David Copefield

white noise for sleeping link
shopee-sale

Charles Dickens

David Copefield

 

Chương 1

Thời thơ ấu của tôi

Tôi ra đời vào một ngày thứ sáu, đúng nửa đêm, ở Blunderstone, thuộc quận Suffolk. Khi tôi mở mắt chào đời, cha tôi đã qua đời hơn sáu tháng.
Bậc bề trên trong gia đình là một bà cô của cha tôi, bà trẻ của tôi mà người mẹ tội nghiệp của tôi thường gọi là cô Trotwood hay cô Betsy mỗi khi mẹ có gan gọi tên con người dễ sợ ấy, điều này rất ít xảy ra. Cô Betsy ở một chòm xóm, xa lắc, mạn bờ biển, cùng với người hầu gái, chẳng giao du với ai.
Cha tôi được bà cô cưng chiều, tôi nghĩ thế, nhưng bà không bao giờ tha thứ cho cuộc hôn nhân của ông, với lý do mẹ tôi chỉ là một đứa bé con.
Chẳng bao giờ cha tôi gặp lại cô Betsy.
Vào một buổi chiều tháng ba giá rét, vài giờ trước khi tôi chào đời, mẹ tôi thấy một người đàn bà không quen men theo lối vườn đi vào. Nhìn lần nữa, mẹ tôi linh cảm người đàn bà không quen ấy là cô Betsy. Đáng lẽ bấm chuông ở cửa ra vào bà ta lại đến đứng sững trước cửa sổ và tì mạnh chóp mũi vào cửa kính, đến mức nó trắng bệch ra và tẹt dí. Mẹ tôi run rẩy ra mở cửa.
– Bà David Copperfield có phải không? – Cô Betsy lên tiếng.
– Vâng – Mẹ tôi lí nhí đáp.
– Cô Trotwood, – bà khách nói tiếp, – hẳn là chị có nghe nói đến bà ta ?
Mẹ tôi thưa đã được cái hân hạnh đó.
– Giờ thì chị gặp bà ấy đây.
Mẹ tôi cúi đầu mời bà vào nhà. Cả hai ngồi gần lò sưởi. Cố kìm mãi không nổi mẹ tôi bật khóc tấm tức.
– Trời ơi là trời ! – Cô Betsy kêu lên, – chị rõ thật chỉ là một con bé con.
Hẳn là mẹ tôi trông quá trẻ so với tuổi của mình.
– Thế chị định đặt tên con gái chị là gì ? – Cô Betsy giật giọng hỏi. – Là nói sau khi sinh đứa con gái ấy…
– Hay là đứa con trai ấy… – Mẹ tôi đánh bạo nói xa xôi..- Tôi bảo chị, sẽ là một đứa con gái mà. Đừng có nói trái ý tôi. Sau khi sinh con bé đó, tôi muốn gần gũi thân ái với nó. Tôi muốn là mẹ đỡ dầu của nó và yêu cầu đặt tên nó là Betsy Trotwood Cop-perfield…
Thế David đối xử tốt với chị chứ ? – Sau một lát im lặng, cô Betsy nói tiếp.
– Chúng cháu rất hạnh phúc. – Mẹ tôi nói, -anh Copperfield có thể nói là đối xử quá tốt với cháu.
– David có để lại được ít lưng vốn nào cho cháu không ?
– Anh Copperfield đã có lòng tốt để lại cho cháu một phần gia tài của anh.
– Bao nhiêu ? – Cô Betsy hỏi.
– Một trăm linh năm bảng – Mẹ tôi đáp.
Mẹ tôi chuyển dạ và đành phải lui vào phòng riêng và bác sĩ gia đình là ông Chillip được mời ngay đến đỡ cho bà.
– Chị ấy thế nào ? – Cô Betsy hỏi bác sĩ Chillip lúc ông vừa bước ra.
– Thưa bà, tốt, chị ấy sẽ sớm bình phục. Một người mẹ trẻ như chị ấy trong hoàn cảnh đáng buồn mà được như thế thì không có gì may mắn hơn. Bà có thể vào thăm, có lẽ sẽ tốt hơn cho sản phụ.
– Thế con bé hài nhi nó ra sao ? – Cô tôi hỏi ngay.
Ông Chillip nhìn cô Betsy với vẻ thân tình.
– Con bé hài nhi, nó ra sao ? – Cô tôi lại hỏi.
– Thưa bà, – bác sĩ đáp, – tôi tưởng bà biết rồi:
Một bé trai.
Cô tôi không nói nửa lời, chụp lấy chiếc mũ của bà, quẳng nó vào mặt ông Chillip, rồi lại đội chiếc mũ bụp dúm bẹp dó đó lên đầu mình, lao ra ngoài và không bao giờ quay lại nữa.
Vậy tôi là một đứa bé trai, được đặt tên là David như người cha xấu số của tôi.
Những hình ảnh tuổi thơ đầu tiên, khi tôi hồi tưởng lại, đó là hình ảnh mẹ tôi với mái tóc đẹp và vẻ trẻ trung của mẹ cùng người hầu gái Peggotty với cặp mắt đen láy khiến mặt chị như tối sầm lại, với đôi má và những cánh tay rắn chắc, đỏ au đến nỗi tôi lấy làm lạ sao chim chóc không thích mổ chị hơn là mổ những quả táo.
Tôi thấy cả hai nghiêng mình xuống sàn nhà và tôi chệnh choạng đi từ người nọ sang với người kia. Tôi nhớ rất rõ ngón tay trỏ của chị Peggotty chìa ra giúp tôi bám vào tập đi, một ngón tay trỏ bị kim khâu đâm nát và nham nhám như cái nạo củ nhục đậu khấu.
Những gì hiện ra từ đám mây hồi niệm xa xăm nhất của tôi, đó là ngôi nhà chúng tôi ở. ở tầng trệt, bếp của chị Peggotty nhìn ra một mảnh sân, mà ở giữa sân, phía đầu dốc có một chuồng bồ câu.bỏ không. Một chuồng chó to trong góc sân chẳng có con nào, và rất nhiều gà tôi có cảm tưởng chúng to kinh khủng và chúng đi đi lại lại với vẻ hung hăng, dữ tợn.
Một hành lang dài dẫn từ nhà bếp tới cửa ra vào. Và kia là hai phòng khách, một phòng chúng tôi ngồi buổi tối, mẹ tôi, chị Peggotty và tôi, còn phòng kia, đẹp hơn nhưng ít tiện nghi hơn, chúng tôi ở đó vào ngày chủ nhật.
Một buổi tối chỉ có chị Peggotty và tôi ngồi với nhau trong phòng khách bên lò sưởi. Tôi đọc cho chị nghe vài mẩu chuyện về loài cá sấu. Có lẽ tôi đọc không được lưu loát, hoặc người con gái tội nghiệp ấy không thật hứng thú nghe câu chuyện kể, vì tôi nhớ rằng ý nghĩ rất mơ hồ còn lại với chị, đó là cá sấu là một loài rau quả! Tôi buồn ngủ rũ ra, nhưng được phép đợi mẹ tôi đi chơi buổi tối bên hàng xóm về nên tôi thà ngủ gục trên chiếc ghế còn hơn là bỏ đi nằm.
Chuông ngoài vườn reo. Chúng tôi chạy ra mở cửa. Đó là mẹ tôi đi cùng một ông có bộ tóc đẹp và chòm râu đen. Tôi có cảm tưởng mẹ tôi xinh hơn mọi ngày. ông ta xoa đầu tôi, nhưng không biết vì sao tôi không thích cả con người lẫn giọng nói của ông ấy, và tôi ghen tức khi thấy tay ông chạm vào tay mẹ tôi trong khi ông vuốt ve tôi. Tôi lấy hết sức đẩy ông ta ra.
– ồ! David! – Mẹ tôi kêu lên.
Bà cảm ơn ông đã đưa bà về tận nhà và vừa chìa tay cho ông vừa nhìn tôi.
– Cháu trai xinh đẹp, cháu chào bác đi! – ông ta nói.
– Xin chào! – Tôi nói.
– Lại gần đây, chúng ta hãy là những người bạn tốt. – ông ta vừa mỉm cười vừa nói. – Đưa tay đây nào.
Bàn tay phải tôi đang trong tay mẹ, tôi chìa tay trái cho con người xa lạ. ông ta thân mật siết chặt tay tôi và bỏ đi. Tôi thấy ông ta ngoái lại trước khi cửa vườn khép và cặp mắt đen của ông ta quẳng cho chúng tôi một cái nhìn mang điềm chẳng lành.
Không biết chủ nhật sau đó tôi có gặp lại ông ta hay sau một thời gian dài hơn, tôi không thể nhớ nổi. Hôm ấy, đang đi dạo thì gặp, ông ta theo chúng tôi về nhà.
Dạo này buổi tối chị Peggotty ở lại với chúng tôi không lâu. Mẹ tôi bao giờ cũng tỏ ra tôn trọng chị nhưng không được như xưa, và chúng tôi cảm thấy không được đầm ấm như ngày trước.
Dần dà rồi tôi cũng quen với việc gặp cái ông có bộ râu đen, tên ông ta là Murdstone. Tôi cảm thấy một sự ghê tởm đầy bản năng trẻ thơ đối với.ông ta và cho rằng chị Peggotty và tôi, chúng tôi chẳng cần đến ai để yêu mến mẹ tôi cả.
Một buổi tối mẹ tôi đi vắng, chúng tôi ngồi với nhau như mọi khi, thì chị Peggotty hỏi tôi sau khi đã nhìn tôi thăm dò nhiều lần.
– Cậu David, cậu có thích cùng tôi đến chơi nhà anh tôi ở Yarmouth khoảng hai tuần không ?
– ông anh chị có dễ chịu không, chị Peggotty.
– Tôi thận trọng hỏi.
– ồ anh ấy thật là một người tuyệt vời ! – Peg-gotty vừa kêu vừa giơ hai cánh tay lên. – ở đấy có biển, có thuyền, có tầu thủy và những người làm nghề chài lưới, có cả bãi tắm, cả cháu trai Cham của chị để chơi với cậu…
Nghe đã thấy khoái, nhưng mẹ tôi sẽ nói thế nào đây ?
– Tôi cuộc với cậu một đồng vàng, – chị Peg-gotty nói, – rằng thể nào bà cũng cho cậu đi. Nếu cậu thích, khi bà về tôi sẽ xin với bà.
Mẹ tôi chẳng ngạc nhiên như tôi tưởng, mẹ đồng ý ngay lập tức.
Đã đến ngày lên đường. Chúng tôi lên chiếc xe tàng tàng của người đánh xe hàng, khởi hành buổi sáng sau bữa điểm tâm. Lòng tôi bồn chồn, nhưng tôi nhớ lại rằng dù vui được đi chơi mà sao tôi không ngăn nổi nước mắt khi từ biệt ngôi nhà và phải xa người mẹ yêu quý của tôi. Cả mẹ nữa, bà cũng chan hòa nước mắt và đằm thắm ôm ghì lấy tôi. Hình như tôi thấy ông Murdstone lại gần mẹ tôi, trách mẹ sao tỏ ra quá xúc động thế. ông ta xen vào đây để làm gì?
Con ngựa của người đánh xe hàng là con ngựa lười biếng nhất đời. Nó lết đi, đầu cúi xuống, như thế nó thích thú bắt những người mà nó chở phải chờ đợi.
Người đánh xe hàng đầu cúi gằm như con ngựa của anh ta, ngả người về phía trước, ngủ gà ngủ gật, cánh tay chống lên đầu gối lúc đánh xe. Đáp lại mọi câu chuyện, anh ta chỉ huýt sáo.
Chị Peggotty giữ trên đùi một làn thức ăn có thể dùng thoải mái đến tận Luân Đôn. Chúng tôi chỉ có việc ăn và ngủ. Sau bao nhiêu chặng đường vòng vèo, cuối cùng chúng tôi đến Yarmouth.
– Kìa cháu Cham của chị đấy ! – Peggotty kêu lên. – Nó lớn nhanh đến nỗi không nhận ra nó nữa !
Quả nhiên Cham chờ chúng tôi ở quán và nó hỏi tôi có khỏe không y như người quen biết cũ.
Nó cõng tôi về nhà. Đó là một cậu bé vạm vỡ cao quãng sáu piê, mặt non choẹt, tóc vàng hoe, xoăn tít khiến cậu hệt như một con cừu.
Chúng tôi đến trước một khoảng đất xám mà từ xa tôi đã nhìn thấy nó.
– Nhà chúng tôi đây rồi ! – Cậu David ạ. -Cham bảo tôi.
Đây là một chiếc tàu màu đen, một loại tàu cũ, đậu trên cát,ống khói làm bằng tôn cứ âm ỉ bốc khói.
– Không phải nhà đấy chứ ? – Tôi nói.
– Đúng là nhà đấy, cậu David ạ. – Nó đáp.
ở mạn sườn tàu có một cửa ra vào xinh xắn; có trần nhà và những cửa sổ nhỏ xíu; nhưng điều khiến tôi vui thích hơn cả là vốn đây là một con tàu thực sự, chắc chắn nó đã lênh đênh trên mặt nước hàng trăm cuộc hành trình.
Bên trong tàu rất sạch sẽ và cũng đầy đủ tiện nghi. Có một chiếc bàn, một đồng hồ Hà Lan treo tường, và một bức tranh vẽ một bà cầm ô đi dạo và một đứa trẻ chơi đánh vòng. Tại các xà trên trần treo những chiếc móc, tôi không đoán được dùng để làm gì; hòm xiểng và những đồ vật khác cũng tiện lợi dùng để ngồi thay cho ghế tựa.
Chị Peggotty mở chiếc cửa nhỏ và chỉ chỗ ngủ cho tôi. Đó là một căn phòng thoải mái chưa từng thấy, phía sau con tàu, với một cửa sổ nhỏ, xưa kia bánh lái xuyên qua đó, một tấm gương nhỏ, một chiếc giường con vừa đủ kích cỡ để kê lọt được vào phòng và một bó tảo cắm trong cái hũ màu xanh trên bàn.
Tôi đặc biệt chú ý đến mùi cá rất nồng tanh trong căn nhà tuyệt vời này. Chị Peggotty cho tôi biết là anh chị mình buôn tôm hùm, cua bể, tôm nhỏ và ngay sau đó tôi nhận ra một đống lúc nhúc những con vật ấy quấn lấy nhau, con nọ trong con kia, chúng cắp lấy mọi thứ ở dưới đáy chiếc lờ bằng gỗ.
Trong nhà này có một người đàn bà khoác tạp dề trắng rất lễ phép. Đứng cạnh bà là một bé gái tuyệt diệu mang dây chuyền ngọc trai màu xanh.
Chúng tôi vừa dùng xong bữa tối thì một người đàn ông tóc rậm rì, khuôn mặt đầy vẻ hiền hậu về đến nhà : tôi được giới thiệu đó là ông Peggotty, chủ nhà. ông vừa hút tẩu thuốc, tôi vừa hỏi chuyện ông. Được biết Cham không phải là con trai ông mà là con của Joe – anh trai ông đã chết vì đắm tàu. Bé gái Emilie là con gái em rể ông, ông ta cũng chết vì đắm tàu.
Chị Peggotty ra hiệu cho tôi đừng hỏi thêm nữa. Trong căn phòng nhỏ kín đáo của tôi. Chị cho tôi biết rằng Cham và Emilie là hai đứa trẻ mồ côi từ hồi còn bé tí teo được ông chú mang về nuôi và rằng bà Gummidge, người đàn bà mang tạp dề.trắng, là vợ góa của một người góp cổ phần với chủ nhà này trong việc khai thác một con tàu. ông Peggotty là một người nghèo nhưng chất phác và chân thật.
Tôi rất xúc động trước lòng tốt của chủ nhà.
Trong lòng thư thái, tôi ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, tôi nhảy khỏi giường và chạy theo bé Emilie nhặt vỏ ốc trên bãi cát.
– Mình nghĩ đằng ấy là một thủy thủ nhỏ đích thực. – Tôi nói với Emilie.
– Không đâu, – cô bé đáp, – tôi sợ biển.
– Sợ ! – Tôi nhắc lại trong khi nhìn đại dương mênh mông.
– Biển đã độc ác với những người thân yêu của tôi biết bao.
Hai chúng tôi lang thang hàng giờ dọc theo bãi biển. Dần dần tôi thấy quý mến bé Emilie, và tôi tin chắc rằng cô bé cũng mến tôi.
Cuối cùng, ngày trở về của tôi cũng đã tới. Tôi không bịn rịn khi phải xa ông Peggotty và bà Gum-midge, nhưng trái tim tôi như ứa máu với ý nghĩ phải để Emilie ở lại.
Đó là một buổi chiều giá lạnh, bầu trời ảm đạm và nặng trĩu nước mưa, tôi trở về Blunderstone.
Cửa mở ra, tôi ngước mắt lên, nửa cười nửa mếu để nhìn mẹ tôi. Nhưng không phải mẹ tôi mà là một chị đầy tớ không quen.
Chị Peggotty xuống xe, nắm tay tôi, đẩy tôi đang vô cùng sửng sốt vào bếp và đóng cửa lại.
– Chị Peggotty ơi, – tôi hoảng hốt nói. – Có chuyện gì vậy ?
– Không có gì, cậu David ạ. – Chị đáp, cố làm bộ vui vẻ.
– Nhất định là có chuyện gì rồi, em đoán chắc là như vậy.
Nước mắt tôi giàn giụa, tôi cảm thấy như sắp ngất xỉu.
– Mẹ em không chết chứ, chị Peggotty ?
– Không ! – Chị kêu lên. – Cậu thấy đấy, cậu yêu quý, đáng lẽ chị phải cho em biết sớm hơn, nhưng chị đã không đủ can đảm. Em có một người cha !
Tôi run bắn lên và mặt trở nên tái nhợt.
– Một người cha khác, – chị Peggotty nói.
– Một người cha khác ư ? – Tôi hỏi lại.
– Lên mà xem.
– Em không muốn nhìn thấy ông ta.
– Không muốn thấy cả mẹ em nữa sao ? – Chị nói thêm..Tôi không cưỡng lại nữa và chúng tôi đi thẳng vào phòng khách lớn rồi chị để tôi ở lại đó. Mẹ tôi ngồi ở một góc lò sưởi và góc kia ông Mard-stone.
Mẹ tôi đứng phắt lên nhưng tôi cảm thấy mẹ rụt rè.
– Clara thân yêu của anh – ông Murdstone nói.
– Em cứ bình tĩnh. David, con trai ta, con có khỏe không ?
Tôi bắt tay ông ta. Sau một lát ngập ngừng, tôi lại gần mẹ tôi và ôm hôn bà; bà hôn tôi, vuốt ve vai tôi, rồi lại cúi xuống đồ khâu của bà.
Vừa được ở một mình, tôi liền chạy lên cầu thang. Căn phòng nhỏ của tôi đã thay đổi. Tôi xuống sân. Chuồng chó vốn bỏ không nay đã có một con chó to, mõm rộng ngoác và có một cái bờm đen, giống như “ông ta”.
Trái tim tôi tan nát. Tôi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau mẹ tôi và chị Peggotty đánh thức tôi dậy.
– David ! – Mẹ tôi gọi. – David, con của mẹ !
Tôi cảm thấy trên người tôi không phải là bàn tay mẹ tôi, cũng không phải tay chị Peggotty. Đó là ông Murdstone, ông ta đã nắm lấy cánh tay tôi, và đang nói:
– Chuyện gì vậy ? Clara, em thân yêu, em quên rồi à ? Phải kiên quyết chứ !
Ông ra lệnh cho hai người đàn bà ra ngoài. Lúc chỉ còn tôi và ông, ông trừng trừng nhìn tôi, bậm môi nói :
– David, khi gặp con ngựa bất kham, cậu có biết ta làm gì không ?
– Cháu không biết gì hết.
– Ta đánh nó. Ta bắt nó phải phục tùng. Và dù nó có phải trả giá bằng tất cả máu của nó, ta nói là ta làm. Bây giờ, thưa cậu, cậu hãy đi rửa mặt và xuống nhà với ta.
Chúng tôi chỉ có ba người ngồi ăn với nhau.
Ông ta tỏ ra mê mệt mẹ tôi, còn mẹ tôi cũng say đắm ông ta. Qua câu chuyện giữa hai người tôi biết rằng, một người chị của ông Murdstone sẽ tới đây sống với họ và họ đang chờ bà ta đến vào tối hôm ấy. Tôi biết rằng, ông ta không cần phải tích cực tham gia công việc kinh doanh, vì hàng năm ông có một phần lợi tức của một thương gia rượu vang ở Luân Đôn và chị ông cũng được hưởng như ông trong việc buôn bán ấy.
Sau bữa tối thấy có tiếng xe ngoài hàng rào khu vườn. Cô Murdstone đã tới. Đó là một người đàn bà có vẻ rầu rĩ, tóc nâu sẫm. Bà ta giống người em trai nhất là ở khuôn mặt và giọng nói.
Bà ta được vồn vã chào đón và mời vào phòng khách. Bà ta chào mẹ tôi một cách kính trọng như một người mới quen..- Con trai mợ, phải không ?
Mẹ tôi nói vâng.
– Nói chung, – cô Murdstone nói, – tôi không thích bọn con trai. Có khỏe không cậu bé ?
Tôi miễn cưỡng trả lời câu hỏi ân cần ấy rằng tôi rất khỏe và mong rằng bà cũng vậy. Nhưng tôi tỏ vẻ không khoái lắm đến mức cô Murdstone lập tức nhận xét tôi bằng hai từ :
– Xấu thói !
Sau khi đưa ra lời phán quyết ấy với giọng khô khốc, bà yêu cầu được xem phòng ở của bà, nơi mà kể từ đó trở thành chốn khủng khiếp và kinh hoàng đối với tôi.
Cô Murdstone thực sự đến định cư ở nhà tôi và chẳng hề có ý định rời đi đâu hết. Bà ta thu toàn bộ chìa khóa nhà cửa ở mẹ tôi, chẳng nể nang gì, và ngày đêm giữ dịt lấy. Mặc dù cũng đã rụt rè phản đối, nhưng mẹ tôi không được giữ chúng nữa.
Tôi học ở nhà, trong khi chờ đợi vào ký túc xá. Trên danh nghĩa mẹ tôi dạy, nhưng thực tế là ông Murdstone và bà chị ông lúc nào cũng có mặt và đó là dịp tốt để họ dạy cho mẹ tôi tính cương quyết. Tôi cho rằng chỉ vì thế họ mới để tôi ở lại nhà. Hồi chỉ có hai mẹ con tôi sống với nhau, tôi học tập khá thoải mái và thích thú. Nhưng từ giờ trở đi, những bài học trịnh trọng là đòn chí tử đánh vào thời gian nghỉ ngơi của tôi, đó là một công việc khổ sai, một nỗi buồn phiền diễn ra hàng ngày. Chúng rất dài, rất nhiều, rất khó. Phần lớn những bài học ấy tôi không hiểu nổi và tôi cũng như bà mẹ tội nghiệp của tôi rất sợ chúng.
Kết quả của cách đối đãi kéo dài ít ra sáu tháng trời ấy, là khiến tôi trở nên bẳn tính, buồn bực và cáu kỉnh. Điều góp phần rất lớn vào kết quả trên, đó là người ta ngày càng tách tôi xa mẹ tôi. Tôi chỉ còn có bộ sách cha tôi để lại là nguồn an ủi duy nhất.
Một buổi sáng khi cắp sách xuống phòng khách, tôi thấy mẹ tôi có vẻ lo lắng, cô Murdstone có vẻ cương quyết và ông Murdstone thì đang buộc cái gì vào đầu cây gậy của ông. Đó là một cây gậy bằng song mềm, ông ta múa vun vút lúc tôi bước vào. ông Murdstone nói:
– Bởi vì anh cam đoan với em, Clara ạ, rằng bản thân anh thường bị đánh đòn! Giờ đây David, – ông nói tiếp và mắt ông long lên sòng sọc, – cần chú ý hơn mọi khi.
Ông ta lại múa tít cây gậy, rồi đặt nó bên cạnh với một cái nhìn có chủ ý và cầm lấy quyển sách..Để giáo đầu, đó là một phương tiện tốt giúp tôi nhanh trí. Đương nhiên, mọi chuyện trở nên xấu đi, mẹ tôi oà lên khóc.
– Clara ! – Cô Murdstone lên giọng cảnh cáo.
– Em hơi ốm chị Jane ạ. – Mẹ tôi lí nhí đáp.
Ông Murdstone nhìn chị ông vẻ trang trọng, rồi ông cầm gậy đứng lên, nói :
– Quả là, chị Jane ạ, chúng ta không thể chờ Clara chịu đựng một cách can đảm nỗi cơ cực và dằn vặt mà David gây cho mẹ nó hôm nay. Chịu được đã trở thành anh hùng rồi. Clara đã có tiến bộ nhiều, yêu cầu nữa là quá sức chịu đựng của cô ấy. Nào David ta cùng lên trên kia, cậu cả.
Ông ta lôi tôi đi, mẹ tôi lăn xả tới. Cô Murd-stone nói :
– Clara, mợ điên đấy à ?
Tôi thấy mẹ tôi bịt hai lỗ tai lại rồi mẹ tôi khóc.
Ông Murdstone lên phòng tôi thật chậm chạp và trịnh trọng. Tôi đoán chắc là ông ta khoái cái công cụ trừng trị nhanh gọn đó. Vào trong phòng, ông liền kẹp đầu tôi dưới cánh tay ông ta.
– ông Murdstone, tôi kêu lên. – Xin đừng, xin ông đừng đánh cháu.
Ông ta vẫn kẹp chặt đầu tôi như gọng kìm, nhưng tôi vặn vẹo người xung quanh ông, vừa kêu xin, nên cũng hãm ông ta lại được một lát. Chỉ một lát thôi, vì phút sau ông đánh tôi một cách tàn bạo.
Tôi vồ lấy bàn tay ông nắm tôi và nghiến răng cắn thật mạnh. Thế là ông liền đánh như muốn cho tôi chết. Chúng tôi đang ồn ào thì tôi nghe tiếng mẹ tôi vừa chạy vừa khóc trên cầu thang. ông ta bỏ ra ngoài, khóa cửa lại, nhốt tôi một mình, nằm vật xuống nền nhà, nhễ nhại mồ hôi, sầy da, bỏng rộp, điên cuồng như quỷ sứ.
Sau vụ ầm ĩ đó, tôi bị nhốt năm ngày chỉ ăn bánh nhạt và uống nước lã.
Đêm cuối cùng trong phòng trừng phạt, có tiếng gọi thầm thì làm tôi thức dậy.
– Có phải chị Peggotty, chị thân yêu của em đó không ?
– Phải, em David yêu quý của chị. – Chị đáp.
– Em cần phải im lặng không thì mèo nó nghe thấy em đấy.
Tôi hiểu chị muốn nói về cô Murdstone ở phòng kề bên, và cần phải khôn khéo.
– Họ sẽ làm gì em nữa, chị Peggotty thân yêu của em ?
– Tống em vào nội trú gần Luân Đôn. – Chị đáp.
– Bao giờ, chị Peggotty ?
– Ngày mai..- Em có được gặp mẹ em không ?
– Có, sáng mai.
Rồi chị nói tiếp, giọng nghiêm trang không bình thường :
– Chị sẽ không quên em. Chị sẽ săn sóc mẹ em chu đáo. Và cho dù chị chẳng giỏi giang gì, chị sẽ viết thư cho em, em thân yêu của chị.
Peggotty không thể ôm hôn tôi, chị liền hôn vào lỗ khóa.
Rất xúc động, tôi cảm ơn chị và bắt chị hứa là chị sẽ viết cho ông Peggotty, cho bé Emilie, cho bà Gummidge và cho Cham để nói với họ rằng tôi không phải là đứa trẻ xấu. Chị nhận lời.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây