Điệu Ru Mùa Hạ

white noise for sleeping link
shopee-sale

Hoàng Thu Dung

Điệu Ru Mùa Hạ

 

Chương 1

 

Mới sáng mà trời đã mưa. Đúng hơn là mưa suốt từ đêm quạ Và sáng nay vẫn còn bay lất phất. Bầu trời có màu đục, không hứa hẹn nổi một ngày có nắng. Mưa làm cho cây lá trong sân ủ rũ, và không một bóng người đi ra. 
Hương Phi ngồi bên cửa sổ, chống cằm nhìn ra ngoài trời. Đôi mắt đầy vẻ mơ mộng. Bên cạnh cô, bé Lam cũng ngồi yên. Thỉnh thoảng con bé mở hé cửa kính, nhoài người nhìn xuống sân. Rồi lại khép cửa ngồi xuống. Cử chỉ của nó làm Hương Phi quay lại: 
– Còn ít nhất một giờ nữa, ba em chưa về bây giờ đâu. 
– Nhưng giờ này máy bay đã đáp xuống rồi. 
– Đúng là đáp xuống, nhưng còn phải làm thủ tục nữa, em quên rồi sao. 
Bé Lam thở dài một tiếng, rầu rĩ như người lớn. Nó lại ngồi im. Nhưng chỉ được một lát, con bé bắt đầu ca cẩm: 
– Sao mà lâu quá trời. 
– Ráng chờ đi em. 
– Cô ơi, lần này ba sẽ mua quà gì cho em, cô đoán thử xẹm 
– Chắc lại là búp bê – Hương Phi nói một cách thờ ơ. 
– Nhưng chơi búp bê hoài chán lắm, em đã có đến chục con rồi. Ba mua thứ khác đi. 
– Làm sao mà co bảo được, tuy ba em mua chứ có phải cô yêu cầu đau. 
Bé Lam lầm bầm: 
– Lạy trời cho ba mua đồ chơi khác. Lạy trời cho ba mua đồ chơi khác. 
Hương Phi quay lại nhìn con bé. Nó đang chấp tay trước ngực. Mắt lim dim và miệng lẩm bẩm như thể đang đứng trước bàn thờ. Bất giác cô phì cười. Nhưng cô lập tức nín ngaỵ Nếu cười như vậy chẳng khác nào trêu chọc con bé, cô thấy tội. 
Hương Phi chưa thấy ông bố nào vô tâm như ba bé Lam. Ông đi công tác thường xuyên. Khi về nước lại bận rộn với công việc. Sự quan tâm đến con gái duy nhất của ông ta là mua quà cho nó. 
Nhưng ngay cả việc nầy ông cũng chẳng tư duy được món quà nào khác hơn là búp bệ Có nhiều con giống nhau đến nỗi bé Lam đâm ra chán. Nó vất một xó, nếu Hương Phi không cất cho nó, chắc con bé cũng không buồn nhìn đến. 
Còn quà của Hương Phi thì là gấu. Gấu to gấu nhỏ đủ loại. Và cô chất nó trên đầu giường của mình như một bộ sưu tập. Ban đầu Hương Phi cũng thấy vui vui. Nhưng từ từ cô cũng chẳng còn cảm xúc gì khi cầm gói quà từ tay ông tặng, mà cô đã biết trước trong đó có gì. 
Ngoài trời mưa ngớt. Nhưng mặt kiếng vẫn mờ mờ vì nước chảy. Hương Phi áp mũi vào kiếng. Cái mát lạnh làm cô thấy thích thú. Chợt bé Lam kéo tay cô: 
– Ba về rồi cô ơi. 
Rồi con bé nhảy xuống ghế, chạy ra khỏi phòng. Hương Phi mở hé cửa nhìn xuống sân. Đúng là Tuyên đã về. Chiếc xe đậu trong sân. Người tài xế đang mở cốp xe lấy đồ. Hương Phi thấy bé Lam chạy ào ra ôm lấy bạ Và nó được bồng vào nhà. Cô khép cửa lại rồi đi xuống để chào ông. 
Hương Phi gặp ông ở giữa phòng khách. Cô đứng nép một bên, nhỏ nhẹ: 
– Ông Chủ mới về. 
– Cô giáo khỏe không? 
– Dạ bình thường. 
Vĩnh Tuyên đặt bé Lam ngồi xuống. Rồi đến mở vali lấy ra một hộp quà: 
– Tặng cô. 
– Cám ơn ông chủ. 
Hương Phi cầm chiếc hộp. Cô thấy bé Lam cũng đang đưa mắt nình mình. Mũi nó khẽ chun lên như bảo “em biết cái đó là gì rồi “, bất giác Hương Phi quay mặt đi để ông chủ không thấy mình đang cười. 
Chợt có tính hiệu điện thoại, Vĩnh Tuyên lấy máy ra rồi quay qua bé Lam: 
– Con ra ngoài chơi với cô đi, ba nói chuyện một chút. 
– Dạ. 
Bé Lam xịu mặt xuống. Nó ôm hộp quà đến bên Hương Phi, đặt vào tay cô: 
– Em biết trong đó có gì rồi, em không thèm mở ra đâu. 
Hương Phi vội dắt con bé lên phòng. Ngồi xuống giường cô loay hoay tháo lớp giấy. Bên cạnh cô, bé Lam ngoảnh mặt đi chỗ khác như không thèm nhìn. Nhưng mắt nó vẫn liếc liếc tò mò. Nó phụng phịu khi thấy một con búp bê hiện ra trong hộp. Con bé cong môi lên: 
– Em biết mà, ba chỉ biết mua cái nầy thôi, em không thèm. Em chán lắm rồi. 
Con bé chợt nắm búp bê lên, quăn mạnh vào tường. 
– Em chán lắm. 
Mắt mũi nó đỏ hoe như sắp khóc đến nơi. Hương Phi không lạ gì phản ứng bất ngờ đó. Con bé ngoan rồi dữ, dữ rồi ngoan. Cô đã quen với tính nết bất thường đó rồi. 
Cô đến góc tường cầm lấy búp bệ Rồi trở lại giường: 
– Em xem nầy, nó khác mấy con lần trước đẹp ghê chưa. 
Bé Lam ngoảnh mặt đi: 
– Em biết rồi, có một thứ chứ mấy, chỉ có áo nó là khác đi thôi. 
– Em không thấy quý quà của ba cho sao Lam? 
– Nhưng lần nào về ba cũng cho như vậy, em chán lắm. 
Hương Phi dịu dàng kéo nó ngồi sát vào cô, thủ thỉ: 
– Tại ba em quá nhiều công việc, và ba nghĩ em thích búp bê, con gái chỉ chơi thứ đó, ba em làm sao biết em thích cái khác. 
– Rõ ràng ba không nhớ tới em, ba lười biếng suy nghĩ. 
– Nếu không nhớ em thì ba đâu có mua quà, đúng không? 
– Nhưng vừa về là ba đã lo nói chuyện không chơi với em. Vậy thì ba đi luôn đi. 
Hương Phi ngắc nhứ ngồi im. Nhưng cô ráng tìm cách bào chữa, cô đổi chiến thuật: 
– Em thật là vô tâm. Lẽ ra thấy ba làm cực khổ nuôi em, em phải thương ba, đàng này lại chỉ đòi hỏi. 
Thấy con bé làm thinh, cô nói tiếp: 
– Mỗi lần ba đi xa về, đáng lẽ em phải làm nước cho ba, chứ không phải để dì Năm làm, em có thấy lỗi của em không? 
Bé Lam vẫn làm thinh. Hương Phi cũng không nói nữa. Cô chờ phản ứng của con bé. Còn nó thì ngồi im như suy nghĩ. Rồi không hiểu nghĩ thế nào, nó cầm con búp bê lên, nhẹ nhàng đặt lên đầu giường: 
– Mai mốt em không giận ba nữa đâu. 
Hương Phi thở nhẹ. Thật ra cô cũn không ngờ chiến thuật nầy lại thành công. Đôi lúc phải trách móc để người ta thấy lỗi của mình cái đó có sức thuyệt phục hơn là dỗ dành. 
Nhưng đến lượt cô lại thấy mình đã nói dối. Nếu cô là con gái Vĩnh Tuyên, chắc cô sẽ tủi thân ghê gớm. 
Ba gì chẳng quan tâm đến con. Tình thương của ông chỉ thể hiện qua món quà đơn điệu, chán ơi là chán. Nếu cô là bé Lam, cô sẽ la làng, chứ không phải giận dỗi yếu xìu như thế. 
Có tiếng xe dưới sân, Hương Phi chạy đến cửa sổ nhìn xuống. Ông ta lại đi đâu đó. Cô quay qua nhìn bé Lam. Con bé cũng đang nhin như cô, mắt mũi ỉu xìu. Thấy nó sắp khóc đến nơi, cô vội nói như ra lệnh: 
– Đến giờ học rồi đó Lam. 
– Vâng. 
Con bé thở dài đến ngồi vào bàn. Tự nhiên Hương Phi thấy tội, cô chợt đổi ý: 
– Hôm nay mừng ba em về, nếu em muốn mình sẽ đi chơi, em chịu không? 
Tất nhiên là con bé không từ chối. Tất cả trẻ con trên trái đất nầy đều khoái chí trước tình huống như thế, trừ những con mọt sách. Hương Phi thừa biết như vậy. Cô xem như đây là món quà cho bé Lam, để đền bù về nỗi buồn mà ba nó vừa gây ra. 
Cô đưa con bé đi chơi đến trưa.Vừa về đến nhà. Thì gặp ông Tuyên ngồi ở phòng khách. Vẻ mặt ông ta nghiêm đến phát sợ. 
Hương Phi khẽ gật đầu, cô định dắt bé Lam lên lầu thì ông ta đã lên tiếng: 
– Từ sáng đến giờ cô đưa nó đi đâu vậy? 
Hương Phi đứng lại: 
– Dạ tôi đưa nó ra phố. 
– Ra phố. Lẽ ra giờ đó nó phải học, chứ không phải đi chơi nhăng nhít như vậy. 
Hương Phi nín lặng nhìn xuống gạch. Bên cạnh cô, bé Lam cũng có vẻ sợ, nó không dám lại gần ba nó, chỉ đứng núi tay Hương Phi như cần một sự bảo vệ. Cử chỉ của hai người hình như làm Vĩnh Tuyên thấy bực ông càng nghiêm mặt hơn: 
– Tôi giao nó cho cô để cô kìm cặp nó, chứ không phải để tạo điều kiện cho cô đi chơi. 
Hương Phi ngước lên: 
– Sáng nay nó rất buồn thưa ông. 
– Con nít biết gì mà buồn, nó lười học thì bổn phận của cô là dạy dỗ nó. Lần sau tôi không muốn chuyện này tái lại nữa. 
Ông ta dừng lại một chút rồi khoát tay: 
– Dẫn nó về phòng đi. 
– Vâng. 
Hương Phi khẽ liếc nhìn ông ta một cái. Con người uy quyền và lạnh lùng này luôn làm cho cô thấy sợ và xa cách. Ông ta còn trẻ nhưng với cô đó là một người lớn tuổi, cách biệt vời vợi. Mà cô không bao giờ có thể bộc lộ hay trao đổi với ông ta ý kiến về bé Lam. Những lời ông ta nói đều là mệnh lệnh. Không có sự gần gũi đồng cảm. Trước đây cô đã từng dạy kèm nhiều nơi. Nhưng không có vị phụ huynh nào khó gần như vị phụ huynh này. 
Hình như Vĩnh Tuyên đã thấy cái nhìn bất mãn của cộ Ông ta hơi suy nghĩ một chút. Nhưng rồi vẻ mặt trở lại nét lạnh lùng cố hữu. Hương Phi nhạy cảm hiểu ngay rằng, ông ta chẳng bận tâm những gì đã gây ra cho người khác. 
Cô cho bé Lam đi ăn, rồi chuẩn bị cho nó đi học. Đưa nó đến trường xong, cô mới đi qua trường của mình. Bình thường chuyện đó chẳng làm cô khó chịu. Nhưng hôm nay cô cảm thấy ngán ngẩm vai trò gia sư kèm chức bảo mẫu của mình. Vĩnh Tuyên đã gây cho cô một áp lực nặng nề. Chỉ cần ông ta phật ý ngầm, cô cũng đã thấy khó chịu rồi. Đàng này lại răng đe, ông ta không nghĩ người khác cũng biết tự trọng sao? 
Buổi chiều xe đến đón cô rồi mới qua trường của bé Lam. Trong số bạn bè chẳng có ai đi học kiểu quý tộc như cộ Thường ngày Hương Phi không nhận ra điều đó. Nhưng hôm nay cô bị ám ánh bởi sự hào nhoáng giả tạo của mình. Và cô đâm ra chán. 
Hương Phi vốn không biết giấu cảm xúc của mình. Cô về nhà với vẻ mặt buồn rười rượi. Bé Lam hình như cũng bị ảnh hưởng tâm trạng của cô giáo. Nó cũng trở nên ít nói như người lớn. 
Buổi tối bên bàn ăn bình thường chỉ có hai người, bây giờ lại có thêm ông chủ. Không khí có vẻ nghiêm trang và nặng nề hơn. Hương Phi lặng lẽ ăn, vẻ mặt như đưa đám. Bé Lam cũng vậy. Hình như thái độ của bé Lam làm Vĩnh Tuyên chú ý. Ông nhìn nó hơi lâu: 
– Con có bệnh không? 
Bé Lam ngước lên, ngơ ngác không hiểu tại sao ba nó lại hỏi thế. Nhưng nó chỉ lắc đầu: 
– Dạ không có. 
– Có chuyện gì xẩy ra với con không? Vô lớp có bị cô mắng không, sao con buồn hiu vậy? 
Bé Lam nói một câu làm tim Hương Phi nhẩy thót lên: 
– Dạ tại cô buồn nên con buồn. 
Hương Phi buông chén xuống bàn nơ ngẩn chưa biết ní gì thì Vĩnh Tuyên đã nhìn cô: 
– Cô có chuyện gì buồn? 
– Da… Ơ… không tôi rất bình thường. 
Trẻ con dễ bị người lớn chi phối nhất là với cô giáo của nó. Vì vậy đừng để tâm trạng của cô làm ảnh hưởng tới nó. 
– Vâng. 
Vĩnh Tuyên đứng dậy rời bàn, còn lại hai người Hương Phi nhìn nó: 
– Cô đâu có buồn sao em lại không vui, Lam? 
– Em thấy chiều nay cô buồn lâu lắm, có phải tại lúc trưa ba em mắng cô không? 
Hương Phi cười gượng: 
– Em là con nít không nên đế ý chuyện người lớn, thôi em ra chơi với ba đi. 
– Thế ba có mắng em không cô? 
– Không đâu ba thương em lắm đấy, đừng sợ. 
Bé Lam đi ra ngoài, Hương Phi đứng dậy phụ dì Năm dọn bàn. Bà nhìn mặt cô: 
– Ông chủ rầy chuyện gì vậy cô Phi? 
– Tại lúc sáng con đưa bé Lam đi chơi. 
– Rầy có nhiều không, sao tui không nghe? 
Nói vài câu cũng đủ làm cô khổ sở rồi. Đợi đế quát tháo chắc cô không đủ sức ở lại nhà này. Cô cười gượng: 
– Chỉ nhắc sơ sơ thôi. Ông ta bảo không cho đi chơi. 
Bà Năm chép miệng: 
– Có ông chủ ở nhà cô thận trọng một chút, mai mốt ông đi, cô tha hồ tự dọ Thế tối nay cô có đến nhà dì cô không? 
– Da… không. – Hương Phi ngập ngừng. 
– Thôi chịu khó và ngày đi. Đợi ổng đi rồi hẳng qua đó. Ổng biết là lôi thôi lắm đó. 
– Dạ để con gọi điện cho dì con hay. 
Cô thoáng nhìn mặt dì Năm rồi nhẹ nhàng đi ra ngoài. Đứng dựa vào tường, cô nhắm mắt như thư giãn. Mặc dù mọi chuyện như bình thường, nhưng nội tâm cô lại không yên ổn. Cứ phập phòng lo sợ, nỗi lo sợ của một người làm chuyện gian dối. Hết sợ người này đến sợ người kia biết. Nó làm cô triền miên sống trong căng thẳng. 
Hương Phi nhẹ nhàng đi ra phòng khách cô ngó quanh quẩn rồi đến bàn bấm số máy của Diệu Lỵ Trong khi chờ nó nhấc máy, cô căng thẳng nhìn lên lầu sợ Vĩnh Tuyên đi xuống. Rất may là không có ai, vừa nghe tiếng Diệu Ly, Hương Phi lập tức nói ngay: 
– Tối nay ông chủ về, mày nói với chú Hòa giùm tao nghe. 
– Ổng về rồi hả, chừng nào đi? 
– Tao không biết. 
– Vậy tao nói với chú Hòa mấy ngày đấy, ổng nhăn nhăn tao bực lắm. 
– Thì mầy thế giùm tao vài ngay, miễn có người thế thôi. Mấy lần trước ổng có nói gì đâu. 
– Thôi được rồi nhưng nếu đến được thì đến liền nghe. 
– Ừ ừ dĩ nhiên rồi, thôi tao cúp nghe. 
Cô bặm môi bỏ nhẹ gống nghe xuống. Rồi cố tạo dáng điệu bình thản đi lên phòng. Ngang phòng Vĩnh Tuyên cô nghe bé Lam nói chuyện huyên thuyên với ba nó. Cô thấy yên tâm hơn và đi về phòng. 
Nhưng chỉ một lát con bé đã về. Hương Phi hỏi ngay: 
– Sao em không ở chơi với ba? 
– Ba đi nữa rồi, em xin đi theo nhưng ba không cho. 
– Em buồn không? 
Bé Lam lắc đầu: 
– không đi với ba thì em ở nhà chơi với cộ Nhưng tối nay cô có đến nhà dì không? 
Mặt Hương Phi thoáng tối đi lo ngại: 
– Cô không đi đâu hết. Nhưng em sẽ không nói gì với ba em chứ Lam? Nếu em nói buổi tối cô không ở nhà với em, ba em sẽ đuổi cô đi. 
Con bé lộ vẻ hốt hoảng: 
– Nghĩa là cô không ở đây với em à? Thế thì em sẽ không nói với ai hết. 
– Em hứa nhé, em có thương cô không? 
– Em thương cô nhất trên đời, ngày mai em sẽ nói với ba là tối nào cô cũng ở nhà. 
– Không, không em đừng nói gì hết, đừng nói về cô trước mặt ba em, em hiểu không? 
Bé Lam có vẻ không hiểu tại sao phải làm thế, nhưng nó vẫn gật đầu. Hương Phi nhìn vẻ mặt quan trọng của nó với cảm giác bất an, cô dặn thêm: 
– Nếu em nói về cô, ba sẽ đuổi cô đi đấy biết không? 
– Em nói em thương cô cũng không được hả cô? 
– Cũng không luôn. 
Con bé gật đầu một cách thơ ngây. Thái độ của nó làm Hương Phi tự thấy xấu hổ. Riết rồi phải lừa dối cả con nít. Vừa xấu hổ vừa buồn tủi. Tự nhiên cô đứng dậy đến cửa sổ đứng, để con bé đừng thấy mình khóc. 
Hôm sau Vĩnh Tuyên vắng mặt suốt ngày đến tôi ông mới về. Với một phụ nữ lạ, lúc đó Hương Phi đang chuẩn bị cho bé Lam đi tắm. Dì Năm lên bảo ông gọi cô, Hương Phi hong mang đi ra. Cô gặp ông ở hành lang, ông hỏi ngắn gọn: 
– Bé Lam đâu? 
– Dạ Ở trong phòng tôi chuẩn bị cho nó tắm. 
– Cô cho nó mặc đồ tươm tất mật chút, rồi dẫn nó xuống phòng khách gặp tôi. 
– Dạ. 
Hương Phi hơi ngạc nhiên vì lệnh đó nhưng không hỏi. Cô định quay đi thì Vĩnh Tuyên gọi lại: 
– Này. 
– Dạ Ông chủ còn dặn gì nữa. 
Vĩnh Tuyên hơi suy nghĩ một chút rồi giọng ông có vẻ dịu hơn: 
– Lát nữa tôi giới thiệu nó với khách, cô hãy dặn trước, con bé hãy ngoan ngoãn, đừng để nó nói năng lung tung. 
– Bình thường nói cũng rất ngoan ông ạ. 
– Cũng không hẳn vậy đâu. Tôi muốn cô dặn nó trước hay hơn. 
– Vâng. 
Vĩnh Tuyên có vẻ yên tâm quay đi xuống. Hương Phi thắc mắc nhìn theo. Đợi ông ta đi khuất cô bước đến lan can nhìn xuống salon. Ở đó có một phụ nữ rất đẹp đang ngồi chờ. Chẳng lẽ Vĩnh Tuyên muốn giới thiệu bé Lam với người khách này? Sao ông có vẻ quan tâm thế? 
Cô vào sửa soạn cho bé Lam căn dặn những thứ cần thiết. Rồi bảo nó xuống phòng khách, cảm thấy chưa yên tâm, cô đến nép sát vào lan can nhìn xuống theo dõi cử chỉ của con bé. 
Ở dưới bé Lam đang đứng trước mặt người phụ nữ dáng nó cứng ngắt như phải gồng mình trước chị ta. 
Hương Phi không nhìn rõ mặt Vĩnh Tuyên vì ông ta ngồi quay lưng vào trong. Cô quan sát người phụ nữ một cách tò mò. Chị ta không cách xa Vĩnh Tuyên lắm, còn trẻ và rất đẹp. Ăn mặt thanh lịch nữ trang đầy người. 
Chị ta kéo bé Lam ngồi xuống bên mình, mỉm cười và vuốt tóc nó. Còn con bé thì có vẻ sợ nhiều hơn là thích. 
Hương Phi lặng lẽ trở vào phòng, cô ngồi xuống giường với vẻ mặt buồn buồn. Linh tính cho cô biết ông chủ đã chọn người thay thế mẹ bé Lam. Nếu người phụ nữ đó trở thành bà chủ ngôi nhà này, cô sẽ không còn lý do gì ở lại đây. 
Cũng có thể cô tiếp tục làm gia sư, nhưng sẽ không được tự do gần gũi bé Lam nữa. Hương Phi không biết mình buồn vì lý do đó hay còn một cái gì khác. 
Nhưng quả thật cô thấy bất an. 
Một lát sau bé Lam đi lên, trên tay là hộp kẹo. Con bé có vẻ hí hửng vì được quà. Nó loay hoay mở hộp và bảo Hương Phi cùng ăn. Nhưng cô chỉ lắc đầu và ngồi yên nhìn nó. Một lát hỏi nhẹ nhàng: 
– Lúc nãy em có chào cô ấy không? 
– Cô ấy bảo là em ngoan đấy cô, và bảo là ba em dạy em hay quá. Cô ấy còn bảo em hiền nữa, hiền rồi lại dễ thương nữa. 
– Thế em có nói gì làm cô ấy không thích không? 
– Dạ không. 
COn bé ngẫm nghĩ một lát rồi nói như người lớn: 
– Dì Huyền đẹp như tiên vậy. 
– Em có thích cô ấy không? 
– Dạ thích, cô ấy cho em quà mà, cô ấy còn bảo lần sau đến sẽ mang thật nhiều quà nữa. Không biết cô ấy có cho em búp bê không? 
– Chắc không đâu, ba cho búp bê thì cô ấy phải cho thứ khác chứ. 
Mắt bé Lam sáng rỡ lên: 
– Vậy thì em thích lắm. Em thích cô đến nhà mình hoài ngày nào cũng tới. 
Đúng là con nít chỉ cần có quà là dụ dỗ rất dễ. Hương Phi mỉm cười vì vẻ thơ ngây của nó. Nhưng không hiểu sao cô lại không vui. 
Hôm sau ông Tuyên lại đưa người phụ nữ ấy về. Buổi tối chị Ở lại ăn tối với cha con ông. Bình thường bé Lam ngồi bên Hương Phi, nhưng tối nay vị khách kéo con bé đến ngồi cạnh chị. Ba người nói chuyện với nhau nên Hương Phi đâm ra lạc lõng. Cô ăn thật nhanh rồi rút lên phòng. 
Một lát bé Lam đi lên, con bé háo hức đòi thay áo mới để đi chơi với ba và dì Huyền. Hương Phi cột lên tóc nó chiếc nơ và thay chiếc đầm đẹp nhất cho nó. Cô đưa nó xuống sân với một chút hãnh diện vì tối nay con bé thật dễ thương xinh xắn. 
Người phụ nữ tên Huyền nắm tay con bé tắm tắc: 
– Bé Lam đẹp như cô tiên nhỏ, đi chơi với con dì vui lắm, ước gì con là con gái dì. 
Vừa nói chị vừa nhìn Vĩnh Tuyên một cách kín đáo, ông mỉm cười hài lòng. Cái nhìn của ông với chị và bé Lam thật âu yếm. Lần đầu tiên Hương Phi thấy ông tình cảm như vậy. 
Rồi họ lên xe Hương Phi đến đóng cổng. Cô lững thững vào nhà, tối nay trong nhà chỉ còn cô với dì Năm. Cô bỗng thấy ngôi nhà như rộng hơn, hoang vắng hơn. 
Cô bồn chồn đi tới đi lui trong phòng. Nhớ tới Diệu Ly ở vũ trường chờ mình, cô càng thấy thấy nóng ruột, nhưng đến đó thì không dám. 
Tối đó họ đi chơi đến tận khuya, bé Lam ngủ trên xe, dì Huyền phải bồng nó lên lầu. Chị đặt nó xuống giường Hương Phi đến tháo giầy cho nó. Cô tưởng 
chị sẽ về nên loay hoay lo dọn giường, nhưng chị vẫn ngồi bên giường im lặng quan sát cô. 
Thấy cái nhìn của chị Hương Phi hơi ngỡ ngàng. Cô định nói một cái gì đó thì chị đã lên tiếng: 
– Em ở đây lâu chưa? 
– Dạ khoảng hai năm. 
– Vậy là lúc mẹ bé Lam mất em mới đến à? 
– Vâng. 
– Chắc anh Tuyên muốn có người chăm sóc con bé thay mẹ nó. 
– Dạ, em nghĩ vậy. Ông chủ trả lương khá cao nên em dành thời giờ cho nó nhiều hơn. Không kiếm thêm việc khác. 
Nói xong câu đó Hương Phi lại thấy xấu hổ. Cô lại nói dối, chẳng khác nào muốn thanh minh cô lại im lặng. Nhưng Huyền thì không để ý điều đó, chị hỏi như điều tra: 
– Em ở đây vừa dạy học vừa săn sóc nó luôn à? 
– Vâng. 
– Tính nó ngoan không em? 
– Dạ tùy lúc, nhiều lúc bị trái ý nó cũng la hét dữ lắm, nhưng biết cách dỗ thì nó ngoan lại. 
– Nó có hay nhắc đến mẹ không? 
– Dạ ít lắm, con nít dễ quên, vả lại lúc mẹ chết nó còn nhỏ quá. 
Huyền lẩm bẩm: 
– Nhỏ cũng đỡ, chứ nếu nó nhận thức được, ai vô nhà sống nó cũng so sánh với mẹ thì khổ. 
Hương Phi cười lắc đầu: 
– Tính nó dễ bảo lắm chị. 
Huyền chợt đứng lên. Rồi như nhớ ra chị lại ngồi xuống: 
– Nghe anh Tuyên bảo em còn đi học phải không? 
– Dạ. 
– Em học ở đâu vậy? 
– Dạ Ở nhạc viện, năm nay là năm cuối. 
– Bao nhiêu tuổi rồi Phi? 
– Dạ hai mươi ba. 
– Trông em chững chạc lắm. 
Hương Phi ngớ ngẩn nhìn chị, không hiểu sao chị lại hỏi như vậy. Cô cũng không khỏi nhận xét về người phụ nữ trước mặt, rồi buột miệng: 
– Chị thật là đẹp, bé Lam bảo chị là tiên đấy. 
Quả thật Huyền đẹp một cách lộng lẫy, những món nữ trang trên người càng làm cho chị lộng lẫy hơn. Nhưng Hương Phi không thích ai đeo vàng nhiều như vậy. Nhìn quê quệ Cô thích những thứ nữ trang mong manh mà đẹp, như thế làm người đeo thanh lịch hơn. 
Nhìn Huyền cô đoán chị sống bằng nghề buôn bán. Cái nhìn trong sáng của cô không làm cho Huyền khó chịu chị mỉm cười, ngọt ngào: 
– Già rồi em, còn đẹp nỗi gì nữa. Chị chăm chút dữ lắm mới được vậy đó, nhưng cũng đâu có bằng tuổi trẻ. 
Hương Phi nhạy cảm hiểu ra chị ta thích cô khen thêm. Nhưng thấy nói ra có vẻ xã giao quá nên cô im lặng. 
Khi chị về rồi cô đến gài cửa rồi quay vào thay áo cho bé Lam. Thấy gói quà để bên cạnh nó cô cầm lên ngắm nghía . Rõ ràng người phụ nữ ấy chinh phụ bé Lam băng những món quà. Không biết sau này chị ta có trở thành mẹ kế của con bé? Và đó là bà mẹ hiền hay dữ đây? 
Hương Phi không có ấn tượng gì về chị tạ Nhưng có nhận xét trong vẻ ngọt ngào đó, có một cái gì không thật. Nói thẳng ra là giả tạo. 
Mấy hôm nay bé Lam lại chộn rộn chờ chú Tường về. Hương Phi chưa từng gặp người đó nhưng nghe dì Năm bảo anh ta là em của Vĩnh Tuyên, đang sống ở Thụy Điển. Vĩnh Tuyên hình như cũng đang mong gặp chú em nên lần này ông ta ở nhà hơi lâu. Tất cả mọi người đều mong chờ nhân vật ấy. Chỉ có Hương Phi là bồn chồn lo vì có khách về là cô lại làm phiền đến Diệu Ly. 
Chiều nay bé Lam tíu tít thay áo mới để theo ba ra sân baỵChỉ có hai cha con đi đón Hương Phi hơi ngạc nhiên vì ông không đưa Diễm Huyền đi. Có lẽ ông chưa tiện giới thiệu chị với em trai mình. Hương Phi vốn hay suy đoán lung tung nên cô nghĩ chú em đó không phải là người dễ tính. Có nghĩa là những ngày tới cuộc sống của cô sẽ gặp nhiều khó khăn. 
Chẳng biết làm gì. Hương Phi xuống phòng khách ngồi vào đàn, cô chơi tập trung đến nỗi không nghe tiếng chân của bé Lam chạy vào. Đến khi nó đúng bên cạnh cô mới nhận ra. Vẻ mặt con bé ỉu xìu, không đợi hỏi nó đã nói ngay: 
– Chú Tường không có về ba bảo chuyến bay bị hoãn vì thời tiết xấu, thế chừng nào thời tiết mới hết xấu hả cô? 
Có trời mới biết được chuyện đó. Hương Phi nghĩ thầm nhưng cô vẫn trả lời với vẻ chắc chắn: 
– Không lâu lắm đâu vài ngày nữa nó sẽ bình thường thôi. 
Cô quay lại tìm Vĩnh Tuyên ông ta đã đi lên lầu. Không có thái độ gì khác. Không biết ông có buồn như bé Lam. Còn cô thì lại sốt ruột. Nếu cứ ở nhà đón ông em, thì bao giờ ông ta mới đi. 
Hinh như trời phù hộ cho Hương Phị Hôm sau lúc cô đưa bé Lam đi học thì thấy ông ngồi ở phòng khách. Bên cạnh là chiếc vali nhỏ gọn gàng. Vừa thấy ông, bé đã chạy lại: 
– Ba, ba đi nữa hả ba? 
– Ừ bây giờ ba đưa con đến trường rồi ra sân bay ở nhà ngoan nghe con. 
– Dạ chừng nào ba về nhớ mua qua cho con nghe ba. 
– Tất nhiên rồi, con gái cưng của ba. 
Ông ta bồng con bé lên, đi ra sân. Người tài xế đến xách vali cho ông. Hương Phi lững thững đi phía sau. Cô ngồi ở ghế trước vì cha con Vĩnh Tuyên đã lên phía băng sau. Con bé nép vào ba, giọng nó líu lo: 
– Chừng nào về ba nhớ mua quà cho con nghe ba. 
– Ba nhớ rồi. 
– Nhưng đừng mua búp bê nữa nghe bạ Lần nào ba cũng mua cái đó, con có hơn chục con rồi. 
Ở băng trước Hương Phi bật cười, cô quay lại người tài xế cũng mỉm cười. Phía sau giọng bé Lam vẫn vô tư: 
– Và ba cũng đừng mua gấu cho cô Phi nữa, giường của cô ấy cũng đầy gấu, ba tặng cô ấy thứ khác đi nghe bạ Cô ấy lớn rồi đâu có thích chơi gấu. 
Hương Phi giật thót người, cô quay người ra phía sau: 
– Không nên nói như vậy Lam. 
Vĩnh Tuyên xua tay: 
– Cứ để mặc nó nói. Thế nào con, con muốn ba mua cho con cái gì? 
– Mua bộ đồ có nấu ăn và chiếc tủ có cái kiếng con sẽ bỏ tiền vào đó. Bạn con ai cũng có tủ đó cả, để danh tiền đó ba. 
– Nhất định ba sẽ mua cho con. 
– Còn nữa – Nó chợt hỏi lớn – Cô ơi cô thích gì ba sẽ mua cho con. 
Mặt Hương Phi đỏ lên ngượng nghiu, cô nói với giọng thiếu tự nhiên: 
– Cô không thích gì hết. 
– Không phải thích một thứ gì chứ. À đúng rồi cô là người lớn phải có giầy mới, giầy của cô đã hư rồi. Ba mua giầy cho cô nghe ba. 
Hương Phi phát hoảng lên: 
– Đừng nói bậy Lam. 
Nhưng con bé vẫn ngây thơ bắt ba nó phải mua giầy cho cộ Hương Phi phát khóc lên vì không biết làm cách nào để bụm miệng nó. Cô nghe tiếng Vĩnh Tuyên ầm ừ như cho quạ Thá độ của ông càng làm cho cô thấy xấu hổ. 
Khi đưa bé Lam vô lớp rồi, Hương Phi đứng bên xe, nghiêng đầu vào nói với Vĩnh Tuyên: 
– Đế tôi đón xe đến trường tôi, ông chủ đừng đưa. 
– Không sao tôi còn nhiều thời giờ, cô lên xe đi. 
Hương Phi ngập ngừng một lát rồi quyết định nói: 
– Tôi không xúi giục bé Lam gì cả, những gì nó nói lúc nảy là vô tình, xin ông đừng để ý. 
Vĩnh Tuyên như hơi ngạc nhiên nhưng ông chỉ gật đầu: 
– Không sao, con nít mà, tôi không quan tâm đâu. Cô lên xe đi. 
– Dạ khỏi, cám ơn ông. 
Hương Phi đứng thẳng lên, đi thật nhanh về phía trước. Đến một đoạn khá xa cô mới dừng lại đón xe. Cô thấy chiếc xe lướt qua với hình ảnh Vĩnh Tuyên ngồi dựa vào nệm với vẻ mặt trầm ngâm làm cô nhớ suốt trên đường đi. 
Hôm sau trời lại mưa, buổi trưa bé Lam ngủ. Hương Phi ngồi một mình bên cửa sổ nhìn trời, một lát sau cô đi xuống phòng khách, giở nắp đàn và ngồi xuống, bắt đầu chơi những bản nhạc mình thích. 
Buổi trưa vắng lặng phòng khách rộng thênh thang chỉ có mình Hương Phị Tiếng đàn của cô vang lên một cách nhẹ nhàng, ấm cúng. Cô ngồi một nình với một thế giới riêng, hoàn toàn không nghĩ đến xung quanh. 
Hương Phi không thấy từ ngoài cửa, một thanh niên đi vào, anh ta đứng giữa phòng nhìn bao quát. Rồi ra hiệu cho dì Năm đi vào nhà. Anh ta chống hia tay vào túi quần đứng nhìn Hương Phị Rồi nghênh ngang ngồi xuống salon, khoanh tay trước ngực ngồi nghe đàn. 
Khá lâu sau Hương Phi mới đứng lên. Cô đậy nắp đàn rồi bước ra khỏi ghế. Vừa quay lại, cô hét nhỏ lên một tiếng, đưa tay chận ngực, giật bắn mình: 
– Anh là ai, sao vào nhà không gọi cửa. 
Cô lo ngại nhìn lên lầu, rồi đến vén màn nhìn ra sân cử chỉ của cô làm người thanh niên bật cười: 
– Đừng sợ, tôi không phải ăn cướp đâu. Cướp bóc đâu có ai ngồi lâu như vậy. Nầy, cô là ai vậy? 
Hương Phi nhìn anh ta với vẻ đề phòng. Và không trả lời, cô chưa hết hoảng hồn,và trong đầu cô anh ta là kẻ gian đáng ngại. Cô không nghĩ ra nổi đó là người trong nhà nầy. 
Người thanh niên đứng dậy tỉnh bơ đi quanh xem xét trong phòng. Anh ta chợt đứng lại: 
– Bé Lam đâu rồi, nãy giờ tôi không thấy nó. 
Hương Phi hơi bước tới nhìn anh ta chăm chú rồi dè dặt: 
– Có phải anh là chú của bé Lam? 
– Vậy nãy giờ cô tưởng tôi là cái gì? Cướp hả? 
– Xin lỗi anh. Tôi không biết, mời anh ngồi. 
– Khỏi mời tôi ngồi lâu rồi. Giờ muốn biết tôi sẽ ở đâu đây, cô có thể hướng dẫn giùm được không? 
– Vâng để tôi đi gọi dì Năm. 
Cô đi ra sau tìm nhưng không thấy bà đâu. Trên lầu cũng không thấy. Chú Tường của bé Lam đứng tựa lan can nhìn cô, mắt nhướng lên: 
– Cô không thể chỉ giùm phòng tôi được à? 
Hương Phi liếm môi: 
– Dạ, việc này của Dì Năm sắp xếp, tôi… không biết. 
– Có phòng nào trống cũng được, không cần phải chuẩn bị gì cả, tôi mệt lắm rồi. Gần một tuần tôi không được tắm đấy. 
Hương Phi hơi dị ứng cách nói chuyện tự nhiên của anh tạ Chuyện đó mà cùng nói với người lạ được sao. Mà lại nói rất tỉnh. Có lẽ anh ta sống ở nước ngoài nên quá tự nhiên. Nghĩ vậy cô cố dẹp cảm giác khó chịu. 
– Vậy anh chờ cho một chút,tôi đi xem. 
Cô đi đến phòng ở cuối hành lang, đẩy cửa rồi ló đầu vào xem. Thấy không có trải drap trên giường, cô khép cửa lại và quay ra: 
– Không phải phòng này, anh lên tầng hai vậy. 
Vĩnh Tường nhún vai: 
– Giống khách sạn quá, phòng nhiều đến nỗi cô quản lý không hết sao. 
Nói thế nhưng anh vẫn đi theo Hương Phi lên tầng trên. Cô bước tới đẩy cửa phòng bên trái, rồi quay lại: 
– Dạ Ở đây chuẩn bị sẳn rồi anh vào đi. 
Vĩnh Tường đi vào, anh ta chẳng buồn quan sát căn phòng mà mở vali lấy ngay bộ đồ. Rồi biến vào phòng tắm. Hương Phi đứng suy nghĩ xem mình phải làm gì, nhưng cô không nghĩ ra. Chợt nhớ ra, cô đi xuống nhà dưới lấy lon tiger mang lên, đặt trên bàn, rồi đứng lớ ngớ giữa phòng chờ anh ta. 
Khá lâu Vĩnh Tường mới bước ra, thấy Hương Phi anh có vẻ ngạc nhiên: 
– Cô cần gì? 
– Tôi muốn hỏi anh có cần giúp gì không? 
Vĩnh Tường chợt à lên một tiếng rồi cười: 
– Cô muốn cái gì? 
Hương Phi chưa kịp hiểu ý anh ta thì anh ta đã đến mở vali lấy ra một tờ đô la: 
– Tặng cô. 
Hương Phi mở lớn mắt lùi lại: 
– Anh đừng làm vậy, tôi chỉ muốn hỏi anh anh có cần giúp gì, tôi sẽ làm cho anh. 
Vĩnh Tường quay hẳn lại, nghiêng đầu nhìn cô với vẻ nghi ngờ rất lạ. Anh ta búng tay một cái tách: 
– Không cần thật sao, hay là cô chê ít? 
Hương Phi liếm môi: 
– Anh lệch lạc quá rồi đó, nếu anh không cần gì, tôi xin phép đi ra. 
Cô quay người đi ra cửa. Nhưng anh to chợt gọi: 
– Này cô. 
Hương Phi đứng lại: 
– Anh cần gì? 
– Cô biết mát xa không? Đến đây. 
– Tôi không biết làm cái đó. 
– Thế thì cô biết cái gì? 
Hương Phi hấp tấp nói: 
– Tôi sẽ gọi dì Năm lên, anh cần gì cứ bảo bà ấy. 
– Này cô là cô giáo của bé Lam phải không? 
– Vâng. 
– Phục vụ tôi cũng là hình thức kiếm thêm vậy. 
Hương Phi nghiêm nghi nói nhanh: 
– Có lẽ anh quen với nếp sống nước ngoài phương tây. Tôi không biết anh văn minh thế nào, nhưng đây là Việt Nam tôi không buông thả thế đâu. 
– Cô nói cái gì? 
Có lẽ Hương Phi nói quá nhanh nên anh ta nghe không kịp. Nhưng cô không muốn đứng lâu trong phòng anh tạ Không đợi anh ta hỏi lại cô đi nhanh ra ngoài. 
Hương Phi xuống phòng bé Lam con bé đã thức và đang ngồi trên giường một mình. Cô bước đến ngồi cạnh nó nói với vẻ không chút hứng thú: 
– Chú Tường của em về rồi đó, em lên với chú đi. 
Không đợi cô nói đến câu thứ hai, con bé đã nhẩy xuống giường dọt tuốt ra hành lang. Cô nghe tiếng nó gọi lanh lảnh ở tầng trên. Cách mừng rỡ của nó làm cô thấy lạ. Chú cháu sống xa nhau như vậy, sao nó có vẻ thân thiết vậy? 
Hương Phi ngồi thừ người suy nghĩ về hành động của Vĩnh Tường lúc nãy.Có lẽ anh ta nghĩ cô muốn làm thân với anh ta để vòi vĩnh. Công việc ở vũ trường giúp cô hiểu biết về lối sống thực dụng đó. Và cô cũng không ngạc nhiên. Nhưng em của ông chủ cô mà phóng túng đến vậy thì thật đáng ngạc nhiên.
Bé Lam ở trên phòng Vĩnh Tường không lâu. Nó đưa Hương Phi một chiếc áo thun vẽ chữ nỗi đình nỗi đám. Rộng thùng thình. Nó giơ chiếc áo lên ngắm nghía: 
– Chú Tường bảo tặng cô. 
Hương Phi thờ ơ nhìn chiếc áo, không biết nên trả lại hay im lặng mà nhận. Cô hiểu Vĩnh Tường bị đặt vào tình thế phải tặng quà. Trong khi anh ta không hề chuẩn bị. Anh ta làm cô thấy khó chịu với mối quan hệ bắt buộc này. Cô suy nghĩ một lát, rồi bảo bé Lam: 
– Em chạy lên nói với chú là cô cám ơn. Đi đi. 
Bé Lam ngoan ngoãn làm theo lời Hương Phị Nó chạy lên một lát rồi lại trở xuống: 
– Chú Tường bảo chú xin lỗi vì không chuẩn bị trước và hỏi cô có thích không? 
Nếu phải trả lời kiểu này chắc con bé Lam phải chạy lên chạy xuống đến tối. Hương Phi khoát tay: 
– Thôi em đừng để ý nữa, em chơi đồ chơi đi. 
Bé Lam leo lên giường, bắt đầu tháo mấy hộp đồ chơi. Vẻ mặt con bé say mê thích thú. Không giống như lúc nhận quà của ba nó. Về mặt này, Vĩnh Tường tỏ ra biết rành tâm lý trẻ con hơn. Và quan tâm nhiều hơn Vĩnh Tuyên. 
Điều này làm Hương Phi có cảm tình với anh ta hơn, và ấn tượng nặng nề về anh cũng giảm bới chút ít. 
Buổi tối ăn uống xong Hương Phi thấy anh gọi điện liên tục. Đến nỗi cô không dám đàn lớn vì sợ Ồn ào. Gọi điện chán, anh ta đến phía cô, đứng tì tay trên thùng đàn: 
– Ngày nào cô cũng dạy vào giờ này à? 
Không hẳn là vậy. Vì lúc này có Vĩnh Tuyên ở nhà. Rồi anh ta lại về, nên cô không dám đến vũ trường. Và cô thay đổi giờ dạy. Nhưng nghe anh hỏi, cô cũng gật đầu bừa. Cô vờ chăm chú dạy bé Lam, để tránh bị hỏi lôi thôi. Nhưng Vĩnh Tường có vẻ không quan trọng việc học của con bé lắm. Anh ta hơi khom người về phía cô: 
– Nầy. 
Hương Phi ngước lên: 
– Anh muốn hỏi gì? 
– Cô có thể hướng dẫn tôi dạo phố không, lâu quá tôi quên đường rồi. Mấy thằng bạn cũng chưa liên lạc được. Đưa tôi đi chơi nhé. 
– Nhưng tôi phải… 
Vĩnh Tường xua tay: 
– Nghỉ một bữa đi, dẫn bé Lam theo luôn. Con có muốn đi chơi không Lam? 
Bé Lam gật đầu, cười tít mắt: 
– Dạ thích, con đi với chú với cô Phi hả chú? 
– Chú chỉ sợ cô giáo không đồng ý. 
Bé Lam kéo tay Hương Phi: 
– Đi đi nghe cô nghỉ một buổi đi nghe cô, lúc trước giờ này con chơi chứ đâu có học. Hôm nay… 
Hương Phi hoảng hồn nhìn Vĩnh Tường may mà anh ta không để ý. Cô vội gật đầu ngay: 
– Muốn đi chơi thì phải thay đồ đẹp, em lên phòng thay đồ đã. 
– Dạ. 
Con bé chạy tuốt lên lầu. Hương Phi đứng dậy đậy nắp đàn. Vĩnh Tường nheo nheo mắt: 
– Vậy em có phải thay đồ đẹp không cô? 
– Chuyện đó ngòai tầm kiểm soát của tôi. 
Hương Phi noi một cách nghiêm trang. Rồi đi ra khỏi ghế. Vĩnh Tường nhịp nhịp tay lên mặt bàn nhìn theo. Anh ta gật gù như hài lòng một điều gì đó. Chợt anh ta gọi lại: 
– Này, cô giáo. 
Hương Phi quay lại: 
– Anh bảo gì? 
Vĩnh Tường vẫn đứng yên một chỗ như suy nghĩ cái gì đó rồi nhún vai: 
– Không có gì cô đi đi, tôi chờ trong nửa giờ có đủ không? 
– Tôi đâu có cần nhiều thời giờ đến vậy? 
– Không cần trang điểm sao? 
– Không tôi không có nhu cầu đó. 
Vĩnh Tường gật gù: 
– Tại đi chơi không đúng đối tượng chứ gì. Nhưng tôi chỉ thích đi với mấy cô đẹp. Không chiều tôi được sao? 
Hương Phi lắc đầu: 
– Tôi đơn giản quen rồi, và không thích làm đẹp. Nếu anh mất hứng thì tôi xin phép không hướng dẫn. 
Vĩnh Tường gật đâu: 
– Thôi được, không thích thì tôi không ép. Vả lại nhìn cô cũng không đến nỗi tệ. Cô lên thay đồ đi. 
“Anh ta là loại người háo sắc” cô vừa đi vừa nghĩ thầm. Cô thấy ngán ngẩm quá sức. Một ông chủ cũng đủ nặng nề. Bây giờ lại thêm một ông chủ khác, mà lại thuộc người không biết tôn trọng kẻ khác. Có lẽ họ nghĩ cô là người giúp việc, với hình thứ cao, nên họ xử dụng phục vụ cho họ với mọi hình thức. 
Khi Hương Phi dắt bé Lam xuống. Vĩnh Tường vẫn còn đứng chỗ cây đàn. Anh ta không quan sát bé Lam. Nhưng tia mắt lại lướt một cách tỉ mỉ toàn bộ y phục của Hương Phị Rồi anh ta nhận xét: 
– Giản dị quá. Cô không biết làm đẹp gì cả. Phụ nữ bây giờ chăm chút ngoại hình của họ, còn cô thì tự làm cho mình xấu đi. Có người yêu chưa vậy. 
Hương Phi đứng giữa phòng không trả lời. Bé Lam ngước lên nhìn cô, thấy vẻ mặt nghiêm nghị của cô nó như ái ngại. Rồi nói như người lớn: 
– Cô Phi chưa có người yêu. 
Vĩnh Tường bật cười một cách thú vị. Rồi bước tới gần nó cúi xuống: 
– Sao con biết? 
– Tại con không thấy chú nào đến tìm cô Phi, chị của bạn con có người yêu vì nhiều chú đến tìm lắm. 
Vĩnh Tường chợt cười lớn. Hương Phi bặm môi: 
– Nó là con nít, anh đừng nói với nó chuyện của người lớn. 
Vĩnh Tường nhìn cô khá lâu rồi gật gù: 
– Đúng là một cô giáo ngoan quá mô phạm. Con gái đẹp như cô mà chưa có người yêu thì đúng là nề nếp hiếm hoi quá. Anh tôi có thể yên tâm mà giao con bé cho cô. 
Hương Phi làm thinh trong bụng ngầm thấy xấu hổ. Cô chợt thở dài một mình, nếu anh ta biết công việc của cô thì… Cô thật sự không dám hình dung nữa. 
Cô theo Vĩnh Tường ra xe anh ngồi cùng băng với cộ Bé Lam bị nhét vào giữa. Xe vừa chạy ra khỏi cổng anh ta quay qua nhìn cô: 
– Bây giờ mình đi đâu đây? 
– Anh muốn đến đâu? 
– Ở đây có vũ trường nào nổi tiến nhất? 
Tim Hương Phi nhẩy lên một nhịp, đúng là có tật giật mình. Cô cố nói tự nhiên: 
– Tôi không biết mấy chỗ đó. 
Vĩnh Tường mỉm cười: 
– Tôi quên, song cô làm sao biết được mấy chỗ như vậy. Sài Gòn có sòng bạc không nhỉ? 
Đúng là dân ăn chơi rồi. Hương Phi thở dài, cô lắc đầu và nói nhẹ nhàng: 
– Tối nay có bé Lam anh không đến những chỗ đó, nó là con nít, tôi sợ nó bị ảnh hưởng. 
Vĩnh Tường búng tay cái tách: 
– OK, vậy không đến mấy chỗ đó. Vậy cô có thể đưa tôi đi đâu đây? 
– Tôi chỉ biết chỗ của con nít chơi. Vì thường đưa bé Lam đi, còn thì không biết ở đâu cả. Nhưng nếu anh thích tôi có thể giới thiệu mấy quán kem ngon. 
– Trời, ăn kem hả? Chán chết. 
– Vậy thì vào quán café. 
Vĩnh Tường chận lại: 
– Khoan đã đi một vòng Sài Gòn đi, rồi sau đó sẽ tính. 
– Trong một buổi tối không thể đi nhiều như anh muốn đâu. 
– Cứ đi bao nhiêu hay bấy nhiêu. 
Anh ta nghiêng đầu tới, nói với tài xế. Rồi quay mặt nhìn ra ngoài đường ngắm nghía. Thỉnh thoảng anh ta quay sang Hương Phi, nhận xét: 
– Sài Gòn thay đổi nhhiều quá, đẹp hơn nhiều, ở bên đó tôi không hình dung nổi bây giờ nước mình giàu như vậy. 
Hương Phi liếc nhìn Vĩnh Tùng, anh ta nói chuyện có vẻ hơi… chính trị, hơi kinh tế. Có vẻ anh ta cũng sâu sắc chứ không phù phiếm như con người anh ta thể hiện. Nhưng cô chỉ im lặng chứ không nói lên nhận xét của mình. Với những ông chủ, cô bị tâm lý xa cách đè nặng, nên không nói chuyện tự nhiên được. 
Một lát, bé Lam hình như thấy chán, nó bắt đầu vòi vĩnh: 
– Chú Tường ơi con muốn ăn kem. 
Vĩnh Tường nhéo mũi nó một cái: 
– Thích ăn kem hả, chú sẽ cho ăn tùy thích, ăn đến chừng nào chán thì thôi. Nhưng phải nói với cô Phi xem cô ấy có đồng ý không? 
Hương Phi vội lên tiếng: 
– Tôi làm sao dám không đồng ý, tùy anh quyết định mà. 
– OK, vậy thì sẽ ăn kem, cô hướng dẫn đi. 
Hương Phi nghiêng tới chỉ đường rồi lại ngồi tựa ra sau. Chỉ một lát sau xe đã ngừng trước bên đường. Vĩnh Tường đẩy cửa bước xuống anh ta định đi vòng qua mở cửa cho Hương Phi nhưng cô đã tự bước xuống. Tuy nhiên, cô cũng đã thấy sự galăng của anh ta: 
– Cám ơn anh. 
Vĩnh Tường chỉ cười chứ không trả lời. Vào quán anh ta lại lịch sự kéo ghế cho Hương Phị Rồi nghiêng người tới gần bé Lam: 
– Con muốn ăn kem gì? 
– Đây là quán kem ý mà chú. 
– Thế thì sao? 
Hình như nghĩ ra điều đó, anh ta lại cười: 
– Con thích ăn bao nhiêu cứ gọi nhé, chú không rành về kem lắm. 
Hương Phi thấy bé Lam hơi ngớ ngẩn cô định giải thích. Nhưng lại thôi không hiểu sao khi có mặt Vĩnh Tường, cô lại tiết kiệm lời nói đến vậy. 
Vĩnh Tường gọi hai ly kem. Rồi hỏi người chạy bàn: 
– Có café không chị? 
– Dạ không? 
– Vậy có thứ nào khác không? 
– Ở đây chỉ có kem và bánh ngọt. 
– Thế thì thôi vậy. 
Và anh ta lấy thuốc ra hút. Hương Phi buộc miệng: 
– Anh không ăn kem sao? 
– Tôi chúa ghét những thức ăn ngọt. 
Khi kem được mang ra. Anht ta đẩy đến trước mặt Hương Phị Rồi cầm trên tay ly của bé Lam: 
– Con tự múc ăn được không? 
– Dạ được. 
Hương Phi phì cười: 
– Nó lớn rồi, bình thường nó cũng tự ăn đấy. 
– Vậy sao, vậy mà tôi nghĩ nó chẳng biết gì. 
Rồi anh ta hỏi một cách ân cần: 
– Cô Phi thích ăn món gì? 
Hương Phi lắc đầu: 
– Tôi không thích bánh ngọt. Nhưng bé Lam thì thích bánh bông lan ở đây lắm. 
– Vậy sao. 
Vĩnh Tường gọi thêm bánh cho nó. Rồi lại ngồi hút thuốc. Cử chỉ của anh ta có vẻ thân mật dễ gần hơn lúc trưa rất nhiều. Anh ta có vẻ tình cảm và tôn trọng Hương Phi, chứ không cợt nhả như lúc mới về. Hương Phi có cảm tưởng anh ta thay đổi ý nghĩ về cộ Còn dựa trên cơ sở nào thi cô không biết. 
Khuya, về đến nhà thì bé Lam đã ngủ gật trên xe. Vĩnh Tường bế nó lên phòng. Hương Phi nhanh nhẹ dọn giường sẵn anh ta đặt nó xuống rồi đứng lên ngắm nghía con bé: 
– Con nít dễ ngủ thật, mới nói chuyện huyên thuyên nó đã ngủ ngon lành. Con bé vô tư quá. 
– Vâng. 
Hương Phi đứng ở chân giường, chờ anh ta về phòng nhưng anh ta đã bước tới đầu giường: 
– Búp bê nhiều quá, không còn đồ chơi nào khác à? 
– Cũng có, nhưng ít lắm, chủ yếu là búp bệ Ông chủ đi xa về là mang cái đó cho nó, chẳng có thứ khác. 
Vĩnh Tường nhướng mắt: 
– Ảnh chỉ mua thứ này thôi à? 
– Có lẽ ông chủ nhiều công chuyện quá nên không nhớ. 
Vĩnh Tường nhún vai: 
– Quan tâm con bằng cách này là không xong rồi, bao nhiêu đó đâu có đủ. 
Anh ta chợt đưa mắt nhìn qua giường Hương Phi: 
– Chà cô có một bộ sưu tập đầy đủ quá. 
– Cái đó cũng là ông chủ mua đấy. 
– Qùa cho cô giáo của bé Lam là thế này à? 
Vừa nói anh ta vừa bước qua cầm một con gấu lên xem, rồi cười lớn: 
– Ông anh của tôi thú vị thật. 
Anh ta đến trước mặt Hương Phi, nhìn nhìn: 
– Cô không buồn sao? 
– Không, tại sao lại buồn? 
– Cô không thấy vậy là thiệt thòi à. 
– Được tặng quà mà cho là tiệt thòi sao được. Toi không nghĩ gì cả. 
– Không, ý tôi muốn nói là, cần phải thiết thực hơn một chút, cô có quyền đòi hỏi mà. 
Hương Phi đỏ mặt: 
– Tôi đâu có trơ trẽn đến vậy đây là chuyện tế nhị mà. Thậm chí nếu ông chủ tặng quà nhiều quá, tôi sẽ mất tự nhiên, tôi ngại mấy chuyện đó lắm. 
Vĩnh Tường nhìn cô chằm chằm. Rồi gục gặt đầu như nghĩ chuyện gì đó không muốn nói ra. Vẻ mặt anh ta dịu dàng tình cảm: 
– Khuya rồi cô ngủ đi. Chúc ngủ ngon. 
– Cám ơn anh. 
Đợi anh ta ra rồi, Hương Phi đến giữa cửa. Cô không ngủ mà cứ đứng dựa vào tường lo lắng. Nếu cứ đưa anh ta đi chơi thế này thì cô mất việc mất. 
Sáng hôm sau Hương Phi và bé Lam đến trường như bình thường. Vĩnh Tường vẫn còn ngủ trên phòng. Anh ta ngủ đến lúc cô về vẫn chưa thức. Bé Lam có vẻ bồn chồn muốn lên chơi với anh. Nhưng Hương Phi không chọ Cô bắt nó lên giường ngủ, rồi đi xuống sân ngồi đọc sách. 
Khi Hương Phi đứng dậy định vào nhà. Nhưng cô khựng lại khi thấy Vĩnh Tường đang ngồi trên chiếc ghế gần đó. Anh ta tréo chân, đặt quyển sổ trong lòng, cây viết trên tay anh ta lướt thoăn thoắt trên giấy. Thấy cô định bước đi, anh ta chận lại: 
– Khoan, đừng đi. Ngồi xuống như lúc nãy đi. 
Hương Phi ngồi xuống băng đá. Cô hỏi mà cử chỉ vẫn bất động: 
– Anh vẽ tôi hả? 
– Ừ. 
– Anh là họa sĩ à ? 
– Cứ cho là vậy. 
– Vẽ cái này lâu không, tôi phải lên xem bé Lam dậy chưa. 
– Một chút thôi, tôi xắp xong rồi. Ngồi yên đi. 
Hương Phi chờ thêm chút nữa. Cuối cùng Vĩnh Tường đứng dậy: 
– Xong rồi. 
Anh ta đưa Hương Phi quyển sổ. Cô cầm lên nhìn nhìn bức tranh. Anh ta vẽ cô thật giống nhìn thoáng là biết ngaỵ Cô đưa trả lại anh ta, nói như nhận xét: 
– Anh vẽ giống thật. 
– Đẹp không? 
– Chẳng lẽ tôi khen tôi đẹp? 
Vĩnh Tường bật cười: 
– Cứ nói thật ý nghĩ của mình đi, theo tôi thì người mẫu rất đẹp. 
Hương Phi cười gượng: 
– Lần đầu tiên có người nhận xét tôi như vậy đó. Cám ơn anh nghe. 
– Này, cô không biết là cô có ngoại hình dễ coi à, có dối lòng không vậy? 
– Chắc bé Lam dậy rồi để tôi lên xem. 
– Khoan, nó chưa dậy bây giờ đâu, tôi định nói với cô cái này. 
– Chuyện gì vậy? 
– Bắt đầu ngày mai cô ngồi làm người mẫu cho tôi nhé. 
– Hả? 
– Không khó lắm đâu, cô chỉ chịu khó ngồi yên một chỗ thôi Lúc nãy nhìn cô, tôi chợt nảy ra ý nghĩ đó. Tôi đang hứng thú vẽ bức tranh mới, đừng từ chối nghe cô giáo. 
– Tôi rất thích người khác vẽ mình, nhưng lại không có thời giờ. Anh thông cảm nghe. 
– Đâu có sao, cô có thể ngồi mẫu vào buổi tối, hoặc ngoài giờ dạy, bé Lam không làm phiền cô đâu. 
“Đằng nào thì mình cũng phải ở nhà, như mình làm thêm việc cho ông chủ thứ hai vậy” – Nghĩ vậy, cô gật đầu một cách phục tùng: 
– Vậy khi nào rảnh, tôi sẽ ngồi cho anh vẽ. 
– Cô dễ chịu thật. 
Hương Phi không biết mình có dễ chịu như anh ta nói không. Cô đang rối bời từng ngày vì sợ mất việc. Diệu Ly còn phải đi chơi với người yêu, nếu cứ làm thay cô thế này, chắc con nhỏ sẽ bị bồ good bye mất. Có lẽ đây là thời gian xui xẻo nhất mà cô không còn cách nào khác hơn là phải chịu. 
Ngay buổi tối đo, khi bé Lam đã ngủ, Hương Phi bắt đâu làm nghề người mẫu. Không biết Vĩnh Tường tìm ra bộ áo dài tư lúc nào. Anh ta bảo cô thay bộ áo đó, không cần trang điểm, và xõa tóc ngồi bên cửa sổ ra vẻ cực kỳ mơ mộng. Bình thường Hương Phi cũng hay ngồi như vậy. Nhưng bây giờ cô thấy nó có vẻ tức cười. Và cô cứ cúi mặt cười mãi. Đến nỗi Vĩnh Tường phải ngừng vẽ, đi về phía cô: 
– Cái gì vậy cô giáo? 
Hương Phi bặm môi cố giữ nét mặt bình thường: 
– Không có gì cả. 
– Sao cười hoài vậy? 
– Tôi không quen ngồi thế này, cảm giác có người nhìn làm tôi xấu hổ. 
Vĩnh Tường cũng cười theo cộ Rồi anh ta đứng dựa cửa sổ, khoanh tay trước ngực trầm ngâm: 
– Tôi có hứng vẽ cảnh này lắm đấy. Con gái ở nước ngoài tìm một mái tóc thề và vóc dáng yểu điệu không phải là dễ. 
– Vậy à? 
– Cô có nét đẹp đặc trưng của con gai Việt Nam, cô có nhận ra không? 
Hương Phi lắc đầu: 
– Tôi không biết, vì tôi không có ai để so sánh. 
– Tôi bảo đảm bức tranh này đưa ra nước ngoài sẽ được nhiều người thích. Người Việt ở nước ngoài có tâm lý nhớ nhà, họ thích cái gì có vẻ Việt Nam. Cho nên cô đừng coi thường công việc của mình. 
Hương Phi nói nhỏ: 
– Xin lỗi, tôi không cười nữa đâu, anh vẽ tiếp đi. 
– Cô gắng nghiêm chỉnh nhé. 
– Vâng. 
Vĩnh Tường đi đến phía giá vẽ, bắt đầu quẹt mầu. Anh ta làm việc một cách nghiêm chỉnh và say mệ Hương Phi không nhìn trực tiếp được anh tạ Nhưng cô hình dung được dáng điệu ấy. Cô đoán anh ta sống bằng nghề này. 
Hơn một tuần sau thì bức tranh được vẽ xong. Đó là tranh sơn dầu, màu sắc bàng bạc nhẹ nhàng. Hương Phi không rành về tranh lắm nhưng cô thấy thích nhìn. 
Buổi tối hôm đó, khi bé Lam đã ngủ. Hương Phi định đi nằm thì Vĩnh Tường gõ cửa tìm cộ Anh nói ngay khi thấy cô ló đầu ra: 
– Cô định ngủ à? 
– Anh còn muốn vẽ sao? 
– Không. Vẽ xong rồi. Tôi chỉ muốn cô ra uống trà thôi. 
– Cũng được. Anh chờ cho một lát. 
Hương Phi trở vào thay áo, rồi đi ra ban công. Vĩnh Tường đã đặt trà và bánh ngoài đó. Cô nhìn anh ta với vẻ ngạc nhiên. Sao tối nay anh ta có vẻ mơ mộng thế. 
Vĩnh Tường chỉ nói chuyện lan man chứ chẳng đá động gì đến bức tranh. Hương Phi chống cằm ngồi nghe hơn là nói. Anh ta về đây hơn một tuần, tiếp xúc với cô nhiều nhất. Có lẽ anh ta thấy cô là người thân khi ở đây. Nhưng cô thì không thấy được cảm giác đó. Vì trong thâm tâm, cô luôn dè dặt với ý nghĩ anh ta cũng là ông chủ của cô. 
Đến khuya thì Hương Phi hết còn nghe nổi. Cô che miệng khẽ ngáp một cách kính đáo. Nhưng Vĩnh Tường vẫn nhận ra. Anh ta cười như có lỗi: 
– Mệt rồi hả Hương Phi, nãy giờ tôi làm phiền cô lắm phải không? 
– Đâu có, bình thường tôi cũng thức khuya lắm. 
– Cô vào ngủ đi. 
Hương Phi không khách sáo nữa, cô đứng lên: 
– Anh vào bây giờ chưa, để tôi dọn dẹp. 
Vĩnh Tường khoát tay: 
– Để đó, tôi dẹp được rồi. 
Vừa nói anh ta vừa đứng dậy đi về phía Hương Phi, chìa ra một phong bì: 
– Đây là tiền người mẫu của cô. 
Hương Phi ngạc nhiên: 
– Cái này cũng có lương nữa sao. Tôi không nhận đâu, xem như tôi làm việc cho ông chủ vậy mà. 
– Đừng ngại, nếu không nhờ cô, tôi cũng phải nhờ người khác, cũng phải trả tiền như thế thôi, không phải tôi cho đâu. 
Thấy Hương Phi còn ngập ngừng, anh ta ấn phong bì vào tay cô: 
– Tôi nhắc lại nhé, đây là tiền công của cô, chứ không phải tôi cho, không giống như lần trước đâu. 
– Rất cám ơn. 
Và cô đi về phòng Vĩnh Tường nói với theo giọng thân mật: 
– Chúc ngủ ngon. 
Hương Phi quay lại mỉm cười: 
– Cám ơn, anh cũng vậy nghe. 
Cô thấy Vĩnh Tường nhìn theo cô và cười. Cử chỉ dễ mến của anh ta làm cô vui vẻ trong lòng. Nhưng còn một điều khác làm cô nhẹ gánh hơn, đó là món tiền mới có được. Dù sao thì cô cũng phải lo vì nửa tháng mất việc ở vũ trường.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây