Review nightowlirene:
Truyện có những mô típ thường thấy trong đam mỹ công si tình suốt nhiều năm từ một cậu bé dần trưởng thành để bảo bọc người thương.
Nhưng cái hay của Priest đó chính là bạn thụ thật sự khác người… vừa thô lỗ vừa vô tâm vô phế nhưng lại là một người anh cả vĩ đại sẵn sàng sống chết vì tiền vì cơm ăn áo mặc cho gia đình. Tính cách lạ lùng như dậy mà Priest cũng hòa trộn vô chung một con người được tui cũng thật sự nể.
Tui cũng phải thành thật là tui không đọc chăm chú truyện này từ đầu tới cuối đâu vì chuyện giang hồ chuyện làm ăn kinh doanh tui mù tịt nên đọc kĩ đầu óc cũng không tập trung nổi. Tui thấm được cái hay của chuyện qua mạch tình cảm của hai nhân vật chính. Cơ mà cũng không thể bỏ qua các nhân vật phụ của truyện này từ bà mẹ nghiện ngập của Ngụy Kiêm, bà Tống, mẹ Mặt Rỗ, lão Tam Béo, lão Hùng, Tiểu Bảo,… ai cũng có tính cách rõ ràng độc lập và học được bài học từ họ. Tui cho rằng đây không chỉ là tình cảm đơn thuần mà còn là tác phẩm truyền tải nhiều ý nghĩa về cuộc đời, về tranh chấp giữa người với người, về quá trình trưởng thành không dễ dàng trong mỗi chúng ta, về nỗi đau của người gần đất xa trời.
Trong các nhân vật, mẹ của Ngụy Khiêm có thể nói là một người phụ nữ khốn nạn sống dở mà chết cũng dở nốt. Tuy nhiên ngẫm kĩ thì bà ta đáng thương, sống chưa kịp trưởng thành đã bị cưỡng hiếp rồi sinh con lúc nào cũng không rõ đến khi cưới được người đàn ông đàng hoàng thì bà cũng tận hưởng được vài năm rồi kết thúc. Bà xinh đẹp nhưng nhan sắc bà cũng trở thành công cụ cho một nghề rẻ mạt. Nhân vật này cho tui thấy con người như một cái cây nuôi dưỡng bởi rác rưởi nên đầu óc cũng không thể chấn chỉnh nỗi, đáng thương. Cuộc đời chỉ có một lần làm nên chuyện ý nghĩa là câu chuyện cổ tích đáng sợ kể cho Ngụy Khiêm tựu chung lại ý là “không có bữa trưa nào miễn phí” . Bà dạy cho Ngụy Khiêm sự thù hận mà những đứa trẻ tuổi đó không nên có nhưng có lẽ đó cũng là một món quà khi cuối cùng Ngụy Khiêm học được cách buông bỏ thù hận với bà. Coi như bà cũng có chút ý nghĩa trong đời Ngụy Khiêm.
Bà Tống thì nhân vật này cho tui thấy được cuộc đời này con người cũng có thế này thế khác. Bà già nhiều chuyện lại phiền phức còn tính kế để giành Tiểu Bảo đi khỏi Ngụy Khiêm. Nhưng bà ta cũng đáng thương và tốt bụng biết bao. Tuổi đã gần đất xa trời mà người thân chỉ còn đứa cháu gái ruột, nghĩ thấy bà muốn giành cháu về cũng là tâm lý bình thường hơn nữa Ngụy Khiêm tốt nhưng làm cái nghề lưu manh thì người già như bà sợ chết, nhìn vào chỉ muốn cháu mình cách xa Ngụy Khiêm chục cây số thôi. Bà ta quê mùa nhưng có cái tình quê, thấy Ngụy Khiêm cũng có máu học hành thì hết sức ủng hộ, bà ta biết phụ giúp để ủng hộ anh. Ban đầu thì Khiêm và bà Tống đối địch vì Tiểu Bảo nhưng sau cùng họ thành gia đình cũng là vì Tiểu Bảo.
Ngụy Khiêm có thể thuộc dạng thụ độc nhất vô nhị mà tui biết. Anh ta đúng kiểu đực rựa chính hiệu không có tế bào thần kinh sâu sắc, cho nên tình cảm của thằng em bao năm cũng không nhận ra, tính tình còn hết sức gia trưởng. Anh là trụ cột cũng là chủ gia đình nên anh quản lý các thành viên theo chuẩn mực của mình nên không ít lần anh gò bó Tiểu Bảo theo chuẩn mực đó, làm cô bé tổn thương. Nhưng sự hi sinh của anh cho gia đình làm tui không ghét anh được, ý chí học hành vươn lên lại hết sức phi thường. Cả câu chuyện có thể làm động lực cho các bạn trẻ mầm non làm động lực khởi nghiệp cũng nên, thằng nhóc từ hồi tiểu học cho đến mấy chục tuổi không cha không mẹ lại nuôi thêm đứa em gái cùng mẹ khác cha, bạn tiểu công “lụm” được ngoài đường, còn phải lo cho mẹ của thằng bạn quá cố. Quá trình trưởng thành của thằng cha này không bình thường chút nào nhiều lần bị chém bị đánh sắp chầu ông bà nhưng vì gánh nặng trên vai mà cuộc sống anh có thể ví như “loài gián” đập hoài không chết. Thật sự khâm phục nhân vật này.
Bạn công Ngụy Chi Viễn thì tư chất thông minh nhưng tính tình biến thái, từ nhỏ tới lớn trong thế giới của cậu chỉ có “anh hai” Ngụy Khiêm. Tình cảm sâu đậm của cậu làm hủ nào đọc lòng cũng mềm, cái sự si tình này cũng thường thấy theo mô típ tình cảm thôi nhưng cái đặc biệt ở đây là truyện dưỡng thành nên tình cảm của cậu cũng trưởng thành theo. Từ sự ngưỡng mộ anh hai đến tình cảm e ấp cho đến tình yêu sâu đậm muốn chiếm hữu anh hai rồi cuối cùng trở thành một tình cảm giác ngộ, yêu vì người ấy, làm tất cả để chăm sóc người ấy, cho dù người ấy có thể bên cạnh một cô gái khác. Bạn công này có thể nhận xét là một con sói đầu lạnh như băng nhưng tình cảm tinh tế, chỉ duy nhất với anh thụ.
Tình cảm của công và thụ thì phát triển hết sức tự nhiên. Cái khó của văn dưỡng thành là làm sao xoay chuyển tình cảm gia đình, anh em thành tình yêu, vì nếu viết không đúng có thể làm tình tiết phát triển mất tự nhiên, gượng gạo. Nhưng Priest làm rất tốt, truyện chỉ có 69 chương thôi nhưng các tình cảm của hai người được dẫn dắt từng bước từng bước một nhanh chậm hợp lý. Từ lúc Ngụy Khiêm nhận ra khuynh hướng “cong” của cậu em cho đến anh chấp nhận thì lại lòi ra thằng nhỏ thích anh rồi cuối cùng cách xa nhiều năm hai người gặp nhau thành thật hiểu nhau mà nhận ra tình cảm của nhau. Thật ra thì tính cách đặc thù như Khiêm và Chi Viễn thì hai người chỉ có thể đến với nhau chứ chả ai chen chân vào nổi. Trong thế giới của Khiêm chỉ có gia đình và gánh nặng trên vai không có thì giờ quan tâm người phụ nữ khác, anh là chuẩn kiểu “ngoài lạnh trong tâm thì sao cũng được”. Trong thế giới của Viễn chỉ có thần tượng là Khiêm, kiểu tình cảm như vậy càng yêu càng sâu nên kêu cậu buông bỏ thì cũng khó như lên trời.
Source: dtv-ebook.com