay một thị hiếu thì có thể lỗi thời, chớ thiên nhiên thì không bao giờ lỗi thời.

Hiểu được quan niệm và tư tưởng của các dân tộc xuyên qua phản ảnh của những nghệ sĩ, ta học tập được bao nhiêu cái hay khác, tầm mắt ta như mở rộng ra; ta tránh khỏi những ý kiến hẹp hòi, thiển cận, con người chúng ta như lớn lên. Trong xã hội văn minh, mỹ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu, và tác động đến sự phát triển sản xuất làm cho đời sống vật chất ngày thêm phong phú, đẹp đẽ.

Nhiều nhà biết sử mỹ thuật thường phân biệt ranh giới mỹ thuật và mỹ nghệ. Theo chúng tôi ranh giới mỹ thuật và mỹ nghệ không cứng ngắc như người ta tưởng, nhiều món gọi là “tác phẩm mỹ thuật” như của nhiều trường phải “tân kỳ” thật sự không đáng một xu, vì không có gì là mỹ thuật, còn có những món gọi là “mỹ nghệ phẩm” như nhiều bình gốm cổ Peru chẳng hạn, có một trình độ sáng tạo hình dạng, hình nhân vật rất mỹ thuật, thì món nào là mỹ thuật, món nào là mỹ nghệ?! Bởi vậy có khi trong sách, chúng tôi nhấn mạnh một tác phẩm người ta khép vào loại “đồ mỹ nghệ”, và không nói đến những cái gọi là tranh là tượng mỹ thuật của một “nghệ sĩ” trường phái “tân kỳ” danh tiếng, nhưng không ra hình gì ở thế giới này, thì chúng tôi để dành cho “thế giới bên kia” nhận xét.

Trong sách chúng tôi đề cập đến từng sự việc dường như rời rạc, nhưng khi đọc xong, người đọc nắm được đại thể lịch sử mỹ thuật thế giới. Tất nhiên trong phạm vi một quyển sách có giới hạn, chúng tôi không thể nói hết về mỹ thuật từng dân tộc sống trên địa cầu, mặc dù những biểu hiện bề mỹ thuật của mỗi dân tộc lớn hay nhỏ, cũng có những đặc điểm lý thú.

Trong sách này có trích một số bài chúng tôi biết cho các tạp chí hay sách đã xuất bản trước đây, những bài ấy đã được chúng tôi bổ sung và sửa chữa cho hợp với nội dung sách này.

Trong lần tái bản này, chúng tôi cũng bổ túc một số hình mỹ thuật và sắp xếp lại các hình ảnh vào các trang để độc giả tiện tham khảo.

Viết về một vấn đề rộng lớn là “Mỹ Thuật và Nghệ Sĩ” thì không làm sao khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự chỉ giáo của các bạn đọc để sau này chúng tôi làm tốt hơn.

NGUYỄN PHI HOANH

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com