Dạ Miên
Màu mắt thơ ngây
Chương 1
– Bòn Bon ơi , xuống ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay là ngày đầu tiên trình diện đừng để đi trể mà người ta có thành kiến nghe con.
– Vâng. Con xuống ngay đấy vú à.
Người có cái tên của một loại trái cây chua chua ngọt ngọt ngon lành ấy là một cô gái rấi xinh xắn với mái tóc dài chấm vai , đôi mắt trong veo chưa vướng bụi trần và đôi môi cong cong nũng nịu.
– Vú à ! Hôm nay con đi làm tất là trở thành người lớn rồi mà Vú cứ Bòn Bon , Bòn Bon mãi , coi chừng bạn bè cười con đấy.
– Có bao giờ Vú gọi cái tên “cúng cơm” ấy trước mặt khách đâu mà con lọ Nếu con muốn , bây giờ vú sửa lại cô tiểu thư nhà họ Lâm – Lâm Uyển Trinh.
Đến lượt cô gái giãy nãy :
– Thôi con quen cái tên Bòn Bon đối với Vú rồi. Con thích thế hơn.
Bà Hiền bật cười cốc yêu vào đầu cô chủ nhỏ mà bà luôn nâng niu như con gái. Vú Hiền là một người đàn bà trạc tuổi ngủ tuần với khuôn mặt phúc hậu dễ mến , đúng như cái tên của bà. Bà vốn bà con xa với mẹ Uyển Trinh và không có chồng con. Nàng chỉ biết bà có mặt tại nhà nàng từ lúc nàng chưa mở mắt chào đời mãi cho đến nay.
Uyển Trinh đứng lên :
– Thôi con đi nghen Vú.
– Ừ nhớ chạy xe cẩn thận.
Câu nói này như một điệp khúc quen thuộc mỗi khi nàng “xuất gia”. Nàng mĩm cười và nhấn ga vọt nhanh ra đường.
Tốt nghiệp khoa ngoại ngữ vào loại ưu , nàng có điều kiện ra nước ngoài du học , nhưng nàng vì không nỡ bỏ vú Hiền lủi thủi trong ngôi nhà trống vắng cùng di ảnh cha mẹ nên Uyển Trinh quyết định nộp đơn vào công ty xuất nhập khẩu. Với ngoại hình cộng thêm khả năng nói ngoại ngữ lưu loát nàng dễ dàng đánh bại hơn mấy chục đôi thủ.
– Két… Két…
Tiếng xe thắng lết trên đường làm nàng bừng tỉnh cơn mệ Một chiếc xe hơi màu sữa dừng ngay trước mặt. Uyển Trinh định lên tiếng xin lỗi thì anh tài xế thò đầu ra quát :
– Bé con ! Mai mốt có đi ra đường nhớ bảo mẹ dắt đi nhé.
Hừ ! Đã người ta biết lỗi rồi mà còn dám xúc phạm đến mẹ người ta à ? Hắn có biết mẹ nàng…
Vừa tủi thân , vừa giận dữ , nàng trừng mắt nhìn lại anh tài xế , nước mắt lưng tròng. Chắc hắn ta cũng bất ngờ trước tình huống này nên cũng luống cuống xuống giọng :
– Cô gì đó ơi ! Tôi… Tôi đùa chút thôi mà. Tôi… sao… cô…
– Chí Côn ! Tắt máy đậu xe vào lối đi.
Một giọng từ phía sau xe vọng ra và cánh cửa sau bật mở. Một người đàn ông ngoài ba mươi , dáng dấp sang trọng bước đến gần Uyển Trinh , phụ nàng dẫn xe vào lề , vì vô tình họ làm cản trở giao thông. Lại cũng giọng đàn ông đầm ấm đó vang bên tai nàng :
– Xin lỗi. Chúng tôi một phen làm cô dật mình. Thành thật xin lỗi…
Ơ ! chính mình mới là người có lỗi vì tội chạy ẩu cơ mà. Nhưng mặt kệ , đàn ông thì phải ga- lăng với phụ nữ chứ.
– Không sao. Ấy chết…
Nàng đưa tay lên xem đồng hồ thì đã giật mình thốt lên. Vú đã căn dặn kỹ lưỡng thế mà cái tính mộng mơ lẩn thẩn lại hại nàng mất rồi. Đến nơi chắc là trễ giờ. Tự dưng nàng đâm ra giận chiếc xe hơi màu sữa vô duyên ấy , cả luôn chủ xe phách lối.
Như hiểu tâm trạng người đối diện , người đàn ông lên tiếng :
– Nếu trễ giờ làm , cô vào đâu gởi xe đi. Chúng tôi sẽ đưa cô đến chỗ làm và phân trần giúp cô.
Xí ! Tốt bụng dữ à ? Nói gì thì nói chứ cũng không lấy lại được thời gian. Uyển Trinh mím môi nguýt xéo “hắn” một cái dài… cả cây số , trước khi nhấn ga phóng thẳng. Nàng còn kịp nhận ra đó là một người rất điển trai.
– Trời ơi ! Sao ngày đầu tiên trình diện mà xúi quẩy thế ? Vái trời cho ông giám đốc của con hôm nay bị đau bụng , nhức đầu , sổ mũi… miễn là làm sao cho hôm nay ông ấy nghỉ là được.
Ông bảo vệ cau mày khi nhận ra tờ giấy giới thiệu trên tay nàng.
– Cô là Lâm Uyển Trinh , thư ký mới của giám đốc phải không ?
– Vâng chính cháu ạ.
Nàng lí nhí trả lời như kẻ phạm tội , rồi bậm gan hỏi tiếp :
– Thưa bác ông giám đốc đến chưa ạ ?
Đĩ nhiên là đến rồi. Ông ấy không chấp nhận cho nhân viên đi làm trễ đâu , nhất là những người mới đến. Thôi cô cứ lên phòng đi , ông giám đốc đang chờ đó.
– Thế ông ấy không bi…
Nói đến đây nàng đưa tay bịt miệng mình ngaỵ Ông bảo vệ ngơ ngác :
– Cô nói giám đốc bị gì ?
– Vâng… Da… Ý cháu muốn hỏi ông giám đốc không bị kẹt xe à ?
– Ông ấy thừa biết là buổi sáng là giờ cao điểm nên tranh thủ chứ. Thôi , cô vào đi. Trễ gần một giờ rồi đấy.
Nếu không có ông bảo vệ đứng trước mặt , có lẽ nàng giơ tay trừng trị cái… loa phóng thanh của mình rồi. Vú Hiền hay la rầy nàng về chuyện nghỉ sao nói nấy , chẳng biết đắn đo suy nghỉ gì cả. Thế nào cô cũng bị mắng cho xem.
Phòng của giám đốc ở tận lầu bạ Bình thường mỗi lần về phòng mình chỉ tầng một mà Uyển Trinh hay than vắn thở dài mỏi chân. Cớ sao hôm nay nàng thấy ba tầng lầu sao ngắn ngủi quá , chỉ mấy bước chân là đến ngay.
Một tấm bảng vuông nhỏ được gắn trước cửa đề : “Phòng giám đốc”. Trống ngực nàng đập dồn dập. Nàng đưa tay lên chận ngực thầm thì :
– Trời ơi đừng đập nữa , mi làm ta cuốn cả lên kià.
Ơ hay ! Tim mà không đập là tiêu đời rồi. Uyển Trinh bật cười và nàng lấy lại chút nghị lực giơ tay gõ cửa :
– Mời vào !
Giọng nói nghiêm nghị vọng ra làm nàng mất bình tĩnh. Mặc kệ , lờ rồi. Nếu ông ta đuổi thì xin đi làm chỗ khác. Nghỉ thế nên nàng mím môi đẩy cửa bước vào.
Không dám nhìn lên , nàng đặt nhẹ giấy giới thiệu lên bàn.
– Ồ cô là Uyển Trinh à ?
– Vâng. Chính tôi.
– Hôm nay là ngày đầu tiên cô đi làm phải không , Uyển Trinh ?
Chết rồi. Ông ta bắt đầu hoạch họe mình đây. Phải biện minh cho mình mớ được. Vẫn cúi gầm mặt , nàng nói một hơi như đọc bài thuộc lòng :
– Thưa ông giám đốc , tôi rất vinh dự được vào làm trong công ty của ông. Tôi rất nôn nao để được trình diện đúng giờ , vì Vú tôi bảo lần đầu mà đi trễ giờ dễ bị người khác đánh giá. Nhưng ở đời không ai học được chữ ngờ cả. Trên đường đi , tôi bị một chiếc xe hơi suýt đụng , may mắn thay không việc gì. Đó là hạng người không văn hóa còn trêu ghẹo tôi nữa. Tôi nghỉ chắc họ sẽ bị lương tâm cắn rứt. Tôi hứa kể từ ngày mai sẽ đi làm đúng giờ hơn.
– Nếu cô còn gặp bọn họ ?
– Thì… thì… Tôi sẽ gọi công an còng ho.
Tiếng cười phá lên làm Uyển Trinh ngơ ngác. Ông giám đốc mình bị sao thế nhỉ Chẳng giận mình đi trể mà lại còn cười. Chắc ông ta nghỉ mình là một người con gái “dủng cảm” dám báo công an trước bọn “phi văn hoá”. Phấn khởi , nàng còn bồi thêm một câu khi vẫn cúi gầm mặt :
– Tôi sẽ cho bọn họ Ở tù mọi gông luôn
– Uyển Trinh sao cô ác thế ? Tôi với cô không thù không oán mà. Chỉ vì cô để cái mơ mộng của mình đi lang thang mà lại đổ lỗi cho tôi sao ?
Bấy giờ Uyển Trinh ngờ ngợ ra giọng nói trầm ấm đã một lần nàng được nghe. Len lén ngước mặt nhìn lên , nàng có cảm giác đất trời quay cuồng trước gương mặt điển trai kia. Trời ơi ! Sao mình lại hấp tấp thế nhỉ Kể như tiêu luôn công việc ở đây rồi. Cái giá trả cho sự hồ đồ của mình đấy. Có bao giờ mình ngờ giám đốc chính là anh chàng trẻ bảnh bao thế kia.
Uyển Trinh run giọng :
– Thưa giám đốc , tôi xin lỗi.
Nàng quay gót định quay ra cửa thì nghe tiếng gọi :
– Uyển Trinh ! Cô quay lại đây.
– Ông gọi tôi à ? Ông… Không đuổi tôi sao ?
– Tôi có tuyên bố thôi việc cô bao giờ , với một lý do “ngoại lệ như thế. Thôi , chuyện hiểu lầm bỏ qua đi. Cô vào đây , chúng ta bàn công việc.
Nàng cứ ngỡ mình đang nằm mợ Tất cả xảy ra quá bất ngờ. Trong phòng lạnh , hơi lạnh tỏa ra từ chiếc máy điều hòa nơi góc phòng nhưng vẫn làm nàng đổ mồ hôi ướt áo.
Biết tâm trí nàng đang bị giao động , giám đốc đẩy đến trước mặt nàng ly trà nghi ngút khói thơm lừng , mỉm cười :
– Kể từ hôm nay chúng ta là đồng nghiệp của nhau. Tôi là Chiêu Bằng , chúng ta xưng hô với nhau cho thân mật. Giám đốc chỉ là danh từ để giao dịch bên ngoài thôi. Cô đồng ý chứ ?
Nét hồng đã trở lại trên gương mặt xinh xắn của nàng. Uyển Trinh vuốt mái tóc dài óng mượt của mình , nhỏ giọng :
Đạ , tùy giám đốc
– Cô nói gì tôi không nghe rõ ?
Đạ , thưa anh.
Cả hai bật cười xoà. Bầu không khí trở lại thân mật giữa hai người.
Hớp một cụm trà thật dễ chịu , nàng lên tiếng :
– Có việc gì anh cứ chỉ bảo , tôi sẽ cố gắng hoàn thành.
– Hôm nay chúng ta chỉ làm quen thôi. Uyển Trinh à ! Cô sống với gia đình tại thành phố này à ?
Uyển Trinh cúi đầu , mỗi lần nhắc đến song thân nàng đều có cảm giác xót xa nao lòng , nàng thở dài thật nhẹ :
– Vâng , gia đình tôi ở tại đây. Cha mẹ tôi mất khi tôi lên năm và tôi sống với bà vú cho đến nay.
Chiêu Bằng cắn môi nhìn người con gái trước mặt. Mới vừa đây gặp cô ta ngoài đường với vẻ đanh đá rất trẻ con , bây giờ buồn bả dịu dàng , thánh thiện. Chàng mới hiểu ra anh vô tình chạm đến vết thương lòng của nàng.
Chàng nghiêng người khẽ giọng :
– Uyển Trinh ! Tôi thành thật xin lỗi.
Nàng ngẩn mặt lên mỉm cười :
– Vậy chúng ta huề nhé
Nụ cười thoáng nở trên môi Uyển Trinh làm Chiêu Bằng bàng hoàng. Trong một phút trái tim chàng giám đốc trẻ thoáng chao đảo. Chàng đứng bật dậy :
– Thủ tục trình diện thế đủ rồi , cô về sớm , ngày mai đi làm nhé.
– Vâng , cám ơn. Ngày mai tôi cố đi đúng giờ.
– Còn việc này nữa tôi muốn nhắc nhở cộ Công ty của chúng ta là công ty xuất nhập khẩu nên giao dịch với nước ngoài thường xuyên , tất cả trông vào tài năng của cô đấy. Nhớ phải thật chính xác , ngắn gọn.
Nhớ lại chuyện lúc nãy , nàng chợt đỏ mặt , thì ra ông giám đốc của nàng cũng đáo để thật. Chuyện mới… xới ra chuyện cũ. Nàng lí nhí :
– Vâng , tôi hiểu. Chào anh.
Chiêu Bằng khoan khoái bật người ra sau ghế , thuận tay cầm xấp sơ yếu lý lịch của Uyển Trinh lên xem. Vì quá bận nên hôm nay chàng mới cầm đến xem dù phòng nhân sự chuyển sang mấy ngày nay.
“Lâm Uyển Trinh hai mươi lăm tuổi. Tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ loại ưu. Quê quán : Định Hưng. Tên Cha : Lâm Kỳ; mẹ : Chu Lan… ”
Chiêu Bằng lẩm bẩm :
– Có phải Uyển Trinh là cô bé ngày xưa cột tóc đuôi gà không ? Cô bé hàng xóm luôn đeo dính mình để được đi chơi. Nếu thật thế thì… Trời ơi ! Anh phải làm sao đây ?
Anh thả người ngồi phịch xuống ghế tay ôm đầu khổ sở. Có ai hiểu được tâm sự của chàng giám đốc trẻ đầy uy quyền này.
Tiếng máy nhắn tin nội bộ reo vang :
“Mời giám đốc xuống phòng họp gấp”.
Chiêu Bằng sửa sang lại cổ áo và thong thả đi xuống. Chàng nhìn bao quát cả công ty xuất nhập khẩu của mình hài lòng. Đây là tất cả mồ hôi nước mắt đã đổ ra , chàng đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân để được nó và vô tình chàng đưa tay lên sờ vết sẹo dài trên đầu.
Vừa ăn Uyển Trinh vừa kể chuyện lúc sáng làm bà Hiền lắc đầu mắng yêu :
– Bòn Bon à ! Vú không hiểu nổi con nữa. Con gái lớn thì phải chững chạc , dịu dàng chứ. Con may mắn gặp ông dám đốc dể chịu nếu không con bị đuổi ngay.
Nàng cong môi nũng nịu :
– Vú không bênh vực con mà con về phía người ta nữa hả ? Con giận Vú cho coi.
– Giận bao lâu? Năm hay mười phút hả chó con ? Bòn Bon này ! Nghe lời Vú dặn. Hãy ý tứ một chút nghe con.
– Vâng , con nhớ chứ. Tại con đùa với Vú tí thôi mà. Thôi chết rồi vú ơi.
Bà Hiền lắc đầu bật cười :
– Mới dặn rồi lại y như cũ. Có chuyện từ từ mà nói chứ.
Uyển Trinh nhăn nhó
– Ngày mai là ngày dỗ cha mẹ con. Con mới đi làm thì làm sao xin phép nghỉ được ?
– Vú nghỉ anh chị dưới suối vàng cũng thông cảm cho con gái. Con cứ đi làm chiều về hai người ra mộ cũng được.
Nàng rên rỉ :
– Như thế không được. Hai mươi năm nay con có thói quen , ngày dỗ ra mộ để tâm sự thật lâu. Lần này ra đến đấy tối rồi còn nói gì được nữa. Vú biết không ? Đây là lần đầu tiên con đi làm , con còn biết bao nhiêu điều để kể cho cha mẹ nghe.
Tội nghiệp con bé ! Mồ côi lúc lên năm , lúc nào cũng nghĩ cha mẹ luôn cận kề bên nó. Suy nghỉ mãi , bà Hiền lên tiếng :
– Con nghỉ cũng không được , vậy cứ đi làm bình thường. Ở nhà Vú chuẩn bị hương hoa sẵn. Con xin về sớm rồi cùng đi.
Nàng vỗ tay reo lên :
– Có thế mà con nghỉ không ra. Hoan Hô Vú.
Nàng phụ dọn dẹp với bà Hiền xong , lên nhà trên xem tivị Một lát sau bà Hiền Mới lên , chùi hai tay ướt đẫm vào vạt áo rồi ngồi cạnh nàng. Uyển Trinh tắt tivi nắm tay vú rồi vòi vĩnh :
– Vú ! Vú kể cho con nghe về chuyện ba mẹ con đi vú. Kể từ lúc cha mẹ con quen nhau
– Bòn Bon ! Vú nhớ là đã kể cho con nghe nhiều lần rồi mà. Con chẳng chán sao ?
Nàng chớp chớp mắt mơ màng :
– Làm sao con chán cho được hả Vú ? Năm tuổi , cái tuổi ngây thơ để nhận biết tất cả quá khứ cứ mờ mờ ảo ảo trong tâm trí con. Điều mà con nhớ nhất là ngày mất đi người thân , cha mẹ và anh em Pằng Pằng.
– Ờ ! Vú không biết giờ nay anh em nó ở đâu. Trên đời vú chưa thấy ai nhẫn tâm như dì ghẻ của chúng nó.
– Vú ơi ! Con có linh cảm là anh em của Pằng Pằng ở gần đây thôi. Có ngày con sẽ gặp lại họ mà. Vú kể con nghe đi vú.
– Nói nảy giờ con không quên được hả Bòn Bon ? Vú kể đây…
Vầng trán có nếp nhăn đã qua thời xuân sắc thoáng cau lại khi nhớ về chuyện xưa. Rất xưa , cách đây hai mươi năm. Bằng giọng đều đều , bà kể châm rãi :
– Mẹ con và vú là chị em bạn dì , cùn g sống chung một làng. Cha con vốn là một kỹ sư xây dựng. Trong một lần về làng cha con đã lọt vào mắt xanh của mẹ con khi ấy là cô thôn nữ đẹp nhất làng. Bòn Bon ! Mẹ con ra sao thì con bây giờ y như thế , nhưng mẹ con bản tính dịu dàng lắm. Thế là hai người cưới nhau , mẹ con theo cha về thành phố
Nàng ngạc nhiên :
– Thế tại sao vú cũng lên theo? Tại sao vú không lập gia đình ? Con thấy vú cũng đâu thua kém gì mẹ con.
– Làm sao dám so sánh với chị Chu Lan cho được. Vú cũng có người yêu là bạn cha con.
– Bạn cha con à ! Thế chú ấy đi đâu rồi vú , có phải chú ấy phụ bạc vú không ? Vú cứ nói tên và chỗ ở đi , con sẽ tìm đến dùm vú.
Bà Hiền thở hắt ra :
Nếu con cứ mãi hồ đồ như thế , vú sẽ đi ngủ đây.
Uyển Trinh hoảng hốt nín ngay , len lén liết sang bà Hiền rồi cúi gầm mặt xuống. Vừa giận vừa thương , bà đưa tay vuốt mái tóc óng mượt của nàng.
– Bòn Bon ! Cách ngày cưới hơn một tuần , người yêu của vú đi trên giàn giáo bị đỗ sụp. Từ đó vú theo lên đây ở với cha mẹ con luôn. Coi như vú đã có một đời chồng.
Nước mắt lăn dài trên đôi má mịn màng của Uyển Trinh , nàng nghẹn ngào :
– Vú ! Cho con xin lỗi , con hiểu lầm chú ấy.
– Vú không giận đâu. Nhưng vú chỉ lo cho con mà thôi. Với cái tính đa sầu đa cảm sẽ làm khổ con đó , Bòn Bon. Vậy con còn nhớ gì về cha mẹ không ?
Đạ có. Nhưng ít thôi. Mỗi lần đi xa về , cha con hay ôm con hôn , hàm râu cứng cạ vào má con thật nhột. Hàng đêm , mẹ hát cho con nghe để ru con ngủ. Và cái ngày cha mẹ con mất , con nhớ là mình khóc thật nhiều. Lay mãi , lay mãi mà cha mẹ cũng không thức.
Bà Hiền cất giọng buồn bã :
– Cha mẹ con sống chung thủy mà chết cũng vẹn tình. Sáng hôm ấy mẹ con mất vì cơn đau tim đột ngột thì ngay buổi trưa hôm ấy cha con cũng bị huyết áp cao đột ngột mà ra đi.
Một không gian nặng nề chìm đắm. Thật lâu nàng đột nhiên lên tiếng :
– Vú Hiền ! Tại sao anh em của Pằng Pằng lại không đến với con mà bỏ đi như thế ? Con nhớ anh ấy rất thương con kia mà
Bà Hiền bật cười. Không đáp vội mà lại bưng ly lên uống một ngụm rồi lại thong thả trả lời :
– Lúc nhà có chuyện buồn lu bu đủ thứ ai mà quan tâm đến đám con nít làm gì. Chỉ biết xong việc là gia đình họ Tôn đó dọn đi từ bao giờ.
– Chắc dì của anh ấy bắt buộc thôi
– À ! Nếu bây giờ gặp họ , con có chắc là mình còn nhớ không ?
– Con nhớ anh Pằng Pằng có một vết sẹo thật dài ở giữa đỉnh đầu , chắc chắn con nhận ra.
Bà Hiền không nín được phá lên cười ngặt nghẽo. Nàng ngẩn ngơ một lúc rồi phụng phịu hờn dỗi :
– Vú hỏi , con trả lời sao vú cười con ?
Cố nín cươi bà Hiền cốc vào trán cô cháu gái yêu quí của mình.
– Bòn Bon , con nói sao không chịu suy nghỉ gì hết vậy? Chẳng lẽ ra đường gặp anh chàng nào con cũng bảo giở tóc ra cho con tìm vết sẹo hết sao ?
Như hiểu ra chuyện , đến lượt nàng cười chảy cả nước mắt. Bà lắc đầu :
– Khóc đấy rồi lại cười ngay đấy. Vậy chừng nào con mới trở thành người lớn đây hả , Bòn Bon ?
Nàng ôm chặt lấy vú Hiền cười khúc khích :
– Con lúc nào cũng muốn nhỏ bé bên cạnh vú , suốt đời sống với vú mà thôi.
– Thôi đi , cô ơi. Vài năm nữa người ta rước cô đi rồi , lúc đó tha hồ mà đổ tội cho “duyên nợ và số phận” nghe. À ! Nhắc đến việc chồng con , vú mới nhớ hồi đó còn nhỏ con và thằng anh nhà họ Tôn…
Uyển Trinh nhắc khéo :
– Anh Pằng Pằng…
– Ừ ! Thì Pằng Pằng , Chéo Chéo gì đó hay chơi trò cô dâu chú rễ. Nó bảo lớn lên sẽ cưới cô làm vợ.
Nàng đỏ mặt hỏi lại :
– Có chuyện đó nữa sao vú ? Sao con chẳng nhớ kià ?
– Con tối ngày cứ quấn quít bên chân nó để vòi vĩnh , nũng nịu. Cái thằng thiệt là biết chìu chuộng , lúc nào cũng muốn con vui.
Một niềm vui nho nhỏ lén vào trái tim trinh nguyên của nàng. Bây giờ có lẽ “Pằng Pằng của nàng” trở thành chàng trai chững chạc. Theo như vú nói. Lúc đó nàng năm tuổi thì Pằng Pằng đã mười hai tuổi. Ôi ! Sao cái kỹ niệm tuổi thơ ngọt ngào đó quá ít ỏi trong tâm trí nàng.
– Vú ơi ! Pằng Pằng còn cái tên nào khác nữa không vú ?
– Lâu lắm rồi làm sao vú nhớ hở con ? Chỉ biết thằng đó rất mến con , hàng xóm ai cũng thương.
– Em của Pằng Pằng là ai vậy vú ?
Bà Hiền có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi của nàng , bà nhướn nhướn mắt :
– Con chơi với nó mà không nhớ à ?
– Hình như con chỉ thấy anh ấy thôi.
Bà Hiền chau mày như cố nhớ , rồi “à” lên một tiếng :
– Em gái thì phải chắc xấp xỉ tuổi con. Đúng rồi. Mẹ con sinh con sau bà Tôn một tháng. Vừa sinh con bé xong là bà ấy bị sản hậu nên mất. Không có người chăm sóc con gái , ông Tôn vội tục huyền để an tâm làm việc. Thế là từ đó , bi kịch gia đình họ xảy ra.
Nàng nhích người xích gần vú Hiền , đôi mắt tròn xoe mở lớn :
– Vú kể tiêp đi vú
Im lặng một lúc như sắp xếp câu chuyện , bà Hiền tằng hắng :
– Vợ trước của ông Tôn là một người đàn bà dễ mến , ngược lại bà Tôn sau này lại kêu căng lại hơm hĩnh. Là người kém văn hóa , bà luôn lên giọng dạy đời thiên hạ. Nhất là hành hạ hai đứa con riêng của chồng không nương tay.
– Thế bác trai không biết sao vú ?
– Làm sao mà biết được khi quanh năm suốt tháng ngoài biển khơi. Bà ấy ở nhà ngoại tình , chuyện đó chắc biển cả giận giữ nên ông Tôn không về nữa. Tha hồ bà ấy dằn vặt hai đứa nhỏ. Mới mười tuổi , thằng lớn phải đi giao sữa , bán báo , làm đủ mọi chuyện. Vì bà Tôn quá quắt nên ai cũng lánh xa gia đình họ , ngoại trừ thỉnh thoảng dúi vào tay thằng lớn vài đồng lẻ.
Nước mắt lại lăn dài Uyển Trinh thút thít khóc :
Tội nghiệp Pằng Pằng quá. Thế em gái anh ấy làm gì hở vú ?
Bà Hiền lắc đầu buồn bã :
– Vú không biết , có lẽ ở nha sai vặt. Bà Tôn ăn mặt rất sặc sở dù tuổi không còn nhỏ , quần áo hoa hòe đủ thứ. Thôi khuya rồi , con lên ngủ lấy sức mai đi làm , còn ra thăm mộ cha mẹ nữa.
Nàng ngoan ngoãn đứng lên chùi nước mắt , hôn vội lên trán bà :
– Chúc vú ngủ ngon.
Vừa đi Uyển Trinh vừa huýt sáo vang nhà. Bà Hiền nhìn theo lo lắng :
– Con bé quá ngây thơ lại nhạy cảm. Nếu gặp bất cứ cú sốc nào bất ngờ chắc chắn nó sẽ không chịu nỗi đâu. Mong vong hồn anh Lâm Kỳ và chị Chu Lan hãy phù hộ cho con trẻ luôn gặp điều may mắn.
Bà đến bên bàn thơ đốt ba nén nhang râm râm khấn vái. Đôi mắt của người trong ảnh lung linh như sống động , như thông cảm nỗi lòng của người em họ tốt bụng này. Bà thường xuyên kể cho nàng nghe về quá khứ nhưng có một chuyện bà luôn chôn kín trong lòng , chỉ có bà và song thân của nàng biết mà thôi. Mãi mãi và mãi mãi…