Lịch sử Việt Nam: Từ Hồng Bàng đến hậu Trần

white noise for sleeping link
shopee-sale

Dân-tộc Việt-nam phát tích từ thượng-cổ ở miền Thiệu-hưng, phía bắc sông Triết-giang bên Tàu, gọi là giống « Việt » cũng gọi là Âu-Việt hay là Lạc-Việt tùy theo từng chi, do dòng Doãn-Thường, Câu-Tiễn truyền ngôi làm vua.

Về đời nhà Chu, cuối thế kỷ thứ IX trước Gia-tô, nước Sở ở khoảng Hồ-nam Hồ-bắc đem quân sang phục được miền Thiệu-hưng gọi là đất « Dương-Việt » 1, (vì là đất của giống « Việt » mà ở về phương mặt giời mọc).

Vua nước Sở là Đế-Minh, cháu ba đời vua Viêm-đế tục gọi Thần-Nông, phong hầu cho con thứ là Lộc-Tục ra giữ đất Dương-việt, gồm thêm đất Kinh-châu của Sở.

Lộc-Tục lấy chữ đầu của hai tên đất Kinh-châu và Dương-việt mà đặt hiệu là « Kinh-Dương Hầu ».

Lộc-Tục thấy Dương-việt đất rộng người thưa, bèn di dân từ Kinh-châu qua Dương-việt, tổ-chức một Xã-hội Phong-kiến 2, khuyên dân phá rừng vỡ ruộng. Chả bao lâu Dương-việt trở nên cường-thịnh. Rồi nhân có sự hiềm-khích giữa Sở cùng Việt, Lộc-Tục không chịu phụ thuộc vào Sở nữa, tách Lương-việt ra làm một nước độc-lập, gọi là Xích-Qủy, tự xưng Kinh-Dương-Vương.

Kinh-Dương-Vương lấy con gái Động-đình-Quân là Long-Thần, tức Long-thượng-Ngàn, họ Hồng-Bàng sinh ra Sùng-Lãm, lên nối ngôi làm vua, tức Lạc-Long-Quân 3, mở ra đời Hùng-Vương ở nước Văn-Lang.

Mời các bạn đón đọc Lịch sử Việt Nam: Từ Hồng Bàng đến hậu Trần của tác giả Phan Xuân Hòa.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com