451 Độ F

white noise for sleeping link
shopee-sale

451 độ F xứng đáng được xem là một kiệt tác kinh điển có thể thay đổi cuộc đời bất kỳ ai đọc nó.

Tác giả Ray Bradbury là một trong những nhà văn lừng danh nhất của thế kỷ XX, tiểu thuyết 451 độ F ban đầu có tên là Lính phóng hỏa (The Fireman), dị bản đầu tiên có nhõn 25 nghìn chữ, được đăng trên tạp chí Galaxy Science Fiction. Hơn ba năm sau, qua một trận ốm nặng, nhà văn Ray Bradbury mới bổ sung thêm rất nhiều cho lần xuất bản sau đó.

Ray Bradbury kể rằng đã dành toàn bộ hơi sức mình và “từ một vài động cơ ẩn mật nào đó bên  trong” để tạo dựng nên 451 độ F, một câu chuyện giả tưởng phong phú đến bất ngờ bởi tính dự báo về một xã hội hiện đại đầy những lo âu và bất ổn trong tương lai.
Khắc họa xã hội giả tưởng thông qua anh chàng Montag “với cái mũ sắt tượng trưng mang số 451 trên cái đầu phớt lạnh và đôi mắt bừng lửa màu cam”, thế giới tiểu thuyết 451 độ F hiện lên đầy quái dị quanh việc “đốt là một cái thú”, nung cháy bầu trời buổi tối thành màu đỏ – vàng – đen, thiêu cháy làm cho rụi hẳn những mảnh vụn và tàn dư than củi của lịch sử.

Ở xã hội mà lính cứu hỏa lại chính là “người châm mồi cho đám cháy” đó, nơi mà truyền hình phù phiếm thống trị, tri thức nông cạn, giải trí “ăn liền” được tung hê, nơi mà “không có sách thì thế giới vẫn ngon lành”, 451 độ F đã rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp văn hóa trong một xã hội mà ý tưởng sáng tạo bị ruồng bỏ đến thản nhiên và tội nghiệp.

Gấp gáp và sống động, nhà văn Ray Bradbury dường như muốn tất cả độc giả cùng tham gia và rơi vào “độ nóng” của từng mạch truyện. Nơi mà con người chìm mê trong công nghệ, những tình cảm thân thuộc bị xói mòn, nơi mà người ta kết nối với nhau qua sóng chứ không phải là từ những tín hiệu của những cái ôm. 

Sự xuất hiện những con “chó máy” vô cảm trong tiểu thuyết khá thú vị, nó làm đúng chức năng, tự nhắm mồi, tự về nhà, tự tắt, “nó chỉ là cáp đồng, pin và điện” khiến không ít người phải giật mình vì tiện ích của đời sống hiện đại.

Gấp lại 451 độ F, hẳn không ít người vẫn tủm tỉm đến bóng dáng cô nàng Clarisse “nhỏ nhắn và trắng như sữa”, đi lích rích trong đêm khuya, thích ngửi mùi và nhìn ngắm các thứ, đôi khi cô gái ấy đi suốt đêm, “cứ đi hoài và ngắm mặt trời mọc”. 

Thời niên thiếu của mỗi người, chẳng đã từng đôi bận điên rồ đến ngọt ngào như thế hay sao. 451 độ F sắc nhọn, tinh tế, thực tiễn và ấm áp đến những dòng chữ cuối cùng là vậy.

Được Ray Bradbury viết vào năm 1963, 451 độ F qua hơn 60 năm vẫn làm chao đảo những độc giả khó tính, trước một “kiệt tác tiên tri”, đáng báo động với chính thế giới của chúng ta.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com