Đám Đông Cô Đơn

white noise for sleeping link
shopee-sale

Đám đông cô đơn (The Lonely Crowd) là tác phẩm xã hội học nổi tiếng của nhà nghiên cứu không bằng cấp David Riesman (người Mỹ) cùng hai cộng sự Nathan Glazer và Revel Denney. Đây cũng là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, bản gốc ra vào năm 1950. Bản tiếng Việt của Thiên Nga xuất bản năm 2013.

Đám đông cô đơn có tiêu đề bay bổng nhưng là tác phẩm học thuật nghiêm túc và kỳ công, là công trình để đời của tác giả. Suốt 20 năm, từ cuối thập niên 50 đến cuối thập niên 70, Riesman giảng dạy ở Đại học Harvard về chuyên đề nổi tiếng: Tính cách Mỹ và cấu trúc xã hội.

Cuốn sách được coi là nghiên cứu có tính bước ngoặt về tính cách người Mỹ, về sau cũng là cơ sở xã hội học để các dân tộc khác cùng soi chiếu. Cũng chính cuốn sách này (bán chạy, tiêu thụ đến hơn triệu bản) khiến các thuật ngữ “nội tại định hướng” và “ngoại tại định hướng” trở nên quen thuộc.

Hơn 60 năm qua, Đám đông cô đơn chưa hề mất đi khả năng bao quát vấn đề chúng ta đang sống như thế nào. Chúng ta là những người “nội tại định hướng” – từ thuở bé đã bản chất hóa những mục tiêu mà người lớn “cấy cho”, hay người “ngoại tại định hướng” – luôn quá nhạy cảm trước những kỳ vọng và ý thích của người khác? Chúng ta có tự do và hạnh phúc hay không?
Lấy bối cảnh nước Mỹ khi chuyển dịch từ xã hội sản xuất sang xã hội tiêu thụ từ đầu đến giữa thế kỷ 20, với sự bùng nổ của giai tầng trung lưu lớp trên, David Riesman đã phân tích sắc sảo và đầy thuyết phục sự biến đổi trong tính cách của họ từ nội tại định hướng sang ngoại tại định hướng, thể hiện trong các lĩnh vực công việc, chính trị, giải trí, truyền thông, giáo dục, gia đình… Và ông đi đến một nhận định đáng giật mình: các kiểu tính cách ấy đều không làm cho con người được tự do, con người luôn bị định hướng dưới hình thức này hoặc hình thức khác, bởi vậy nó luôn mang cảm giác vong thân và cô đơn.
Nhưng đây không phải câu chuyện của riêng nước Mỹ. Đám đông cô đơn là một cuộc giải phẫu xã hội hiện đại cho cả nhân loại trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này, trong đó nó chỉ ra những khuyết tật của con người, của xã hội, đồng thời cho thấy những cơ may giúp con người trở nên hạnh phúc 
Và nếu tự do, hạnh phúc con người là mục tiêu hướng đến của mọi quốc gia, mọi xã hội, thì những bài học của Đám đông cô đơn vẫn luôn tươi mới.
 

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com