Hoa Súng Đen

white noise for sleeping link
shopee-sale

Với văn phong nhã nhặn, từ tốn mà lãng mạn đậm chất Pháp, Michel Bussi đã “thôi miên” độc giả bằng những vụ án quanh co, ẩn chứa trong đó là bí mật sẽ được tiết lộ vào phút chót. (Thụy Oanh)

“Ba người phụ nữ sống trong một ngôi làng. Người thứ nhất độc ác, người thứ hai dối trá, người thứ ba ích kỷ. Tuy nhiên họ có cùng một điểm chung, một bí mật, đại loại thế: cả ba đều mong ước ra đi… Mười ba ngày trôi qua như một dấu ngoặc đơn trong cuộc đời họ…Mở ngoặc là một vụ giết người, vào ngày đầu tiên, và đóng ngoặc là một vụ giết người khác, vào ngày cuối cùng…”

Bạn có mê trường phái Ấn tượng? Bạn có biết danh họa Monet? Bạn có biết một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của ông? Chính là từ khu vườn ao nổi tiếng – những bức tranh hoa súng nổi tiếng của Monet đều được vẽ từ khu vườn này. Và khu vườn với ngôi làng Giverny đã là bối cảnh cho tiểu thuyết trinh thám ly kì của Michel Bussi. Trong mười ba ngày, hàng loạt vụ giết người khuấy động cảnh tĩnh mịch của Giverny. Mọi thứ liên quan tới ba người phụ nữ, cùng những lời đồn thổi về một kiệt tác hội họa bị đánh cắp.

Với Hoa súng đen, Michel Bussi càng khẳng định biệt tài dẫn dắt – ông đã hòa quyện thực và ảo một cách điêu luyện, khiến độc giả cuốn đi, mê say tới tận trang cuối.

“Một cuốn tiểu thuyết trinh thám tuyệt vời của bậc thầy ấn tượng.”

Cảm nhận:
“Cuốn sách làm mình phát điên, phát hờn, tại sao lại có thể như thế. Một cái kết không thể khó chịu hơn. Hết một cuộc đời, gần 80 năm sống bên cạnh người mình không yêu, một kẻ tiểu nhân.

Tội ác, trừng phạt, ở đâu? Tại sao bà ấy sống được như thế hả trời!

Cuốn sách duy nhất mình đánh dấu 1*, không phải vì nó quá tệ mà vì nó quá xuất sắc, xuất sắc đến mức đau tim, logic đến mức không muốn chối cãi, 1* vì không muốn chấp nhận điều đó.” – Huongta –

Review:
“Tiểu thuyết Hoa súng đen sẽ đem độc giả đến ngôi làng Giverny xinh đẹp của vùng Normandie, miền Nam nước Pháp. Đây là nơi danh họa Claude Monet dành rất nhiều tâm huyết để xây dựng khu “Vườn ao” nổi tiếng và cho ra đời hàng loạt kiệt tác vẽ hoa súng. Ở ngôi làng tuyệt diệu và thanh bình này đã xảy ra một vụ án mạng. Dường như cái chết cuả kẻ xấu số có liên quan đến bức tranh “Hoa súng đen” bị đánh cắp cuả Monet.

Nạn nhân là Jérôme Morval, một người đàn ông ngoài 40 tuổi: trăng hoa, giàu có, dối trá và lắm mưu mô. Nghề nghiệp chính của hắn là bác sĩ nhãn khoa, không những thế Jérôme còn tham gia mua bán các bức tranh cổ và luôn khao khát có bức vẽ hoa súng của Monet. Một con người như vậy có quá nhiều lý do để bị giết: một vụ án mạng vì tình, vì tiền, hay vì chính bức tranh mà nạn nhân hằng khao khát.

Thanh tra Laurenç Sérénac và cộng sự là Sylvio Bénavides lao vào điều tra để tìm nhanh chóng tìm ra hung thủ, từ những manh mối nhỏ nhất tìm thấy ở hiện trường như: tấm thiếp chúc mừng sinh nhật đã ngả màu, vài ba dấu giày để lại trên bùn nhão. Nhưng hành trình tìm ra hung thủ thật không dễ dàng. Tất cả các manh mối đều đi vào ngõ cụt.

Những đối tượng tình nghi đều có bằng chứng ngoại phạm. Vào giờ phút quyết định để vạch mặt kẻ thủ ác, thanh tra Sérénac lại vướng vào lưới tình với cô giáo Stéphanie xinh đẹp, người phụ nữ có đôi mắt ánh tím u buồn như những bông hoa súng trong ao của Monet? Liệu tội ác có được đưa ra ánh sáng? Hay tất cả những bí mật sẽ ngủ yên cùng ngôi làng cổ kính.

Mấu chốt cho sự thành công của một tiểu thuyết trinh thám nằm ở việc tác giả có biết cách khơi gợi trí tò mò của người đọc và dẫn dụ họ đi tìn hung thủ hay không? Ở Hoa súng đen, Michel Bussi đã làm rất tốt điều này. Mở đầu cuốn tiểu thuyết ông không đi thẳng vào vụ án mạng. Nhà văn Pháp bắt đầu câu chuyện bằng việc giới thiệu về ba người phụ nữ sống ở làng Giverny.

Hoa súng đen là một tiểu thuyết trinh thám thuộc thể loại tâm lý hình sự. Tác giả đã thành công ở cả hai phương diện khi vừa xây dựng được một vụ án ly kì, vừa miêu tả xuất sắc nội tâm của hệ thống các nhân vật với nhiều sắc thái và biến chuyển khác nhau. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba, tạo không gian đa chiều đa chiều đậm chất điện ảnh cho tiểu thuyết.

Không chỉ có vậy, Hoa súng đen còn là một sự kết hợp tuyệt vời giữa hội họa và văn chương. Những bức tranh hoa súng của Monet, khu vườn ao, hay khung cảnh vùng Normandie đã trở thành một phần không thể thiếu của tác phẩm.

Lật giở từng trang sách, ngoài câu chuyện về vụ án, độc giả còn được tìm hiểu về cuộc đời của Monet, lịch sử hình thành và phát triển của trường phái Ấn tượng cũng như nền hội họa châu Âu cuối thế kỉ XIX, đầu thế thế kỷ XX. Để khi gấp sách lại, độc giả không chỉ thỏa mãn vì đã tìm ra hung thủ mà còn muốn ngắm nhì những bức tranh vẽ hoa súng của Monet.”
– Thụy Oanh –

“Đây là lần đầu tiên khi đọc một quyển sách mà khiến mình phải hộc tốc lật đi lật lại những trang đầu tiên để xem thử mình vừa đọc những gì, và liệu điều đó có thật không.

Mình không tin vào tâm trí của mình nữa, cứ như nó đã bay qua đến tận làng Giverny. Một câu chuyện hoàn hảo! Không thứ gì có thể khiến cho cấu trúc chặt chẽ của câu chuyện này bị phá hỏng, không một sai sót, không một gúc mắc, không cả một kẽ hở. Lúc nhận ra mình đã bị cuốn vào vùng xoáy điên rồ này, mình cứ ngớ ra một lúc, tay run bần bật không thể tin được vào mắt mình (tật xấu khi đọc sách là hay bị kích động thái quá).

Ôi, nếu mình bỏ cuộc vì những khúc dạo đầu nhàm chán, thì hẳn mình sẽ không bao giờ hoàn thành nó rồi. Quá tuyệt vời cho một cái kết.

Nhưng, quá đau đớn cho một đời người.

Mình hiểu cảm giác của ba người phụ nữ ấy, khi ‘sống’ trong cái nơi mà mình coi là cả thế giới quá lâu, ai cũng đều muốn chạy trốn. Sống một cuộc đời bị giam cầm trong cái ao tù, dù cho nó đẹp đến nao lòng, vẫn là bị tước mất tự do. Họ chỉ muốn chạy trốn khỏi số phận, khỏi cái thứ đã giữ chân họ khỏi việc mở rộng tầm mắt ra và nhìn thấy thế giới này.

Dù cho chỉ là ảo ảnh, tôi muốn được trốn thoát khỏi nơi này. Nhưng tình yêu, tình yêu đã giữ tôi ở lại. Như trong một bài review trước tôi đã từng nói, hóa ra vì tình yêu người ta có thể làm tất cả những chuyện điên khùng nhất, kinh khủng nhất, rồ dại nhất.

Khi đọc đến mẩu chuyện về cô bé Fanette và Albert, tự dưng mình lại nhớ đến một đoạn trong bài Hazard của Richard Marx:

We used to walk down by the river
She loved to watch the sun go down
We used to walk along the river
And dream our way out of this town

Rồi đến cuối cùng, chẳng ai rời được ngôi làng khốn khổ ấy.

Tôi yêu câu chuyện này, yêu cả sự khốn khổ đáng thương mà những nhân vật này phải chịu đựng sau ngần ấy năm, yêu những bức tranh mà tôi phải tra google liên tục để dễ dàng mường tượng ra.

Và tất nhiên, yêu luôn dòng sông có làn nước được nhuộm hồng, không phải từ chỗ mà cọ vẽ đang được rửa, mà từ cái thứ rỉ máu đang lềnh bềnh trôi trên sông.

‘Màu phai thật tinh tế…’

Ít ra đến phút cuối, vẫn còn chút gì đó gọi là có hậu…

– Tran Nguyen Phương Uyên –

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com