Ăn gì không chết

white noise for sleeping link
shopee-sale

Rất nhiều cái chết trẻ có thể ngăn ngừa được đơn giản bằng những thay đổi trong chế độ ăn và lối sống. Trong cuốn Ăn gì không chết, bác sĩ Michael Greger, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng quốc tế, và là nhà sáng lập NutritionFacts.org, nghiên cứu tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Hoa Kỳ – bệnh tim, ung thư, tiểu đường, Parkinson, cao huyết áp, và nhiều bệnh khác – giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống đôi khi có thể thành công hơn thuốc kê toa và các giải pháp phẫu thuật và thuốc men khác, cho chúng ta sống khỏe mạnh hơn.

Gia đình bạn có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt? Hãy đặt ly sữa xuống và thêm hạt lanh vào chế độ ăn bất cứ khi nào có thể. Huyết áp cao? Trà dâm bụt có thể hiệu quả hơn thuốc đặc trị cao huyết áp – và không có tác dụng phụ. Chống lại ung thư gan? Uống cà phê có thể giảm viêm gan. Chiến đấu với ung thư vú? Ăn đậu nành liên quan đến sống sót lâu hơn. Lo lắng về bệnh tim (sát thủ số 1 ở Mỹ)? Chuyển sang chế độ ăn thực vật toàn phần, là chế độ ăn không ngừng cho thấy không chỉ ngăn ngừa được mà còn chặn đứng sự phát triển của căn bệnh này.

Ngoài việc hướng dẫn chế độ ăn giúp điều trị 15 nguyên nhân gây tử vong, Ăn gì không chết còn có Lượng ăn hằng ngày của bác sĩ Greger – một danh sách đánh dấu 12 thực phẩm chúng ta nên ăn mỗi ngày. Đầy ắp những lời khuyên thực tế, có thể làm được và khoa học dinh dưỡng tiên tiến, những y lệnh của vị bác sĩ này chính là điều chúng ta cần để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Khi còn nhỏ, tác giả-bác sĩ Michael Greger chứng kiến người bà bị bệnh đau tim của ông phục hồi từ bên bờ vực cái chết được báo trước. Bà của ông được chữa trị theo một chế độ ăn ít béo, và sự bình phục thần kỳ của bà – phép màu trước mắt cậu bé Greger lẫn những bác sĩ đã trả bà về nhà – đưa ông vào sứ mạng truyền bá sức mạnh chữa lành của thực phẩm.

Suốt hành trình sự nghiệp y khoa, mục tiêu của bác sĩ Greger là bỏ qua khâu trung gian và truyền đạt thông tin quan trọng – thường là cứu mạng – đến công chúng. Cuốn sách Ăn gì không chết (nguyên tác: How Not to Die) của ông, hướng dẫn cách ngăn chặn những sát thủ hàng đầu, lập tức lọt vào danh sách sách bán chạy của The New York Times ngay sau khi ra mắt năm 2015.

Vũ khí ông chọn là? Cùng loại vũ khí đã cứu bà của ông: chế độ ăn thực vật toàn phần. Ăn gì không chết căn cứ vào khoa học dinh dưỡng, và như bác sĩ Greger khẳng định: ông không nói chế độ ăn dựa vào thực vật là ăn chay mang ý nghĩa tôn giáo.
Khảo sát tỉ mỉ 15 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, tác giả-bác sĩ Greger không chỉ trình bày kỹ lưỡng mối liên quan giữa thực phẩm với những căn bệnh nguy hiểm chết người mà còn vạch rõ thiếu sót trong đào tạo y khoa bao lâu nay khiến bác sĩ không đủ kiến thức để cho lời khuyên về dinh dưỡng trong chữa bệnh. Không những thế, ông vạch trần những sự thật đen tối trong việc bác sĩ hưởng lợi khi kê toa thuốc, lợi nhuận khổng lồ của ngành công nghiệp dược chi phối mọi thông tin về các loại thuốc đặc trị như “thần dược” và thực phẩm chức năng tốt hơn tự nhiên! Ngành công nghiệp thịt, sữa, trứng, nước giải khát có gas, thực phẩm chế biến… cùng những thủ đoạn đánh lận con đen trên nhãn thông tin sản phẩm lừa người tiêu dùng… và nhiều tiết lộ choáng váng khác về thực hành y khoa! Tất cả chỉ ra rằng: kê toa thuốc cho bệnh nhân, yêu cầu làm chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật nội soi, hay phẫu thuật, v.v… luôn dễ cho bác sĩ (và có lợi ích!) – vì làm theo quy trình – hơn là khuyên bệnh nhân nên ăn thêm bông cải xanh hay các loại quả mọng!

Nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ người đọc, nhưng như nhiều cuốn sách cổ vũ cho chế độ ăn dựa vào thực vật, Ăn gì không chết không tránh khỏi bị phê phán là mang tính thành kiến và chọn lựa thông tin có lợi / ủng hộ lập luận (“cherry-picking”). Nhưng, cũng như mọi phê phán đều có giá trị từ một góc độ khoa học, mọi thông tin đều có giá trị để cân nhắc cho sự lựa chọn của người đọc. Đó là lý do Nhà xuất bản Trẻ nỗ lực đem đến ấn bản tiếng Việt Ăn gì không chết. Kiến thức mà tác giả-bác sĩ Greger chuyển tải trong cuốn sách có tính chuyên môn sâu ở một mức độ nhất định, nhiều thuật ngữ mới chưa có từ tiếng Việt tương đương hoàn hảo, tài liệu tham khảo là những nghiên cứu y khoa chuyên ngành. Vì thế, cùng với hai dịch giả, nhà xuất bản cố gắng hết mức có thể trong diễn đạt Việt hóa bên cạnh giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh khi cần thiết. Mặt khác, như là kết quả của sự chuyển dịch và dung nạp ẩm thực Đông-Tây theo cùng với toàn cầu hóa, nhiều thực phẩm thực vật phương Tây được đề cập trong sách ít nhiều đã có mặt ở thị trường Việt Nam, có thể có một vài cách gọi tên, nên nhà xuất bản chọn cách gọi phổ biến nhất. Khi ấn bản Ăn gì không chết đến tay bạn đọc, chúng tôi hy vọng có thể nhận được góp ý để hoàn thiện hơn nữa cho việc tái bản.

Mặc dù tác giả-bác sĩ Greger chủ trương chỉ ăn thực vật mới tốt cho sức khỏe, loại hoàn toàn thực phẩm từ động vật (kể cả trứng và sữa) – đây không phải là quan điểm và chủ ý của Nhà xuất bản Trẻ trong việc xuất bản Ăn gì không chết. Quan điểm của chúng tôi là: thêm thông tin, thêm hiểu biết thì chúng ta có thêm cơ sở cân nhắc để chọn lựa đúng đắn phù hợp cho riêng mình, tìm ra chìa khóa cân bằng trong chế độ ăn. Suy cho cùng, bổ sung các loại thực vật vào chế độ ăn chắc chắn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngon miệng hơn và hạnh phúc hơn qua từng bữa ăn!

Nhà xuất bản Trẻ xin chúc tất cả bạn đọc thưởng thức Ăn gì không chết để gặt hái hiểu biết về dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cho mình nếu cần và có được sức khỏe tốt!

Nguồn: tiki.vn

4.4/5 - (16 bình chọn)
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây