Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa

white noise for sleeping link
shopee-sale

Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (Hán-Nôm: 指南玉音解義) là cuốn từ điển Hán-Nôm cổ nhất trong lịch sử tiếng Việt. Nó được biên soạn vào năm Tân Tỵ giữa thế kỷ 15 và thế kỷ 18. Ba bản cũ nhất còn lại được lưu tại Viện Viễn Đông Bác cổ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, và Hiệp hội Châu Á. Trong số bản này, bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm được cho là bản cũ nhất và bản Hiệp hội Châu Á (1761) được cho là mới nhất.

Tác phẩm này mở đầu với hai lời tựa khác nhau: văn xuôi chữ Hán và thơ Nôm riêng. Theo tác giả, từ điển này đều có ích cho khoa cử và để đọc các kinh điển Phật giáo. Lời tựa Nôm bắt đầu với lục bát, tiếp tục với thơ song thất lục bát, và kết thúc với lục bát. Nó đẩy mạnh một quan điểm thuộc về văn hóa Đại Việt đương thời để tương phản với giới “chính thống” của hoàng gia. Nó bỏ qua vai trò của Trung Quốc và chữ Hán trong sự phát triển của ngôn ngữ và khen ngợi chữ ghép là cách tạo chữ chính đáng của thánh hiền. Khác với lời tựa Nôm, lời tựa Hán chú trọng chữ ghép là lý do Trung Quốc có thể phát triển, và nó hoàn toàn bỏ qua khái niệm chữ Nôm. Theo lời tựa này, từ điển giải nghĩa cho tự điển Chỉ nam phẩm vị (指南品彙) của Sĩ Nhiếp.

Tác phẩm có 3.394 mục từ sử dụng chữ Nôm để giải thích từ chữ Hán. Theo Trần Xuân Ngọc Lan, 82% các chữ Nôm trong từ điển là chữ mượn âm, còn chỉ 18% là chữ ghép.

Có nhiều tranh cãi về tác giả và năm xuất bản của tác phẩm này. Cuốn sách không cho biết năm cụ thể. Tựa sách chỉ cho biết “niên thứ Tân Tị mạnh xuân cốc nhật” (年次辛巳孟春榖日). Ngoài ra, các bản còn lại được ký tên khác nhau. Dựa theo tên ký “túc tăng Pháp Tính” trong bản Hiệp hội Châu Á và bản của Nguyễn Tài Cẩn, Trần Văn Giáp và Đào Duy Anh cho rằng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái Chúa Trịnh Tráng, biên soạn. Tuy nhiên, Lê Văn Quán, Trần Xuân Ngọc Lan, và Nguyễn Đình Hòa về sau cho rằng cuốn sách chắc không do người thuộc giới nữ biên soạn. Nguyễn Đình Hòa cũng chỉ ra rằng bản Hiệp hội Châu Á cũng đề “hoàng triệu Cảnh Hưng nhị thập nhị”, tức năm 1761, nhưng các bản cũ hơn không có lời ghi này. Keith W. Taylor cho rằng tựa sách và từ điển có thể có hai tác giả khác nhau; ông và Trần Xuân Ngọc Lan chỉ ra rằng bản Viện Nghiên cứu Hán Nôm không có danh hiệu “túc tăng” và có lẽ được xuất bản năm 1641. Ngô Đức Thọ cho rằng nó được xuất bản năm 1401 vì chữ húy kỵ,[8] nhưng John D. Phan tranh cãi lý lẽ này và ủng hộ những lý lẽ rằng tác phẩm được xuất bản năm 1641.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com