Ngôi Nhà Kỳ Quái

white noise for sleeping link
shopee-sale

Cuốn sách “Ngôi Nhà Kỳ Quái” là một câu chuyện kỳ bí về một ngôi nhà cổ ở Tokyo, nơi mà sự bí ẩn và kỳ quái tồn tại ở khắp mọi nơi. Dường như từng góc nhỏ của ngôi nhà đều chứa đựng những điều kỳ lạ và bí ẩn, tạo nên một cảm giác không thoải mái và lo lắng cho những ai bước chân vào.

Khoảng không bí ẩn, việc có hai lớp cửa, và phòng trẻ em không có cửa sổ là những chi tiết kỳ quái được mô tả trong bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà cũ này. Mặc dù bên trong có vẻ sáng sủa và thoáng đãng, nhưng cảm giác không an lành và bí ẩn vẫn hiện diện.

Câu chuyện xoay quanh việc khám phá sự thật đằng sau thiết kế bí ẩn của ngôi nhà, cùng với việc tìm hiểu về chủ nhân trước đó của nó. Những bí mật và câu hỏi không lời đã gợi lên sự tò mò và hứng thú của người đọc, tạo nên một cuốn sách kỳ lạ và hấp dẫn.

“Ngôi Nhà Kỳ Quái” đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong thể loại hư cấu bí ẩn và kinh dị trên Amazon Nhật Bản, khẳng định sức hút đặc biệt của câu chuyện và sự tài năng của tác giả trong việc tạo nên không khí căng thẳng và ám ảnh cho người đọc. Mời các bạn đón đọc cuốn sách Ngôi Nhà Kỳ Quái của tác giả Uketsu
—-
CHƯƠNG 1 – Ngôi nhà kỳ quái

Tôi hiện là nhà văn tự do chuyên về viết đề tài kỳ bí. Vì tính chất công việc, tôi có nhiều cơ hội được nghe những câu chuyện ma quỷ và trải nghiệm tâm linh kỳ lạ.
Trong số đó, tôi thường nghe nhiều nhất là những chuyện liên quan đến “nhà”.
“Rõ ràng trên tầng hai không có ai vậy mà lại nghe thấy tiếng bước chân”, “Cứ ngồi một minh trong phòng khách là lại cảm thấy có ai đang nhìn mình”, “Nghe thấy giọng nói phát ra từ tủ quần áo”…

Chuyện vê những-căn-nhà-có-vấn-đê nhiều đến mức không thể đếm xuể. Thế nhưng, câu chuyện liên quan đến “nhà” mà tôi được nghe kể lần này lại có chút khác biệt so với những chuyện trên.
Vào tháng 9 năm 2019, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ người quen tên Yagioka với câu mở đầu là “Tôi có chuyện muốn hỏi ý cậu”. Yagioka là nhân viên kinh doanh làm việc tại công ty biên tập. Từ khi có dịp làm việc chung và quen biết nhau vài năm trước, thi thoảng chúng tôi vẫn đi ăn cùng nhau.
Anh Yagioka sắp sửa đón chào đứa con đẩu lòng. Vì lẽ đó, anh đã hạ quyết tâm mua một căn nhà riêng đầu tiên trong cuộc đời mình. Đêm nào anh cũng tìm đọc những thông tin vê’ bất động sản tới khuya, và rồi cuối cùng cũng tìm được một căn lý tưởng trong nội thành.

Đó là một căn nhà hai tầng nằm trong khu dần cư yên tĩnh. Dù vị trí gần nhà ga nhưng khu vực quanh đó vẫn giữ được nhiều không gian xanh. Tuy là nhà cũ nhưng tuổi đời vẫn còn khá mới. Khi đến xem nhà, hai vợ chồng anh rất ấn tượng với không gian thông thoáng và sáng sủa bên trong Có một khoảng không bí ẩn giữa nhà bếp và phòng khách ở tầng một.
Vì chỗ đó không có cửa nên không thể vào trong. Anh có hỏi bên công ty bất động sản nhưng người ta cũng không rõ. Dù nó chẳng có ảnh hưởng gì nếu vợ chồng anh chuyển vào sống trong nhà, song, cả hai cứ cảm thấy hơi rờn rợn nên vẫn lưỡng lự không biết có nên mua hay không.
“Vì cậu rất rành mấy chuyện kỳ bí mà’’ Hẳn là vì lý lẽ đó mà anh đã quyết định hỏi ý kiến của tôi. Cụm từ “khoảng không bí ẩn” mang đầy màu sắc kỳ bí quả thật đã khiến tôi thấy hứng thú. Thê’ nhưng, tôi lại mù tịt về kiến trúc nên không thể hiểu hết được bản vẽ mặt bằng này.
Tới đây, tôi quyết định tìm đến sự giúp đỡ của một người khác.
Bác Kurihara

Trong số những người tôi quen có một người tên Kurihara, là kiến trúc sư đang công tác tại một văn phòng xây dựng lớn. Hơn nữa, bác còn rất đam mê với những chuyện rùng rợn và kỳ bí, vậy nên tôi nghĩ bác chính là quân sư hoàn hảo cho vấn đề lần này.
Sau khi nghe tôi thuật lại nội dung câu chuyên, dường như bác cũng cảm thấy hứng thú. Tôi nhanh chóng gửi dữ liệu sơ đồ mặt bằng ngôi nhà sang và thảo luận với bác qua điện thoại.
Dưới đây là ghi chép cuộc trao đổi giữa tôi và bác Kurihara.
Tác giả: Bác Kurihara đấy ạ, lâu quá rồi nhỉ? Hẳn là bác đang bận lắm, cảm ơn bác đã dành thời gian cho cháu nhé.
Bác Kurihara: Không có gì đâu. À này, về sơ đồ mặt bằng cháu gửi ấy…

Tác giả: Vâng, về khoảng trống không có cửa ở dưới tầng một ấy, bác có cao kiên gì không ạ?
Bác Kurihara: ừ thì… Bác có thể khẳng định một điều, nó được tạo ra là có chủ đích.
Tác giả: Có chủ đích?
Bác Kurihara: Đúng vậy. Cháu nhìn bản vẽ là biết. Khoảng không này được tạo ra bởi hai vách tường vốn dĩ không cần thiết ngay từ đầu.
Chính là hai vách tường tiếp giáp với nhà bếp. Nếu không có chúng, “khoảng không bí ẩn” sẽ không tồn tại, nhà bếp cũng sẽ rộng hơn. Việc người ta cố tình dựng thêm vách tường ở đây, tới mức chấp nhận khiến không gian nhà bếp chật chội bí bách hơn, chứng tỏ không-gian-này-là-cần-thiết.
Tác giả: Thì ra là vậy. Cần thiết cho việc gì nhỉ?
Bác Kurihara: Có thể ban đầu người ta định dùng nơi đó làm chỗ để đồ hay gì đó chăng?

Ví dụ, nếu lắp cửa bên phía phòng khách, mình có thể sử dụng nó như một tủ đựng đồ, còn nếu lắp bên phía nhà bếp thì nó sẽ thành kệ chén đĩa chẳng hạn. Nhưng biết đầu chủ nhà đã đổi ý giữa chừng, hoặc do kinh phí eo hẹp nên đã từ bỏ ý tưởng đó trước khi kịp lắp cửa chăng?
Tác giả: Cũng có lý. Vì nếu việc thi công đã bắt đầu tiến hành rồi thì không thể chỉnh sửa bản vẽ được nữa, nên họ đành chừa lại khoảng không đó thôi bác nhỉ?
Bác Kurihara: Cháu nghĩ thê’ cũng hợp tình hợp lý đấy.
Tác giả: Vậy là chẳng có chuyện kỳ bí nào ở đây rồi.
Bác Kurihara: Chắc là thế. Chỉ là…
Bác Kurihara đột nhiên trầm giọng xuống.

Bác Kurihara: Nhân tiện thì ai là người xây căn nhà này thế?
Tác giả: Là chủ trước ạ. Nghe đâu là gia đình ba người, có hai vợ chồng và một đứa con nhỏ.
Bác Kurihara: Nhỏ là khoảng bao nhiêu tuổi?
Tác giả: Chi tiết tới đó thì cháu chịu… Mà sao vậy bác?
Bác Kurihara: Thú thật là ban đầu xem bản vẽ, bác đã cảm thây căn nhà này rất kỳ lạ rồi.

Tác giả: Thế ạ? Ngoài khoảng không bí ẩn ra thì cháu không thắc mắc chỗ nào cả.
Bác Kurihara: Thứ mà bác thấy kỳ quái chính là mặt bằng tầng hai đấy. Nhìn phòng trẻ em đi, cháu có thấy gì không?
Tác giả: Có hai cánh cửa. Vậy là hai lớp cửa sao?
Bác Kurihara: Đúng thế. Chưa kể đến vị trí đặt cửa cũng lạ lùng nữa.
Này nhé, sau khi leo hết cầu thang lên tầng hai, để đến được phòng của đứa trẻ thì phải đi đường vòng khá xa, đúng không? Tại sao lại chọn một thiết kê’ phiển phức như vậy cơ chứ?
Tác giả: Đúng là lạ thật.
Bác Kurihara: Hơn nữa, căn phòng đó chẳng có lấy một ô cửa sổ nào.

Xem lại thì quả thật là phòng của đứa trẻ không hề có ký hiệu cửa sổ ■—=1=—■
Bác Kurihara: Hầu hết các bậc cha mẹ ai cũng muốn phòng con mình có hướng nắng đẹp nhất có thể… Phòng trẻ em mà không có cửa sổ ư? ít nhất là bác chưa từng thấy căn nhà mặt đất nào mà lại thiết kê’ như vậy bao giờ.
Tác giả: Có lý do nào đó chăng? Ví dụ như đứa bé bị bệnh da liễu, không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chẳng hạn.
Bác Kurihara: Nếu vậy thì chỉ cần kéo rèm là được. Kỳ quặc nhất là họ không hề có ý định trổ bất cứ ô cửa sổ nào ngay từ đầu.
Tác giả: Bác nói cũng phải.
Bác Kurihara: Hơn nữa, trong phòng này còn có một điểm khó hiểu khác.
Cháu nhìn nhà vệ sinh mà xem. Dựa vào vị trí cửa thì chỉ có thể đi vào đó từ phòng trẻ em thôi, đúng không nào?
Tác giả: Đúng là vậy thật. Đây là nhà-vệ-sinh-riêng-của-phòng-trẻ-em ư?

Bác Kurihara: Có lẽ thế.
Tác giả: Phòng không cửa sổ, được bố trí hai lớp cửa và nhà vệ sinh riêng… Y như buồng biệt giam ấy nhỉ?
Bác Kurihara: Như thế này còn vượt xa hơn cả khái niệm “bao bọc con cái thái quá” thông thường. Bác cảm thấy bậc cha mẹ này quyết tâm muốn đặt đứa trẻ trong vòng kiểm soát tuyệt đối. Không chừng đứa trẻ bị nhốt trong căn phòng này cũng nên.
Tác giả: Ngược đãi trẻ em ạ…?
Bác Kurihara: Cũng có khả năng đó. Nếu suy nghĩ sâu xa hơn thì thấy cha mẹ nhà này không muốn ai khác nhìn thấy con mình. Cháu hãy nhìn tổng thể mặt bằng tầng hai đi.
Cháu có cảm thấy dường như các tất cả các căn phòng được bố trí với mục đích che giấu phòng của đứa trẻ không? Hơn nữa, phòng trẻ em đó vốn dĩ không có cửa sổ, nên từ ngoài nhìn vào

cũng chẳng thể thấy được bóng dáng đứa trẻ.
Bác cảm thấy cặp cha mẹ này muốn giam giữ con mình trong phòng, còn che giấu sự tồn tại của nó với người ngoài.
Tác giả: Nhưng mà tại sao họ lại làm thế?
Bác Kurihara: Bác không biết. Tuy nhiên, chỉ mới xem mặt bằng căn nhà thôi đã thấy rõ nội tình gia đình này không hê’ bình thường một chút nào.
Hai phòng tắm bổn
Bác Kurihara: Mà này, bên cạnh phòng của đứa bé là phòng ngủ đúng không?
Tác giả: À, là căn phòng có đặt giường đôi. Chắc là phòng ngủ của hai vợ chồng chăng?
Bác Kurihara: Bác cũng nghĩ thế. Phòng này thì lại thoáng đãng, khác hẳn với phòng trẻ em kia. Cửa sổ cũng nhiều nữa.

“Khônggian thông thoáng và sáng sủa.” Tối nhớ lại lời của anh Yagioka.
Bác Kurihara: Thật ra căn phòng này cũng có điểm khiến bác thắc mắc. Phía trên bản vẽ là phòng tắm vòi sen đúng không? Thê nên bác nghĩ phòng kiểu Tây kế bên sẽ kiêm luôn phòng thay đồ, nhưng như vậy thì từ phòng ngủ nhìn ra sẽ thấy toàn bộ cảnh bên trong.
Tác giả: Bác nói cháu mới để ý, quả thật là giữa hai phòng không có cửa.
Bác Kurihara: Dù là vợ chồng như thế nào đi nữa thì cũng chẳng mấy ai thích bị nhìn thấy lúc vừa tắm xong đầu. Chắc hẳn là cặp này “hòa thuận” lắm đây. Sự bất cân xứng giữa vợ chồng “hòa thuận” và “đứa trẻ bị nhốt” cứ quái đản thế nào ấy… Mà cũng có thể là bác nghĩ nhiều quá.
Tác giả: Cháu hiểu ý bác rồi. ủa?

Bác Kurihara: Sao thế?
Tác giả: Ngoài phòng tắm vòi sen còn một phòng tắm bồn nữa. Kiểu bố trí như thế này cũng không hiếm bác nhỉ?
Bác Kurihara: ữ hiếm thì không hiếm, nhưng chẳng mấy khi bác gặp trường hợp như vậy đâu. Giờ mới để ý, phòng tắm bổn này cũng không có cửa sổ, trong khi phòng tắm vòi sen lại trổ một ô cửa sổ to đùng.
Tác giả: Đúng thế thật.

… Mà càng xem càng thấy căn nhà này kỳ cục ghê. Giờ sao ta? Chắc là không nên mua căn này bác nhỉ?
Bác Kurihara: Chỉ dựa vào sơ đồ mặt bằng này thì cũng khó nói được gì, nhưng nếu là bác thì bác không mua đâu.
Tôi cảm ơn bác Kurihara rồi cúp điện thoại.
Tôi xem lại sơ đổ mặt bằng ngôi nhà thêm một lần nữa và tưởng tượng đủ kiểu. Đứa trẻ bị giam cầm trong căn phòng không có cửa sổ. Cặp cha mẹ ung dung say giấc nồng trên chiếc giường đôi.
Tôi thử so sánh sơ đồ của hai tầng. Nêu chỉ xem xét mỗi tầng một thôi thì đây là ngôi nhà bình thường, ấy là tạm bỏ qua sự tồn tại của khoảng
không bí ẩn. Khoảng không bí ẩn. Nơi chứa đồ bị bỏ dở. Có thật là như vậy không?
Ngay lúc đó, một suy đoán bỗng hiện lên trong đẩu tôi. Một suy đoán vô cùng điên rồ và ngớ ngẩn. “Đời nào có chuyện…” Đầu thì nghĩ thế, nhưng tồi vẫn chồng hai sơ đồ lên nhau xem thử.
Trái với dự đoán của tôi, “chỗ đó” khớp nhau đến bất ngờ.
Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên thôi sao? Hay là…

Khoảng không bí ẩn
Tôi gọi lại cho bác Kurihara.
Tác giả: Xin lỗi, cháu lại phải làm phiền bác rỗi.
Bác Kurihara: Không sao, không sao. Có chuyện gì à?
Tác giả: Dạ, chả là cháu vẫn rất tò mò vê’ khoảng không ở tầng một, nên mới nảy ra suy nghĩ: lỡ đâu nó có liên quan gì đó với sơ đồ tầng hai thì sao nhỉ?
Bác Kurihara: À ra vậy.

Tác giả: Nghĩ vậy, cháu bèn thử chồng sơ đồ tầng một và tầng hai lên nhau xem sao thì…
Khoảng không ở tầng một trùng khớp với một góc của phòng trẻ em và phòng tắm bồn. Trông cứ như là cầu nối giữa hai căn phòng vậy.
Bác Kurihara: A, đúng như cháu nói.
Tác giả: Thế thì… À, đây chỉ là suy nghĩ ngớ ngẩn của kẻ nghiệp dư như cháu thôi nhé. Có khi nào khoảng không ở tầng một là một lối đi không?
Giả sử dưới sàn của phòng trẻ em và phòng tắm bỗn có chỗ-hổng-thông-xuống-tầng-một chẳng hạn. Hai lỗ thông đó dẫn thẳng đến khoảng không ở tầng một.
Như vậy, ta có thể di chuyển qua lại giữa phòng trẻ em và phòng tắm bồn thông qua khoảng không ở tầng một. Cặp cha mẹ nhà này muốn che giấu sự tồn tại của đứa trẻ. Thế nhưng, muốn đi từ phòng trẻ em đến phòng tắm bồn thì nhất thiết phải băng qua đoạn hành lang có cửa sổ, rủi ro bị người ngoài nhìn thấy là rất cao. Chính vì thế, họ mới tạo ra một lối đi bí mật nối trực tiếp từ phòng trẻ em đến phòng tắm bồn, tạo điều kiện cho đứa trẻ tiếp cận được nơi đó. Chiếc tủ đặt trong phòng phải chăng là để che giấu lỗ thông đó…? Suy nghĩ của cháu là như vậy đó. Bác thấy sao ạ?

Bác Kurihara: Hừm… Chà, đúng là một ý tưởng thú vị.
Tác giả: Có phải cháu đã nghĩ quá rồi không?

Bác Kurihara: Liệu họ có bỏ công làm tới mức đó không nhỉ?
Tác giả: Cũng đúng. Thật ngại quá, tại cháu tự nhiên nảy ra suy nghĩ đó. Xin bác hãy quên chuyện vừa rồi đi nhé.
Bỗng dưng tôi cảm thấy xấu hổ vì bài thuyết trình hùng hổn của mình. Quá thật ý tưởng đó » quá sức hoang đường. Tôi toan kết thúc cuộc nói chuyện thì nghe thấy bác Kurihara lẩm bẩm gì đó ở đầu dây bên kia.

Bác Kurihara: … Lối đi ư… Khoan đã, nếu vậy thì căn phòng này là…
Tác giả: Sao vậy bác?
Bác Kurihara: À không, nghe ý tưởng vừa rồi của cháu, bác cũng nảy ra vài suy nghĩ… Nhân tiện, chủ trước là gia đình ba người gồm: vợ, chồng và đứa con, đúng không?
Tác giả: Dạ vâng.
Bác Kurihara: Nếu vậy thì dư ra một cái giường rồi. Hai vợ chồng ngủ ở phòng ngủ trên tầng hai. Đứa con ngủ ở phòng trẻ em. Thế thì ai là người sử dụng phòng ngủ ở tầng một?
Tác giả: Hừm… Đó là phòng cho khách tới chơi ngủ lại chăng?
Bác Kurihara: À, chắc là thê’ rồi. Mặc dù không biết là ai, nhưng căn nhà này thường xuyên có khách tới chơi. Sau khi kết hợp chuyện khách khứa, phòng trẻ em không cửa sổ, hai phòng tắm bồn với ý tưởng ban nãy về “lối đi”, bác bắt đầu nhìn ra một giả thuyết rồi.
Chà, ý tưởng này mới gọi là điên rồ đây. Cháu hãy cứ xem như là suy nghĩ vu vơ của bác thôi nhé.
Suy nghĩ vu vơ

Bác Kurihara: Gia đình trước đây sống trong ngôi nhà này là một cặp vợ chồng và một đứa con. Để phục vụ cho một mục đích nào đó, đứa con bị nhốt trong phòng trẻ em. Cặp vợ chồng kia thì thường xuyên mời khách tới nhà.
Họ nói chuyện phiếm ở phòng khách, thết đãi bữa tối ở phòng ăn. Người chồng ân cần mời rượu, còn khách thì vui vẻ uống. Đến khi vị khách say mèm, người vợ mới nói thế này.

Hay là tối nay anh ngủ lại đây một đêm? Ở đẳng kia có phòng ngủ đấy.”
“Nước trong bồn đã được đun nóng rồi, mời anh đi lối này”
Vị khách được dẫn lên phòng tắm bồn trên tầng hai.
Sau khi chắc chắn rằng khách đã thả mình vào bồn, người vợ sẽ gửi tín hiệu đến phòng trẻ em. Tiếp đến, đứa bé cầm vật gi đó trong tay, chui vào lỗ hổng dưới sàn, băng qua lối đi ở tầng một để đột nhập vào phòng tắm bồn. Và rồi…
Đâm phập lưỡi dao vào lưng khách.
Tác giả: Hả!? Sao tự nhiên lại…?

Bác Kurihara: Ờ thì, chỉ là suy nghĩ vu vơ của bác thôi mà.
Người trần như nhộng, tay không tấc sắt lại còn xỉn đến mức đầu óc mụ mị, vị khách kia không thể chống cự và cũng chẳng biết trời trăng gì. Đứa trẻ tiếp tục đâm thêm nhiều nhát dao vào lưng khách. Máu chảy lênh láng. Cuối cùng, vị khách ngã xuống sàn và trút hơi thở cuối cùng trong khi vẫn không hiểu chuyện gì vừa xảy ra.
Hay nói cách khác, đầy là ngôi nhà được tạo ra để giết người.
Tác giả: Không thể nào… Bác đùa thôi phải không?
Bác Kurihara: ừ, hầu hết là bác nói bừa ấy mà. Nhưng cũng không thể khẳng định chắc nịch rằng không có chuyện như vậy xảy ra được.
Cháu đã bao giờ lên mạng tra cứu vê’ “những vụ án kỳ lạ” chưa?
Có vô số ghi chép vê’ các vụ án khó hiểu và tàn bạo tới mức khiến cháu hoài nghi không biết có phải mình đang đọc tiểu thuyết kinh dị tởm lợm nào đó hay không. Trên đời tồn tại rất nhiều tội ác biên thái vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta.

Ví dụ thôi nhé. Giả như có một cặp vợ sồng sẵn sàng cải tạo nhà ở, lợi dụng trẻ em thực hiện hành vi giết người để không làm vấy bẩn tay mình chẳng hạn… Cũng không phải là chuyện không thể đâu.

Tác giả: Không… Nhưng mà… Giả sử là thế thật thì nhằm mục đích gì cơ chứ?
Bác Kurihara: Cũng phải ha. Bác không nghĩ là họ sắp đặt đến ngần này thứ chỉ để giết một người. Có lẽ việc giết người được lặp đi lặp lại thường xuyên như cơm bữa. Nếu vậy thì không phải là giết người vì thù oán đơn thuân. Chưa biết chừng, họ thực hiện theo “đơn đặt hàng” cũng nên.
Tác giả: Đơn đặt hàng?
Bác Kurihara: Trên mạng có nhiều trang web tiếp tay cho việc “giết thuê” lắm. Trước đây, những trang “web đen” đó là vấn đê’ nhức nhối của xã hội
đấy. Nghe đâu phần lớn chỉ là chiêu trò lừa đảo vớ vần thôi, nhưng trong số đó vẫn có những kẻ giết thuê thật sự. Rẻ thì chỉ khoảng hai, ba trăm nghìn yên là yêu cầu giết người đã được tiếp nhận rồi. Nói cách khác thì là dân đâm thuê chém mướn nghiệp dư thôi. Nhưng có lẽ thời đại càng thay đổi bao nhiêu thì những thủ đoạn cũng trở nên càng đa dạng và tinh vi hơn bấy nhiêu.

Tác giả: Tóm lại, căn nhà này là nơi thực hiện việc giết thuê… ạ?
Bác Kurihara: Cũng có thể nghĩ theo cách như vậy. Mà dù sao thì đây cũng chỉ là suy nghĩ vu vơ mà thôi.
Cặp vợ chồng sát thủ lợi dụng trẻ em để thực hiện hành vi giết người. Dù là suy nghĩ vu vơ đi chăng nữa thì vẫn quá sức hoang đường.
Bác Kurihara: Nhân tiện, bác nghĩ vu vơ thêm chút nữa xem sao nhé. Ban nãy cháu có đặt giả thuyết rằng “chiếc tủ đặt trong phòng phải chăng
là để che giấu lỗ thông?”, thế nhưng trong phòng trẻ em còn một cái tủ khác nữa, phải không nào?
Nếu vậy, cháu có nghĩ rằng bên dưới cái tủ này cũng có một lỗ chui bí mật khác không?
Tác giả: Chà…
Bác Kurihara: Giả sử là có nhé, vậy đích đến của nó là ở đâu nào?
Tác giả: À ừm… Nhà kho ạ.
Bác Kurihara: Đúng là nhà kho. Vậy thì, có thể nói rằng trong ngôi nhà này cũng có đường dành cho việc xử lý thi thể.

Tác giả: Ý bác là sao?
Bác Kurihara: Quay lại chuyện ban nãy nhé.

Hai vợ chồng đã hoàn thành việc giết người một cách suôn sẻ. Nhưng họ không thể để xác chết ở trong bỗn tắm mãi. Họ phải xử lý thi thể mà không để ai nhìn thấy. Lúc này, họ lại dùng đến lối đi bí mật, vận chuyển thi thể qua đường thông kia. Nhưng cái lỗ quá bé, không đủ để nhét vừa cơ thể người lớn. Thế là đôi vợ chồng kia mới dùng cưa hay gì đó để phân xác. Các mảnh thi thể có độ lớn vừa phải đủ để nhét vào lỗ, và cũng để đứa trẻ dễ bê mang vác.
Tác giả: Hả!?

Bác Kurihara: Hai vợ chổng ném những mảnh thi thể vào đường thông trong phòng tắm bồn.
Đứa trẻ mất hàng tiếng đồng hồ để mang từng mảnh xác đến phòng mình, rồi thả xuống đường thông còn lại. Bằng cách này, thi thể được vận
chuyên từ phòng tắm bồn đến nhà kho. Bên cạnh nhà kho là nhà để xe. Sau khi chất thi thể vào cốp xe, đôi vự chồng cứ thế chở thẳng ra ngọn núi hay khu rừng nào gần đó để phi tang.
Táng 2
Tãng 1

“DÙ vị trí gần nhà ga nhưng khu vực quanh vẫn giữ được nhiều không gian xanh.” Đây chính là điểm đáng tiền của ngôi nhà này.
Bác Kurihara: Tất cả các hoạt động này đều được tiến hành ở những căn phòng không có cửa sổ. Hay nói cách khác, việc giết người được thực hiện mà không ai khác bên ngoài có thể nhìn thấy. Họ có thể giết người vào bất cứ thời điểm nào trong năm, dù là sáng hay tối. Cháu nghĩ sao?

Tôi gẩn như không thể thốt ra một lời nào trước màn độc diễn của bác Kurihara. Song, lúc này tôi quyết định nhắc tới câu hỏi cứ mãi lấn cấn trong lòng mình.
Tác giả: ừm… Giả sử tất cả những chuyện vừa rồi là thật thì… Tại sao họ nhất thiết phải làm những trò đáng ngờ tới nhường này cơ chứ? Nếu muốn giết người mà không bị ai nhìn thấy thì chỉ cần kéo rèm trong nhà lại là xong mà?
Bác Kurihara: Mấu chốt chính là đó đấy. Thông thường, nếu không muốn bị ai nhòm ngó vào trong nhà, người ta sẽ kéo kín rèm lại. Khi giết người thì quá hiển nhiên rồi. Nhưng ngược lại, sẽ chẳng có ai ngờ được rằng trong ngôi nhà mở toang cửa sổ kia lại diễn ra chuyện giết người cả.

Tác giả: Tức là thủ thuật tâm lý sao?
Bác Kurihara: ừ. Cháu hãy nhìn sơ đổ đi. Ngôi nhà này có quá nhiều cửa sổ.
Bác đếm tổng cộng là mười sáu ô. Cứ như là họ muốn bảo người bên ngoài rằng “Hãy nhìn vào nhà tôi đi!” vậy. Bác nghĩ đó là thủ đoạn ngụy trang, hòng che giấu những căn phòng tuyệt đổi không thể để bất kỳ ai nhìn thấy.
Tác giả: Hừm…
Bác Kurihara: Mà suy cho cùng cũng chỉ là phỏng đoán thôi. Cháu đừng tưởng thật nhé.
Sau khi kết thúc cuộc điện thoại với bác Kurihara, tôi ngẩn ngơ một hồi lâu.

Nếu giả thuyết của bác Kurihara là sự thật thì sao? Nên báo cảnh sát chăng? Không thể nào. Đời nào mà họ chịu nghiêm túc lắng nghe cơ chứ.
Đúng ra thì ai mà tin vào câu chuyện hoang đường về “ngôi nhà đoạt mạng của gia đình sát thủ” mới là người có vấn đề. Biết đầu ngay từ đầu bác Kurihara đã có ý định trêu chọc tôi cũng nên.
Nhân đây tôi vẫn còn một việc nữa. Đó là kể lại chuyện vừa rồi cho anh Yagioka – người cần tư vấn thật sự. Tạm bỏ qua chuyện “ngôi nhà đoạt mạng”, có lẽ tôi phải báo cho anh biết về vấn đề của căn phòng trẻ em mới được.

Sự thật

Tác giả: A lô, lâu quá rồi nhỉ?
Yagioka: A, xin chào. Hôm trước tôi lỡ nhờ cậu giúp chuyện phiền phức không đâu, thật áy náy quá.
Tác giả: Có gì đâu. Hôm nay tôi gọi cho anh cũng vì chuyện đó đây. Vừa nãy tôi mới nói chuyện với bác Kurihara, một kiến trúc sư. Chà… nên bắt đầu từ đâu nhỉ…
Yagioka: À, thú thật là… Về chuyện đó, tôi phải xin lỗi cậu mới được… Tôi đã bỏ ý định mua căn nhà đó rồi.
Tác giả: ơ? Tại sao?
Yagioka: Tôi tưởng cậu cũng biết chứ, là vì xảy ra vụ đó đó.
Tác giả: Vụ đó đó?
Yagioka: ủa? Cậu chưa xem tin tức sáng nay sao? Đại loại là người ta tìm thấy thi thể bị cắt rời trong khu rừng nhỏ gần căn nhà đó.
Tác giả: Hả…?
Yagioka: Tôi cứ thấy điềm này không lành sao đó, vậy nên hôm nay tôi đã từ chối rồi.
Tác giả: À… thì ra là vậy.
Yagioka: Nhưng thú thật với cậu là tôi tiếc đứt ruột. Tôi khá ưng căn nhà đó. Nó có khác gì nhà mới xây đâu cơ chứ.
Tác giả: Nói mới nhớ, căn nhà đó được xầy bao nhiêu năm rồi ấy nhỉ?
Yagioka: Nghe đâu là được xây vào mùa xuân năm ngoái, vậy là chừng một năm hơn.
Một căn nhà xây mới hoàn toàn, vậy mà chỉ vỏn vẹn một năm đã sang tay. Khoảng thời gian quá ngắn.
Tác giả: ừm, mà này, anh có biết người chủ trước của căn nhà đó giờ đang sống ở đâu không?
Yagioka: Không, chuyện đó thì tôi chịu. Vì là thông tin cá nhân nên có lẽ phía công ty bất động sản cũng không cung cấp đâu.
Tác giả: Anh nói phải.
Yagioka: Khi không lại làm phí công sức của cậu vào chuyện vô ích, thật lòng xin lỗi! Lần tới để tôi khao cậu một bữa nhé.
Sau khi cúp máy, tôi mở trang tin tức trên điện thoại lên.

Dòng tít “Phát hiện thi thể ở Tokyo” hiện ra.

Ngày 8, thi thể của một người đàn ông đã được phát hiện trong khu rừng nhỏ tại quận o o thành phố Tokyo. Sở cảnh sát oo thuộc Sở cảnh sát Tokyo đang tiến hành điêu tra, làm rõ nhân thân và nguyên nhân gây tử vong.

Ngoài ra, theo lời của cơ quan trên, thi thể bị phân thành nhiều phần như đầu, tay, chân, thân. Tất cả đêu được chôn tại cùng một địa điểm, tuy nhiên, riêng bàn tay trái vẫn chưa được tìm thấy.
“Riêng bàn tay trái vẫn chưa được tìm thấy”… Là sao?

Chưa dừng lại ở đó, câu “tất cả đểu được chôn tại cùng một địa điểm” cũng khiến tôi thắc mắc. Trong phần lớn những vụ giết người phân xác, các mảnh thi thể thường được chia ra phi tang ở nhiều nơi. Bằng cách đó, thủ phạm có thể câu thêm giờ hòng làm chậm quá trình phát hiện và điều tra. Tuy nhiên, việc tất cả đểu được chôn ở cùng một nơi khiến tôi nghĩ thủ phạm hướng đến mục đích khác.
Để dễ dàng mang qua lối thông bí mật chăng?
Không, đời nào lại có chuyện như thế. Đó chỉ là một ý nghĩ vớ vẩn mà thôi.
Tôi tự trấn an bản thân rồi đóng trang tin tức lại. Anh Yagioka đã từ bỏ ý định mua rồi, căn nhà đó chẳng còn liên quan gì tới tôi nữa, nên quên đi thì hơn. Tôi bèn bật máy tính, bắt đầu đụng tay vào bản thảo đang gần đến hạn. Thế nhưng, ngồi mãi mà tôi không sao tập trung được.
Phòng trẻ em không cửa sổ, giả thuyết của bác Kurihara, vụ án đã xảy ra trên thực tế.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây