Thị trường máy đọc sách đang ngày càng phát triển và sôi động hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của các thương hiệu chuyên về loại thiết bị này. Từ đó mang đến cho người dùng thật nhiều sự lựa chọn, đáp ứng từng nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mỗi người.
Riêng ở Việt Nam, thương hiệu Kindle của nhà Amazon là thương hiệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. Nếu bạn đã biết đến Kindle và cần tìm một thương hiệu mới mẻ hơn thì hãy cùng reviewmaydocsach khám phá trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
1. Kobo
Kobo eReader là một thiết bị đọc sách điện tử do Kobo Inc. có trụ sở tại Toronto sản xuất. Có thể bạn chưa biết, tên công ty là một phép đảo ngữ của từ “book” – quyển sách, với sứ mệnh mang sức mạnh của việc đọc sách đến với thế giới của người dùng.
Phiên bản original đầu tiên của thương hiệu này được phát hành vào tháng 5/2010 và được bán trên thị trường như một sự thay thế tối giản cho các đầu đọc sách điện tử đắt tiền hơn vào thời điểm đó. Giống như hầu hết các thiết bị đọc sách điện tử, Kobo cũng sử dụng màn hình mực điện tử E-ink. Công nghệ màn hình hiện đại của Kobo giúp chống lóa mắt, khô mắt người sử dụng khi tập trung vào thiết bị trong khoảng thời gian dài.
Kobo có các dòng máy nổi bật như Kobo Libra, Kobo Forma ở phân khúc tầm trung và Kobo Elipsa ở phân khúc cao cấp sử dụng bút cảm ứng stylus.
XEM THÊM: Top 3 máy đọc sách Kobo được tin dùng nhất
2. Onyx
Công ty ONYX International đến từ Trung Quốc, được thành lập vào năm 2006, là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về thiết bị đọc sách điện tử. Các sản phẩm của thương hiệu này đã có mặt tại 60 quốc gia khác nhau trên thế giới. Onyx sở hữu một quy trình sản xuất đầy đủ của các thiết bị này – từ việc thiết kế và phần mềm đến lắp ráp các thiết bị.
Máy đọc sách của Onyx sử dụng màn hình E-Ink hiện đại với đa dạng các kích thước từ 6 inch cho đến 13.3 inch đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Các thiết bị của Onyx Boox có kiểu dáng đẹp, độ bền cao, vật liệu cao cấp và được trang bị lớp phủ oleophobic. Onyx sử dụng nền tảng Android thân thiện với người dùng. Đồng thời, cùng với thời lượng pin lớn cho phép người dùng đọc sách trong thời gian dài lên đến hàng tuần mà không lo bị gián đoạn. Một số dòng máy cao cấp của hãng còn được trang bị but stylus mang đến sự tiện lợi cho việc ghi chú.
Ngoài ra, do sử dụng hệ điều hành Android mà các thiết bị của Onyx Boox cho phép người dùng cài thêm ứng dụng đọc sách của bên thứ ba mà một số hãng máy đọc sách khác không thể cài đặt được hoặc cần phải can thiệp trực tiếp vào hệ điều hành máy.
Một số dòng máy đọc sách nổi bật của Onyx Boox gồm có Onyx Boox Poke, Onyx Boox Max Lumi, Onyx Boox Note Air, Onyx Boox Leaf,… Trong đó dòng máy Onyx Boox Poke 3 xuất hiện khá phổ biến tại thị trường Việt Nam với giá thành tầm trung chưa đến 5 triệu.
XEM THÊM: Những mẹo giúp bạn sử dụng máy đọc sách Onyx BOOX dễ dàng hơn
3. Likebook
Máy đọc sách Likebook được sản xuất và phát triển bởi công ty Boeye tại Trung Quốc – quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ vượt bậc. Chính vì vậy, sản phẩm máy đọc sách của hãng này được đầu tư phát triển và có khả năng vượt xa Kindle trong tương lai.
Khi sử dụng các máy đọc sách thương hiệu nước ngoài, người dùng Việt Nam thường gặp nhiều bất cập như không thể đọc được file pdf, không thể ghi chú,… Likebook ra đời và có thể giải quyết được nhưng khuyết điểm trên. Chính vì vậy mà máy đọc sách Likebook sử dụng màn hình E-ink, nổi bật với khả năng hỗ trợ xử lý file sách pdf trên 300MB và ghi chú trực tiếp trên file pdf cực kì tiện lợi.
Likebook còn cực kì ưu ái người dùng của mình khi đã phát hành kho sách PDF chuyên biệt hỗ trợ cho khách hàng của mình với hơn 5000 cuốn sách phong phú: Kinh doanh, kỹ năng, y học, truyện tranh… tất cả đều ở dạng nguyên bản như trên sách giấy.
Một số tính năng khác của Likebook là phóng to chữ, cắt viền trắng giúp tối ưu hiển thị, tra từ điển trực tiếp trên pdf, chủ động làm đậm/mờ ảnh,…
Likebook có các dòng máy dành riêng để đọc các tài liệu kỹ thuật nhiều hình ảnh như Likebook Ares dành cho những bạn là bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân. Máy dành cho người lớn tuổi, trẻ em dễ dàng sử dụng như Likebook Mars. Đặc biệt có dòng máy Likebook Minas có màn hình lên đến 10.3 in. Các dòng máy của Likebook có biểu giá trải dài từ 4 đến 11 triệu đồng.
4. Pocketbook
Pocketbook là hãng máy đọc sách lớn thứ 3 trên thế giới, có trụ sở chính tại Lugano, Thụy Sĩ. Được thành lập vào năm 2007, PocketBook bán các sản phẩm của mình tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Sản phẩm của Pocketbook có phần cứng chất lượng cao, thiết kế sản phẩm tiện dụng và các giải pháp phần mềm độc đáo.
Từ năm 2007 đến nay, Pocketbook đã ra mắt trên 50 mẫu máy đọc sách. Hãng này nổi bật với các dòng máy đọc sách có màn hình e-ink màu sử dụng công nghệ Kaleido, thay vì hai màu trắng đen như hầu hết các thương hiệu khác. Một số mẫu máy nổi bật của hãng hiện nay là Pocketbook InkPad Color có màn hình màu 7.8 inch, Pocketbook Color có màn hình màu 6 inch, Pocketbook Touch Lux 5 cơ bản với đèn nền 2 tone màu.
Khi sử dụng Pocketbook, bạn không cần lo lắng về việc chuyển đổi file vì Pocketbook hỗ trợ hầu hết các định dạng kể cả epub, azw3, pdf. Pocketbook có liên kết với Google Play Books nên bạn hoàn toàn có thể mở sách trực tiếp từ Google Play Books trong cả ứng dụng Pocketbook cũng như xem sách tại máy đọc sách.
Các dòng máy cơ bản trắng – đen của Pocketbook có giá từ 2 triệu đến 4 triệu. Trong khi các dòng máy màn hình màu của hãng này có giá từ 5 triệu đến 9 triệu.
5. Một số thương hiệu khác
Barnes & Noble Nook
Barnes & Noble Nook (còn gọi là Nook) là thương hiệu máy đọc sách được phát triển bởi nhà bán lẻ sách Mỹ Barnes & Noble, dựa trên nền tảng hệ điều hành Android. Thiết bị ban đầu được công bố tại Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2009 và được phát hành vào tháng tiếp theo. Tuy nhiên, Barnes & Noble hiện nay đã ngừng sản xuất máy đọc sách Nook bởi áp lực cạnh tranh khi phần lớn người dùng đã chuyển sang các thế hệ máy đọc sách hiện đại hơn và do Barnes & Noble đã triển khai các tiêu chuẩn bảo mật mới (Transport Layer Security).
Digital Paper – Sony
Cùng số phận với Nook, Sony cũng đã từng cho ra mắt máy đọc sách Digital Paper vào năm 2004 với kích thước màn hình 13.3 inch đầu tiên sử dụng công nghệ của Mobius.
Đáng tiếc là Digital Paper không có cửa hàng ebook và chỉ là một thiết bị chuyên đọc file pdf được tối ưu hóa nhưng với mức giá khá cao khoảng 1000 USD. Chính vì hạn chế này cùng với sự quay lưng của người dùng mà Sony đã quyết định dừng bước trên cuộc đua sản xuất máy đọc sách.
KẾT LUẬN
Vậy là reviewmaydocsach đã cùng bạn điểm qua những thương hiệu đặc sắc và nổi bật cũng như một số thương hiệu đã ngưng sản xuất để chúng ta hiểu hơn về thị trường này. Đây chắc chắn là bước nền tảng đầu tiên để bạn có thêm thông tin và bắt đầu tìm kiếm chiếc máy đọc sách chân ái cho mình.
XEM THÊM: Chọn máy đọc sách nào trong tầm giá dưới 10 triệu?