Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê

white noise for sleeping link
shopee-sale

Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tây phương nói chung và các nhà nghiên cứu Trung Hoa nói riêng đều khẳng định đây là một công trình hiếm thấy trên thế giới.

Ở ta trước Cách Mạng Tháng Tám, Kinh Dịch đã được nhà nước đưa vào khoa trường, nó đã trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho.

Lần này nhà xuất bản Văn Học trân trọng giới thiệu với độc giả bản Kinh Dịch do Nguyễn Hiến Lê nghiên cứu và chú dịch.

Trong tất cả những bản Kinh Dịch chúng tôi có trong tay, từ bản Kinh Dịch khá phổ biến của Ngô Tất Tố đến bản của Phan Bội Châu, của Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Trinh… chúng tôi chọn bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê.

Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua đó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.

Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú, sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học. Về mặt nào đó, Nguyễn Hiến Lê lí giải khá thành công Kinh Dịch không thuần tuý là sách bói toán.

Nó là một công trình khoa học đầy những ẩn số. Nhiều nhà bác học đang lần tìm ra những ẩn số ấy.

Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc và tài năng, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học thể hiện sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm, một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời. Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng đầy trân trọng trong người đọc trong và ngoài nước.

Được sự giúp đỡ của nhà nghiên cứu, giảng dạy Nguyễn Q. Thắng và cụ Nguyễn Xuân Tảo nguyên biên tập viên Hán Nôm của nhà xuất bản Văn Học, chúng tôi trân trọng giới thiệu bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê với độc giả.

Vì dịch giả đã mất, việc sửa chữa theo ý của nhà xuất bản thật khó khăn. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, với một người như Nguyễn Hiến Lê, dù luôn luôn tách mình ra khỏi thời cuộc, đứng ở một tầm cao khác mà nhận định, bình phẩm khách quan, nhưng chúng tôi tin rằng bất cứ công trình khoa học, dịch thuật, nghiên cứu nào cũng không thể tránh khỏi chủ quan, và khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của bạn đọc để lần in sau được tốt hơn.
Nhà xuất bản Văn Học.
Tiểu sử học giả Nguyễn Hiến Lê (1912-1984):

Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh ngày 8-1-1912, quê làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội).

Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, thuở nhỏ học tại trường Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao đẳng Công chánh Hà Nội. Năm 1934 tốt nghiệp, làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên có điều kiện hiểu biết về đất nước và con người ở các địa phương thuộc khu vực này. Sau cách mạng Tháng Tám, ông bỏ đời sống công chức, đi dạy học ở Long Xuyên. Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và sống bằng ngòi bút.

Những năm trước 1975 tại Sài Gòn, Nguyễn Hiến Lê là một trong vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuật. Trong đời cầm bút của mình trước khi mất, ông đã xuất bản được đúng 100 bộ sách, về nhiều lĩnh vực: Văn học, Ngôn ngữ học, Triết học, Tiểu luận phê bình, Giáo dục, Gương danh nhân, Du kí, dịch tiểu thuyết… Do thành quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được nhiều người trân trọng. Những năm 60, 70 chính quyền Sài Gòn đã tặng ông “Giải thưởng văn chương toàn quốc”, “Giải tuyên dương sự nghiệp văn học”, với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông đã công khai từ chối với lí do “dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh” và bản thân tác giả không hề dự giải.

Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hóa Việt Nam. Năm 1980 ông về ẩn cư ở Long Xuyên, rồi bệnh mất ngày 22-12-1984 tại Sài Gòn, hỏa thiêu ở Thủ Đức, hưởng thọ 72 tuổi.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông:

Lịch sử thế giới,
Đông Kinh nghĩa thục,
Bán đảo Ả Rập,
Văn minh Ả rập,
Sử Trung Quốc,
Lịch sử văn minh Trung Quốc,
Nguồn gốc văn minh…
Đại cương văn học sử Trung Quốc,
Văn học hiện đại Trung Quốc,
Cổ văn Trung Quốc,
Hương sắc trong vườn văn,
Luyện văn,
Sử ký Tư Mã Thiên,
Chiến Quốc sách,
Tô Đông Pha,
Đại cương Triết học Trung Quốc,
Mạnh Tử,
Liệt Tử và Dương Tử,
Nhà giáo họ Khổng,
Để hiểu văn phạm,
Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam,
Gương danh nhân,
Gương hy sinh,
Gương kiên nhẫn,
Ý chí sắt đá,
Gương phụ nữ,
Những cuộc đời ngoại hạng,
Tìm hiểu con chúng ta,
Thế hệ ngày mai…
Săn Sóc Cho Con Em

Kể từ năm 1975 đến năm mất (1984) ông viết thêm được trên 20 tác phẩm dài hơi (phần lớn về Trung Quốc học) như:

Mặc học,
Hàn Phi Tử,
Trang Tử,
Kinh Dịch – Đạo của người quân tử,
Hồi Ký…
Tuân Tử,
Gogol,
Chekhov,
Và một tác phẩm lớn về Sử Trung Quốc.

(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam – NXB KHXH)

Mời các bạn đón đọc Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com