Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, nhiều người lầm tưởng đây là một sao bản của kiến trúc Trung Hoa tuy nhiên chính kiến trúc Việt Nam mới ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Trung Hoa có thể nói kết cấu mái cong, ngói âm dương (Ngói lưu ly) là sáng tạo của người Việt cổ. Ở Kiến trúc cổ Việt Nam ngoài kết cấu đấu-củng truyền thống thì người Việt đã biến tấu sáng tạo thêm dùng bảy/kẻ “tàu đao lá mái” để cấu tạo mái cong, sáng tạo thêm nhiều loại ngói. Trong khi đó dễ thấy rằng Hai nước Hoa và Nhật này khá tương đồng nhau vì chỉ dùng mỗi phương pháp “chồng đấu tiếp rui”. Sự phong phú này của Việt Nam minh chứng cho cái gốc rễ của kiến trúc Á Đông tuy nhiên qua nhiều giai đoạn lịch sử xâm chiếm của phương Bắc chúng ta đã bị sáp nhập và tước đoạt hình ảnh văn hóa và theo đó với chủ nghĩa nước lớn người ta thường cho rằng kiến trúc Việt Nam là bản sao của kiến trúc Trung Hoa.
Trong trường kỳ lịch sử, cha ông chúng ta có rất ít thời gian yên ổn chẳng những phải liên tục chống đủ mọi thiên tai còn phải thường xuyên chống ngoại xâm thế nhưng ngay trong quá trình chống thiên tai dịch họa đã phải tranh thủ làm văn hóa, chắt chiu từng khoảng thời gian hòa bình ổn định ngắn ngủi để dựng nước. Chính trong hoàn cảnh sống chồng chất khó khăn ấy, mọi người càng quý cái đẹp cho đời và phú cho mọi đồ vật thường ngày một giá trị thẩm mỹ để cùng với giá trị thực dụng giành được sự nâng niu của mọi người thuộc mọi thế hệ. Chính nhờ đấy mà ngày nay chúng ta có một kho tàng mỹ thuật truyền thống đặc sắc và khá phong phú.
Để cung cấp cho bạn đọc một tài liệu tham khảo hữu ích về nền kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật đã cho ấn hành cuốn sách Kiến Trúc Dân Gian Truyền Thống Việt Nam của tác giả Chu Quang Trứ. Cuốn sách gồm những tư liệu do tác giả thu thập được qua những chuyến điền dã và qua sự tham khảo một số sách báo cáo của các bạn đồng nghiệp lưu trong phòng tư liệu – Viện Mỹ thuật; đặc biệt là tiếp nhận được nhiều thông tin quý báu của các kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu kiến trúc đưa ra trong những công trình khoa học đã công bố dưới các dạng sách chuyên khảo hoặc bài trong tạp chí. Sách được chia làm bốn chương với các chủ đề sau: Lập ấp, dựng làng và việc xây dựng trong từng gia đình; Nhà cửa của bình dân Việt Nam; Những kiến trúc có tính dân gian; Những giá trị của kiến trúc dân gian truyền thống.
Nguồn: dtv-ebook.com