Chiếc Thìa Biến Mất

white noise for sleeping link
shopee-sale

Đây là một cuốn sách kỳ thú viết về các nguyên tố hóa học nói chung và quá trình hình thành toàn bộ bảng tuần hoàn nói chung. Phạm vi của những câu chuyện này rất rộng: từ cấp độ vĩ mô của toàn vũ trụ cho tới khoảng cách cực nhỏ của thế giới lượng tử. Một số câu chuyện về Mendeleev, Rutherford hay vợ chồng Pierre-Marie Curie đã được kể rất nhiều, nhưng cũng có những chuyện mà nhiều người chưa hề nghe nói tới. Đó là câu chuyện về ngôi làng Ytterby ở Thụy Điển: đa phần nguyên tố họ lantan được tìm thấy trong một một khu mỏ tại đây là nơi đa phần nguyên tố họ lantan được tìm thấy (ytecbi, ytri, tecbi và ecbi). Ngoài ra còn có honmi (đặt theo tên Stockholm trong tiếng Latin), tuli theo tên Thule và and gadolini theo tên nhà khoa học Phần Lan Johan Gadolin.

Chủ đề chính của mỗi chương – chính trị, tiền tệ, chiến tranh, nghệ thuật, sức khỏe, chất độc, phóng xạ…– được kể bằng một nhóm các nguyên tố hóa học trên bảng tuần hoàn. Chúng sẽ kể cho ta nghe về bản chất của vật chất; cách thức mà các nguyên tố hóa học hình thành từ bụi sao thời viễn cổ; về các hợp chất của chúng và lý do tại sao một số nguyên tố nhất định lại hoạt động hóa học mạnh hơn các nguyên tố khác rất nhiều; về những người đã sáng tạo ra bảng tuần hoàn và tại sao nó lại có thể dự đoán về đặc điểm của những nguyên tố vẫn chưa được tìm ra. Với giọng văn đậm chất kể chuyện, sử dụng nhiều tham chiếu, câu chuyện về các nguyên tố trong cùng một chương sẽ được chuyển tiếp vô cùng linh hoạt và bất ngờ.

Bạn có biết về sự tồn tại của từ dài nhất thế giới (gồm 1.185 chữ cái) mô tả một protein của virus khảm thuốc lá? Hay hỗn hợp của SbF5 và HF sẽ tạo ra một siêu axit mạnh hơn HCl trong dạ dày con người 100.000 tỷ tỷ tỷ lần và sẽ ăn mòn thủy tinh dễ như ăn kẹo? Nhà khoa học vĩ đại Isaac Newton từng bị ám ảnh bởi những tính chất liên quan đến tính dục của antimon, Mozart có lẽ đã qua đời vì dùng quá liều thuốc chứa antimon để chống lại một cơn sốt nặng, còn cacboran là axit đơn mạnh nhất và cũng là yếu nhất.

Những câu chuyện dẫn ta đi từ nguyên tố này sang nguyên tố khác một cách vô cùng uyển chuyển: từ vàng và ruteni trong ngòi bút của Parker 51 tới máy chữ Remington của Mark Twain chuyển sang câu chuyện ngắn về Satan viết năm 1904 của Twain. Nhân vật Satan này vốn là một khối radi sống được bảo vệ khỏi nhiệt lượng khổng lồ mà radi tỏa ra nhờ một lớp poloni mỏng, và chính Satan phải thừa nhận rằng: “Nó đang thiêu sống ta!” Sam Kean lưu ý rằng một lớp poloni mỏng không thể nào cách tuyệt được nhiệt lượng của một khối radi đã đạt khối lượng tới hạn, và chuyển sang câu chuyện về liti cùng nhà thơ bị hưng trầm cảm Robert Lowell.
Gali là nguyên tố nằm ngay dưới nhôm trên bảng tuần hoàn và có nhiệt độ nóng chảy rất thấp. Khi nhúng chiếc thìa gali vào một tách trà nóng thì chiếc thìa sẽ tan chảy rồi biến mất.Tiêu đề “Chiếc thìa biến mất” của cuốn sách này chính là bắt nguồn từ trò đùa hóa học trên. Sau đó, chúng ta sẽ biết rằng một số nguyên tố hóa học có nhiệt độ nóng chảy cao như vonfram là ngọn nguồn cho câu chuyện về Bồ Đào Nha trong Thế Chiến II. Lãnh đạo nước này khi đó là Salazar đã bán vonfram cho cả hai phe để chế tạo vũ khí và thu về lợi nhuận khổng lồ.

Vonfram là một trong những kim loại cứng nhất trên bảng tuần hoàn: đầu đạn được chế tạo bằng vonfram có thể bắn xuyên qua lớp giáp của xe tăng nên nhu cầu về nó trong thời chiến rất lớn. Và ngoài khí độc, vũ khí đáng sợ nhất của Đức trong Thế Chiến I là Big Bertha – pháo công thành siêu nặng đã hủy diệt tinh thần của binh sĩ đối thủ không thương tiếc như từng làm với các chiến hào của Pháp và Bỉ. Những khẩu Big Bertha đầu tiên nặng tới 40 tấn được vận chuyển từng phần bằng máy kéo đến bệ phóng và cần đến 200 người lắp ráp suốt sáu giờ, đổi lại là khả năng bắn đạn pháo đường kính gần 42 cm, nặng gần 1.000 kg đi xa 14,5 km chỉ trong vài giây. Tuy nhiên, một sai sót lớn đã làm hỏng Bertha. Bắn đạn pháo nặng cả tấn cần đến nhiều thùng thuốc súng, nhiệt lượng cực lớn sinh ra khiến các nòng pháo bằng thép dàì 6 m bị uốn cong và thiêu rụi. Sau vài ngày bắn phá điên cuồng, ngay cả khi người Đức tự giới hạn là vài phát mỗi giờ, thì khẩu pháo vẫn tự hỏng vì không chịu nổi nhiệt lượng do chính nó tỏa ra. Một công ty vũ khí của Đức đã nghĩ ra giải pháp: dùng thép pha molypden để đúc pháo. Ngoài ra, trong chương 5 của cuốn sách còn nhắc tới Fritz Haber và một bậc thầy đúc kiếm người Nhật thế kỷ 14 và một khu mỏ molypden ở Colorado. Và còn rất nhiều những chuyện kỳ thú khác xuyên suốt cuốn sách.

“Chiếc thìa biến mất” sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về bảng tuần hoàn và cách các nguyên tố hóa học định hình lịch sử nhân loại. Chúc các bạn đọc sách vui vẻ!

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây