Quốc Sử Di Biên

white noise for sleeping link
shopee-sale

Quốc sử di biên có tên đầy đủ là Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên. Sách do thám hoa Phan Thúc Trực (1809-1852) biên soạn vào khoảng năm Tự Đức thứ 4 đến thứ 5 (1851-1852), bằng chữ Hán, chép theo lối biên niên, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử của triều Nguyễn (Việt Nam) còn bỏ sót hoặc đề cập chưa thật rõ.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) hiện lưu trữ bản chép tay sách Quốc sử di biên, ký hiệu A.1045/1-2 (ở tờ bìa có ghi dòng chữ Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên. Dưỡng Hạo Hiên là hiệu của Phan Thúc Trực). Đây vốn là sách của thư viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, không phải là nguyên cảo của tác giả, nhưng không rõ là đã sao chép từ nguồn nào.
Ngoài ra, còn có:
Một bản sao (không còn nguyên vẹn) lưu giữ tại Viện Viễn Đông học ở Pháp, có tựa đề là Dưỡng Hạo Hiên Đỉnh tập.
Một bản in Quốc sử di biên do Ngô Tuấn Thăng ở Đại học Trung văn Hồng Kông in năm 1965 tại Hồng Kông (nay thuộc Trung Quốc). Sau đó, Hồng Liên Lê Xuân Giáo đã dịch tập Thượng của bản in này và đã được Phủ Quốc vụ Khanh Đặc trách văn hoá Sài Gòn cho ấn hành năm 1973. Năm 2004, Nguyễn Tô Lan dưa vào bản A.1045/1-2 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm dịch và giới thiệu tập Hạ.
Một bản in do Đỗ Mộng Khương dịch, Hoa Bằng hiệu đính, Viện Sử học (Việt Nam) biên tập, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2009. Tuy nhiên, do bản dịch này dựa vào bản in tại Hồng Kông nên có nhiều chỗ khác biệt so với bản chép tay A.1045/1-2 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội).
Để có được một văn bản hoàn chỉnh hơn, năm 2006, phòng Nghiên cứu văn bản Lịch sử-Địa lý thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) đã tổ chức việc khảo đính và biên dịch ra tiếng Việt bộ sách Quốc sử di biên. Công việc ban đầu do PGS.TS. Đinh Khắc Thuân chủ trì, sau chuyển cho TS. Nguyễn Thi Oanh đảm nhiệm. Bản dịch này (gồm chung 3 tập là Thượng, Trung, Hạ) sau đó đã được nhà xuất bản Khoa học Xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 2010.
Bộ sách Quốc sử di biên ghi chép theo lối biên niên các sự kiện xảy ra trong giai đoạn 1802-1847, tức là trải qua ba đời vua là Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị. Nội dung sách đề cập đến nhiều phương diện như: chiếu dụ, pháp lệnh, kiến chế, ngoại giao, xã hội, tập tục…Ngoài ra, rải rác trong bộ sách, tác giả còn ghi chú nhiều chỗ liên quan đến các sự thật lịch sử, lại có thêm phần Tham bổ ngoại truyện, một số chiếu dụ, bi ký và thơ…
Dịch: Hồng Liên Lê Xuân Giáo

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Source: dtv-ebook.com