Năm 1997, tiểu thuyết Chiến Trận (La Bataille) đoạt Giải thưởng Goncourt và Giải thưởng lớn cho tiểu thuyết của Viện hàn lâm Pháp (Grand prix du roman de l’Académie française).
Ngay trang đầu cuốn tiểu thuyết Chiến Trận, tác giả có lời đề tặng khác thường:
Kính tặng:
Bà Phạm Thị Tiểu Hồng với tất cả tình yêu của tôi
Cô Xuân với lòng thiện cảm
Ngài Balzac với những lời cáo lỗi.
Tại sao lại có những lời xin lỗi Balzac ở đây? Tác giả đã giải thích rằng:
Tôi muốn dẫn các bạn tới tất cả những kinh tởm, những vẻ đẹp của chiến trường; trận đánh của tôi, đó là trận Essling. Cuốn tiểu thuyết này, Balzac đã tính viết, ông nghĩ về nó, ông đi thăm địa danh, gặp gỡ nhân chứng, ghi chú rất nhiều. Ông tuyên bố ý định của mình, trong một lá thư dài, gửi bà Hanska, nhưng bị chi phối bởi cả ngàn dự án này nọ, ông chẳng bao giờ cho chúng ta được đọc cuốn sách đã ám ảnh ông.
Tại sao Balzac muốn kể lại trận chiến Essling? Tại sao ông muốn đưa chúng ta tới ngưỡng cửa thành Vienne, vào năm 1809, cùng với Napoléon? Tại sao không phải là những trận chiến khác: Marengo, Aboukir, Austerlitz, hay Wagram? Tại sao chỉ nội trong hai ngày trời tàn khốc này, khi con người chẳng còn ham muốn chém giết nhau, vậy mà con số nằm xuống cánh đồng lúa mì là 40 ngàn người? Để tìm hiểu, chỉ còn mỗi một cách là, đến lượt tôi vượt sông Danube, phi ngựa cùng Lannes và Masséna, ngửi mùi lửa cháy, run sợ cùng những tiếng đại bác của quân Áo… Thoạt đầu, chỉ là một tra vấn, tiếp theo là tò mò, sau đó là ham muốn, và sau cùng, tiểu thuyết là một điều cần thiết.”
Nguồn: dtv-ebook.com