Dracula là tên một nhân vật có thật, một nhân vật gợi lại những kỷ niệm đau đớn và tàn bạo của lịch sử Rumani. Theo lời của Haữy Ludlam, người viết tiểu sử của tác giả Bram Stoker, Dracula là một lãnh chúa khét tiếng hung bạo ở xứ Valachie hồi thế kỷ thứ XV. Sự dã man phi nhân tính của kẻ bạo chúa này đối với người Thổ được những người cùng thời ghi lại trong hai bản thảo viết tay, trong đó có một bản mô tả hắn như một bóng ma cà rồng với những lời lẽ như stregoicca phù thủy, ordog và pokol – quỷ satăng và địa ngục?
Sử sách ghi rằng trong các cuộc chiến đẫm máu chống lại người Thổ ở Valachie và Transylvanie, những người thuộc dòng dõi quý tộc Dracula luôn tỏ ra hung bạo và khát máu.
Người đứng đầu các chiến binh này là Dracula, một nhân vật mang đầy đủ những tính cách hắc ám nhất khiến người đương thời nghi hắn có dính líu đến quỷ dữ. Trong những lời truyền tụng của người xưa có đoạn: “Hắn cho chôn tù binh đến rốn rồi ra lệnh hạ sát cả loạt.. hoặc cho lấy dùi xiên vào những kẻ bại trận và nếu giãy giụa quyết liệt quá, họ sẽ bị đóng cọc ghim bàn tay xuống đất. Có lần hắn còn cho quẳng một tên trộm vào vạc nước sôi rồi cho xẻo thịt bắt người nhà của tên tội đồ phải ăn ngay trước mặt quần thần.
Hắn còn tự tay mổ bụng một người vợ đang mang thai để xem đứa con trong bào thai… Đến Saint- Barthelemy, hắn ra lệnh giết chết ba mươi ngàn người vô tội đến Schylta, hai mươi nhăm ngàn… Hắn cho treo ngược tóc những người hắn không thích, cho chém tù binh để lấy thủ cấp mời những kẻ thù khác ăn và rồi lại ra lệnh cho chém các thực khách này vào lúc tàn bữa. Ba trăm khách du mục tới xứ sở của hắn đều bị hắn bắt xâu xé lẫn nhau. Hắn cho nấu chín con trẻ rồi bắt các bà mẹ của chúng phải ăn. Hắn sai cắt vú đàn bà và bắt đàn ông phải ăn…”
Hình ảnh và tính cách man rợ, khát máu của nhân vật có thật trong lịch sử này đã được Bram Stocker mượn để xây dựng thành một hình tượng mang màu sắc kỳ bí có tính cách ma quái theo những lời truyền tụng dân gian của người châu Âu, đặc biệt là người Rumani. Theo tiếng Rumani, “Dracula” được dùng để chỉ thói tham tàn của những kẻ xấu xa, nhưng đồng thời nó cũng là lời ám chỉ “ma cà rồng” một tưởng tượng rất phổ biến trong dân gian Rumani và các nước lân cận. Theo tín ngưỡng của người Rumani, linh hồn của người chết chỉ lìa khỏi thể xác khi được một linh mục chính thống giáo rút phép thông công trong nhà thờ, nếu không xác người chết sẽ không thể thối rữa và sẽ biến thành ma quỷ để rồi lại có ngày đi hút máu của những người đang sống.
Theo truyền thuyết của người Rumani, ma cà rồng có thể biến thành các giống vật như chó, mèo, cóc nhái, chấy rận, nhện… Đặc điểm chung của các con vật ma quái này là đều thích cắn cổ và hút máu người sống, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Tuy nhiên, những người nông dân Valachie (Rumani) lại quan niệm rằng ma cà rồng không mang hình hài của loài dơi hay bất cứ một loài vật nào kể trên, và những bóng ma đội lốt thú vật này cũng không nhất thiết phải cắn vào cổ nạn nhân để hút máu.
Trong suy tưởng của họ, ma cà rồng thường mang hình hài của một con chó sói (như mô tả trong tiểu thuyết của Bram Stocker); thú vui của con sói này là lang thang đi khắp chốn đồng quê để giết chết và hút máu tất cả các gia súc, gia cầm mà nó gặp trong đêm, chính vì vậy mà con ma sói có thể mãi mãi giữ được cái làn da tươi trẻ và mọng máu của nó. Họ còn cho rằng ma sói không bao giờ chết hẳn và mỗi lần sống lại, nó lại như tiếp thêm sức mạnh sau những lần no máu. Vì vậy, mỗi khi phải chôn một người quá cố, họ thường đặt ngay bên cạnh anh ta một mẩu bánh và một đồng xu bạc. Sau đó, họ sẽ đặt vài cực đất lên bụng và một hòn đá thật nặng lên đầu, hoặc lên hai chân của người chết khiến cho thây ma không thể ngóc đầu dậy để đi ám người khác…
Có thể thấy một điều rằng khác với văn học và các câu chuyện dân gian của phương Đông – nơi các bóng ma không phải lúc nào cũng bị coi là thế lực tà ác – văn học và truyền thống dân gian phương Tây thường xem bóng ma là hiện thân của cái ác và luôn mang đến sự chết chóc, tai họa cho thế gian. Trong khi ma của văn học phương Tây thường hóa thân vào những cơn vật ghê tởm hoặc mang nguyên một hình nhân quái dị và thường trú ngụ trong những tòa lâu đài cổ u tịch, những ngôi nhà lâu ngày không người ở, nhưng khu vườn, cánh rừng hoang dại, hoặc lúc ẩn lúc hiện trên các đường phố tối tăm, vắng tanh của một thành phố chết, thì ma của người phương Đông lại có thể hóa thân vào bất cứ một sự vật hoặc muông thú nào – từ gốc cây gạo đến một bóng chim bay qua cửa, từ con bướm trắng đến cái chổi cùn nằm ở một xó nhà bỏ hoang… và thường hay xuất hiện ở đình, đền miếu mạo hoặc ở ngay tại nơi mà người đã khuất còn mắc ân tình, duyên nợ… chưa trả với người còn sống.
Giải thích sự khác biệt này không phải là điều khó, bởi đơn giản là vì triết lý về vạn vật của người phương Tây có nhiều khác biệt với người phương Đông người phương Tây ưa khoa học và sự rạch ròi, trong khi người phương Đông thích sống chan hòa với thiên nhiên, xuất phát từ tự nhiên và trở về với tự nhiên. Các truyện kỳ ảo của phương Đông thường để lại cho người đọc một cảm giác hư hư thực thực, mờ mờ ảo ảo như ở trong một thế giới vừa xa lạ lại vừa gần gũi với con người. Ngược lại, trong văn học kinh dị của phương Tây, người ta dễ dàng phân biệt được hai mảng màu sáng và tôi, thiện và ác, thực và hư, ân oán và hận thù, sự sống và cái chết… Chưa hết, các nhân vật ma quái trong văn học phương Đông không phải lúc nào cũng xấu xa, tội lỗi và nhiều khi còn mang những nỗi niềm nhân tình thế thái, những buồn vui u hoài hoặc cũng có thể tận số, mạt vận như một kẻ đang song.
Có thể nhận ra đặc điểm nổi bật của văn học kỳ ảo phương Tây trong tác phẩm của các nhà văn như Arthur Machen, Sax Rohmer, Théophile Gautier, Rachard Mathenson hoặc Guillaume, Maupassant, Balzac, Tsekhov…
Quay trở lại với Bram Stoker, có thể thấy rõ một điều rằng nhìn chung, tiểu thuyết của ông cũng không nằm ngoài tư tưởng chủ đạo của văn học kỳ ảo phương Tây. Đối với bá tước Dracula, ta có thể chia ra làm hai vế rõ ràng: một vế giữ nguyên các câu chuyện được lưu truyền trong dân gian có thật, tức là các tín ngưỡng và các thực tiễn lịch sử, vế còn lại là phần sáng tạo vì mục đích văn học của tác giả. Bram Stoker biết sử dụng các chất liệu chuyện kể dân gian phương Tây, các tài liệu và sử ký cổ xưa để xây dựng một nhân vật lịch sử thành một nhân vật văn học hoang đường mà vẫn giữ nguyên được màu sắc, tính cách được truyền tụng qua bao đời về con người đó: thật vẫn thật, hoang đường vẫn hoang đường, bởi chính người Rumani ngày nay vẫn không thể khẳng định bá tước Dracula ngày xưa có giao du với ma quỷ, hút máu người hay không? Đối với người Rumanl, tất cả bây giờ chỉ là một dĩ vãng xa xôi từng nuôi sống một tm ngưỡng qua bao đời.
Dĩ vãng ấy nói rằng Dracula là một xác chết rời khỏi mộ vào ban đêm để kiếm ăn: nguồn sống giúp nó tồn tại chính là sức sống của những người còn sống, chính nguồn sống ấy đã giúp nó giữ nguyên được thể xác qua nhiều thế kỷ! Do đã sống một cuộc sống đầy tội ác và đặc biệt là đã phó thác cuộc sống ấy cho tà đạo và ma thuật nên bá tước Dracula lịch sử đã phải biến thành quỷ. Sự hoán đổi giữa người chết và người sống trong các câu chuyện hoang đường phương Tây thường được hỗ trợ bởi các thông ước của ma quỷ với các thế lực của thần. Tội Lỗi hoặc của một cái gì đó tương tự nơi địa ngục. Bởi vậy, chỉ cần hút máu người sống là ma cà rồng không thể chết, và tất cả những người bị ma cà rồng hút máu lại trở thành ma cà rồng. Trong tiểu thuyết của Bram Stoker, giáo sư Van Helsing có nói rằng:
“Nosferatu (con ma) không thể chết như loài ong mà ngược lại, mỗi khi cắn vào con mồi, nó lại tìm được một sức sống mới.” Ma cà rồng không thể chết định mệnh, mà chỉ có thể chết phi mệnh. Mặc dù luôn được coi là thần hộ mệnh của các nước Thiên Chúa giáo, nhưng cây thánh giá vẫn không phải là một vũ khí có hiệu quả chống lại ma quỷ trong các câu chuyện kinh dị phương Tây. Người ta chỉ có thể giết chết con ma bằng cách đâm một cây cọc hoặc một vật nhọn khác vào giữa trái tim nó. Những lớp bụi mờ tứ tán chính là cách thể hiện cái chết của ma cà rồng. Chúng ta có thể thấy chi tiết này qua hình ảnh của các nhân vật phản diện trong Bá tước Dracula.
Tuy nhiên, Bram Stoker không chỉ dừng lại ở những đặc điểm mang tính truyền thống đúc kết từ văn học dân gian Rumani, mà ông còn thêm một số chi tiết vào tác phẩm của mình cho sinh động hơn. Ví dụ, trong tác phẩm của ông, không ít lần chúng thấy có sự xuất hiện của loài dơi một con vật không có trong các câu chuyện của người Rumalli. Việc nhân vật anh hùng Van Helsing dùng hoa tỏi để xua đuổi tà ma ở phòng bệnh nhân Lucky cũng là một nét mới, thậm
chí còn trở thành một chủ đề cho điện ảnh rùng rợn khai thác trong suốt một thời gian dài. Cũng như vậy, chúng ta có thể bắt gặp những chi tiết như mà cà rồng không có bóng và cũng không hề được phản chiếu trong gương… Đây là những chi tiết không có trong dân gian và văn học kỳ ảo phương Tây trước đó; và chúng ta cũng nên biết rằng chỉ sau tiểu thuyết Bá tước Dracula, các tác phẩm văn học, sân khấu và sau này điện ảnh kỳ ảo của phương Tây mới có sự đổi mới đáng kể về nội dung và hình thức.
Nguồn: tve-4u.org