Chiều Riazan

white noise for sleeping link
shopee-sale

Trần Đăng Khoa trưởng thành không chỉ bởi ở tuổi 11 (năm anh sáng tác “Hạt gạo làng ta”), anh đã biết hướng ngòi bút của mình vào cây lúa, vào mối lo muôn thuở của người dân quê, mà còn bởi trong bài thơ, anh đã đúc rút nên những ý khái quát thật thấm thía. Nhiều người khi nhắc tới “Hạt gạo làng ta” thường dẫn ra mấy câu:
“Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
ẹ em xuống cấy”…

Ý thức sáng tạo khiến Trần Đăng Khoa ít khi chịu viết một bài thơ nào chỉ toàn những câu… suông, không điểm xuyết một sự liên tưởng hoặc có đúc kết mang tính khái quát. Trong bài “Thả diều”, sau khi đưa ra một loạt hình ảnh ví von:
“Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời”

“Trời là cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại”
Tác giả đã chốt lại bằng hai câu nghe thì có vẻ tự nhiên song ngẫm ra lại không hề thường tình:

“Dây diều em cắm
Bên bờ hố bom”.
Vâng, thường tình sao được: Cánh diều là biểu tượng của hòa bình, hố bom – biểu tượng của chiến tranh. Cắm dây diều bên bờ hố bom là một cách nói khái quát, thể hiện sâu sắc ước vọng hòa bình của trẻ em Việt Nam, nói rộng ra là của dân tộc Việt Nam.

Trần Đăng Khoa viết cái gì và như thế nào luôn luôn bị chiếu dọi bởi cây thánh giá của sự sáng tạo được làm nên từ buổi thiếu thời có tên gọi: sự ám ảnh của thi ca.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com