Dương Liễu Thanh Thanh

white noise for sleeping link
shopee-sale

QUỲNH DAO

Dương Liễu Thanh Thanh

 

Chương 1

 

Mùa Xuân. Cảnh Tây Hồ đẹp như một bức tranh.
Nắng cuối cùng lặng lẽ chiếu trên mặt hồ, phản chiếu lấp lánh. Gió thổi nhẹ, lùa qua mặt nước, rung rinh linh động như tranh vẽ, làm lòng người ngơ ngẩn. 
Du thuyền tấp nập trên mặt hồ, những chiếc thuyền con, buồm chèo thả trôi các vương tôn công tử, các cô trâm anh khuê các tựa nơi mạn thuyền, hoặc núp trong khung cửa uống rượu, ca hát. 
Tự cổ chí kim, Tây Hồ là nơi vui chơi lịch lãm. Nơi đây cảnh quá đẹp, hữu tình, nên giới hội hoa, du khách ghé qua tấp nập. 
Có một chiếc thuyền, đang rẽ đám lá sen nằm giữa hồ.
Uyển Thanh ngồi ở đầu thuyền, đưa mắt ngắm nhìn phong cảnh chung quanh. A đầu của nàng là Bội Nhi, ngồi bên cạnh. Bên trong thuyền đầy tiếng nói cười của ba công tử nhà họ Vạn với bạn bè và các cô gái.
Uyển Thanh không thích những tiếng nói cười đó vì nó phá tan đi cái không khí nên thợ Trong lúc này Uyển Thanh thấy lạc lõng bơ vơ, cô độc. 
Bên bờ hồ, những cây liễu rũ bờ. Những đám hoa đủ màu đua sắc. Nhưng cảnh đẹp nầy là để dành cho ai? Uyển Thanh lắc đầu, nhìn xuống dòng nước trong xanh tư lự! 
Đột nhiên, phía trước có chiếc thuyền con đi tới, chiếc thuyền không mui. Trên thuyền có dáng một người nằm, bên cạnh là một bầu rượu, một ống tiêu, và một quyển thợ Nắng vàng lan tỏa.
Anh chàng nầy hình như chưa uống rượu, không thổi sáo mà đang ngâm thơ, ngâm thơ một cách đầy cao hứng quên cả cảnh giới chung quanh. Uyển Thanh hiếu kỳ lắng tai nghe. 
Xuân đến mất tiền mua hoa
Ngày ngày say bên cạnh hồ
Ngựa quý trên đường hồ Tây
Hí kiệu ngang qua tửu lầu
Thấy người kiêu sa múa hát
Liễu xanh in bóng mùa thu
Gió mát cạnh bên người đẹp
Hoa nở đầy rèm xuân
Họa thuyền! ví chở được xuân
Tình ta gởi khói mây hồ… 
Anh chàng nầy hay thật “Họa thuyền ví chở được xuân – Tình ta gởi khói mây hồ”. Uyển Thanh gật gù khen, thì chiếc thuyền nhỏ kia cũng vừa trờ tới. Uyển Thanh tò mò nhìn sang. Người nằm trong thuyền kia, mặc áo xanh, đội nón xanh mà thắt lưng cũng màu xanh. Tướng tá thanh nhã, đẹp trai. Vậy chắc là một thư sinh con nhà khá giả đây. 
Gã thư sinh hình như phát hiện chuyện mình bị nhìn trộm. Ngồi thẳng người dậy, đưa mắt nhìn chung quanh. Cuối cùng rồi cũng chạm cái ánh mắt của Uyển Thanh. Cái nhìn soi bói của chàng làm Uyển Thanh đỏ mặt nhìn xuống… 
Ngay lúc đó trong thuyền có tiếng của anh chàng tên Hầu Lương từ trong thuyền vọng ra:
– Dương cô nương đâu? phải vào đây cạn ly nầy và tiếp tục đàn hát làm thơ hay cho chúng tôi nghe chứ? 
Uyển Thanh giật mình, miễn cưỡng ứng một tiếng rồí đứng dậy, chưa kịp bước đi vào trong thì Hầu Lương đã cầm ly rượu, chuệch choạng bước ra đầu thuyền.
Đưa ly rượu đến trước mặt Uyển Thanh, gã nói to:
– Nhanh lên, hãy cạn với tôi ly rượu nầy đi Dương cô nương! 
Uyển Thanh né qua một bên, ngay lúc đó thuyền lớn và thuyền nhỏ đụng vào nhau làm Hầu Lương không vững, ly rượu trên tay cũng bị đổ vơi một nửa. Hầu Lương giận dữ quay lại mắng:
– Cái tên này, nhà ngươi là ai vậy? Cả một con thuyền to thế này mà ngươi cũng không nhìn thấy? Mắt ngươi để đâu? 
Vừa nói đến đó gã chợt ngưng lại nhìn rõ người thư sinh bên thuyền nhỏ, mặt giận dữ bỗng nhiên vui lại, hắn nói to:
– Ồ… Ồ… Ta tưởng ai, chẳng ngờ là anh Thế Khiêm. Anh rõ là biết cách hưởng thụ! Một mình thả thuyền trên hồ, còn có rượu và mang cả sáo nữa ư? 
Chàng thư sinh kia cũng cười, liếc mắt qua Uyển Thanh rồi nói:
– Anh biết hưởng thụ hơn tôi chứ? Nào, các bạn đang có tiệc à? 
– à! đám anh em nhà họ Vạn đấy mà. Toàn là những người quen trong trường cả. Sao anh chẳng sang tham gia với bạn này? Được rồi, được rồi, để bảo phu thuyền cột thuyền anh vào thuyền này, có anh là bao? đảm tiệc sẽ vui hơn, lên nhé? 
Thế Khiêm cười:
– Thế ai là khổ chủ vậy? 
– Tôi chứ còn ai? Bộ anh sợ bọn này bắt anh trút sạch hầu bao à? thôi đừng chần chừ nữa, lên đây mau. Lên đi, tôi sẽ giới thiệu với anh một người. 
Hầu Lương vừa nói vừa liếc sang Uyển Thanh. Thế Khiêm cũng nhìn về phía nàng, do dự một chút rồi gật đầu cười:
– Được rồi, rượu trong bình đã cạn, thế trên thuyền mi còn rượu không?
– Bảo đảm đủ cho anh uống mà. 
Thế là Thế Khiêm sửa soạn lại áo mũ, cặp nách ống tiêu, mang cả bầu rượu và quyển sách, với sự giúp đỡ của phu thuyền nhảy lên. 
Thuyền con được buộc chặt vào đuôi thuyền lớn. Lên thuyền rồi, Hầu Lương và Thế Khiêm kia lại vòng tay chào nhau. Sau đó, không biết vô tình hay hữu ý. Thế Khiêm quay lại nhìn Uyển Thanh cười. Cái nhìn cột nhã kia làm Uyển Thanh nhột nhạt. Cái nhìn đó như muốn nói với Thanh:
– à, ta biết nàng là ai rồi. Bởi vì nơi nào có ba anh em nhà họ Vạn và Hầu Lương là có các nàng thôi. 
Chẳng có ai nhìn ra những suy nghĩ trong đầu nàng. Cái cảm giác tự ti lẫn lộn với cảm giác tự ái bị tổn thương. Lúc đó Hầu Lương đã lên tiếng giới thiệu:
– Thế Khiêm huynh, dù anh có là một con mọt sách điển hình đi nữa thì cũng cần biết đến chuyện ở thành Hàn Châu nầy có một Điệp Mộng Lâu, cô nương nầy đây là một tài nữ nổi tiếng ở đây tên là Dương Uyển Thanh, tiếng đàn hát của cô ta phải nói là có một không hai tại thành này. Còn Uyển Thanh cô nương hẳn cô đã nghe tên Dịch thiếu gia đây rồi. Đây là Dịch Thế Khiêm. Xứ Hàng Châu nầy có tài nữ Dương Uyển Thanh thì cũng có tài tử Dịch Thế Khiêm! chỉ có điều là hai người nổi tiếng lại chưa biết nhau, đó mới là chuyện kỳ lạ! 
Uyển Thanh ngỡ ngàng nhìn sang Thế Khiêm, nàng cũng bắt gặp ánh mắt tương tự! Uyển Thanh không tự chủ được, cúi đầu lúng túng:
– Dạ xin chào Dịch thiếu gia.
Thế Khiêm vội đỡ lời:
– Không dám, không dám. Dương cô nương tôi cũng nghe tiếng từ lâu, bây giờ mới gặp mặt, thật là bất ngờ.
Uyển Thanh bất chợt muốn hỏi chàng thật nhiều câu hỏi, nghe tiếng đã lâu? tiếng gì? đẹp? giỏi làm thở Tài đàn? ca hát? Uyển Thanh chợt đỏ mặt. Lòng lại tràn ngập những suy nghĩ khó tả. Dịch Thế Khiêm này, ở Hàng Châu ai mà chẳng nghe tiếng anh tạ Tài tử, con nhà gia thế, giỏi thơ cạ Nghe nói lại có bản tính phóng khoáng hào hoa. Gia đình chàng rất nghiêm khắc nên dù có phóng túng đến đâu chàng cũng không bao giờ sống sa đọa! Uyển Thanh nhìn lại phận mình, tài của nàng dù giỏi biết bao thì nàng vẫn chỉ được giao du với cỡ người như các cậu nhà họ Vạn và Hầu Lương! rất nhiều người có tài học cao thì xem chỗ nàng nương tựa là chỗ ăn chơi sa đọa, phải tránh xa nàng. Có ai cần tìm hiểu nơi ấy nàng chỉ cho tiếng đàn lời ca mà thôi. Dịch Thế Khiêm đương nhiên cũng ở trong số người đó. Uyển Thanh cúi xuống tự ti. 
Ngay lúc đó có tiếng Hầu Lương nói:
– Nào lại nào, anh Thế Khiêm, hãy vào đây mà ngồi. Bên trong còn có mấy cô nữa, anh phải làm quen chớ? 
Thế Khiêm cười, vừa đi theo Hầu Lương vừa nói:
– Thế này thì ngươi đã mời hết những người đẹp của Hàng Châu tới đây rồi?
– Ha!ha!ha! Hầu Lương nghe nói khoái chí nên càng phô trương- Danh sĩ với mỹ nhân thì phải gắn liền với nhau chứ! chỉ có nhà ngươi, con mọt sách không hề biết sống là gì! Nào để ta dạy ngươi. Con người ở đời ngoài quyển sách ra còn cần những cái gì nữa nào… 
Bọn họ đi vào thuyền, Uyển Thanh và Bội Nhi đi theo sau. Ba vị công tử họ Vạn cũng quen biết với Thế Khiêm nên chào hỏi rồi mới vào bàn. Bàn tiệc ồn ào hơn. Uyển Thanh ngồi đấy lặng lẽ như chẳng tham gia. Và lúc mọi người cười nói thì nàng lại lại đến bên mạn thuyền, vén rèm nhìn cảnh Tây Hồ. 
Có tiếng của một cô nương nói:
– Dịch thiếu gia, ai cũng biết là thiếu gia thổi sáo hay lắm, vậy thiếu gia hãy vì bọn em thổi một bài đi nào? 
Những người khác đều nói:
– Đúng đó, đúng đó! 
Hầu Lương tiếp lời:
– Vậy thì huynh nể tình tôi hãy thổi một bản cho họ nghe đi. 
Mọi người đều nói:
– Không nên khước từ lời yêu cầu! 
Thế là Thế Khiêm bắt đầu thổi bản “Xuân Hồ Tây” với âm điệu véo von. Bản nhạc vừa dứt mọi người vỗ tay tán thưởng. Họ muốn nghe thêm, thế là buộc Thế Khiêm phải thổi thêm bản nhạc nữa, lần này là khúc “Động Tiên Ca” với âm điệu cao thấp khác biệt nghe rất lạ tai. 
Hầu Lương liền nói:
– Có rượu, có sáo, đâu thể thiếu tiếng hát được! 
Mọi người đề nghị cô nương Thúy Nga ca một bản.
Thúy Nga đứng dậy hát bản “Trường Tương Tư”. Anh em nhà họ Vạn kéo nhau đến hỏi Thúy Nga sao có họ rồi mà còn dám tương tư ai? làm cho cả đám người cười ồ lên. Chỉ có Uyển Thanh ngồi lặng lẽ, vẫn còn mơ hồ đến âm điệu của tiếng sáo ban nãy… nàng ngồi im lặng nhìn ra ngoài… Và bỗng nhiên Hầu Lương như phát hiện ra sự vắng mặt của Uyển Thanh nên bước tới gọi:
– Sao vậy Dương cô nương? tại sao không tham dự? sao cô lại muốn để bọn này bị mất mặt! 
Uyển Thanh vội vã nói:
– Đâu có Hầu thiếu gia, tại tôi không uống được rượu! 
Hầu Lương vẫn không buông tha, dẫn Uyển Thanh đến bàn rót đầy ly rượu nói:
– Vậy thì hôm nay cô nhất định phải tập uống, cô đã ngồi yên một chỗ không xem chúng tôi ra gì cả nên phải phạt cô ba ly rượu. 
– Tôi không biết uống rượu thật mà Hầu thiếu gia. 
– Không được, không được khước từ! 
A đầu Bội Nhi vội vã bước tới giúp chủ.
– Tiểu thơ tôi không uống được rượu và hôm nay cô ấy không được khỏe nữa… mong Hầu thiếu gia tha cho.
Hầu Lương giận lên hét to:
– Cái con a đầu này ít bẻm mép một chút có được không? 
Thế Khiêm thấy vậy đứng lên nói to:
– Thôi thì thế này, tôi xin uống thế cho cô nương họ Dương này ba ly rượu, được không? 
Nói xong chàng cầm ly rượu trước mặt Uyển Thanh uống cạn, rồi rót thêm hai ly nữa đưa cho Hầu Lương thấy rồi chàng nốc cạn. 
Hầu Lương nhún vai nói:
– Đã có Dịch huynh giúp thì thôi tha cho cô, nhưng mà Uyển Thanh cô nương, cô phải biết đáp lễ lại người ta chứ?
Uyển Thanh nhìn Thế Khiêm với đôi mắt biết ơn, cùng lúc Thế Khiêm cũng đang quay sang nhìn Uyển Thanh. Lần nầy ánh mắt của chàng chan đầy tình cảm lo lắng cảm thông cho nàng nhưng cũng đầy vẻ buồn phiền, ý như muốn bảo: “Tại sao cô lại ở đây? tại sao cô lại chấp nhận buổi tiệc với mấy người này? tại sao cô lại chọn cái cuộc sống nơi Hàng Châu kia chứ?”. 
ánh mắt của chàng làm Uyển Thanh bối rối, xúc động vô cùng, Uyển Thanh phải nhìn xuống lẩn tránh. Bấy giờ bên ngoài khung cửa sổ, mặt trời đã xuống núi, bóng tà dương chiếu rọi bóng núi bóng cây lên mặt hồ rực rỡ. Chim đã bắt đầu về núi. Gió thổi nhẹ trên cành liễu rũ. Cảnh đẹp như tranh, nhìn liễu Uyển Thanh lại nghĩ đến đời mình sao lại trớ trêu,ta sao lại có bản chất yếu đuối như liễu, nên phải cảnh “cành đón chim nam bắc, lá đưa gió muôn phương” mà tủi lòng. 
Nàng nhìn lên và tay lấy cây đàn tì bà, bất giác nói:
– Dịch thiếu gia, thiếp xin đàn hát tặng thiếu gia một khúc nhạc gọi là trả lễ. 
Nói xong ngàng đưa mắt nhìn ngoài trời, tay buông đàn và cất giọng hát: 
Cận Thanh Minh, chim líu lo trên cành
Tiếc là lời ca đơn điệu như ánh hoàng hôn
Muốn cùng hoa liễu tâm sư.
Nhưng hoa liễu quá mong manh
Sợ làm đau lòng xuân đến
Nhớ quê nhà ngàn dặm
Bình cạn, đêm buồn nằm khóc
Trăng tàn theo ở song cao
Núi xanh âm thầm tỏa sáng
Túy ngọc lầu đêm nay say
Chỉ có bóng hồ, bóng núi
Đời dài nhưng mộng ngắn thay
Hỏi ai kia, có còn gặp
Lần sau hẳng rất xa vời
Cắt đứt tình ai đành nỡ
Tim hằng nỗi nhớ đau thương… 
Hát xong, Uyển Thanh nhìn Thế Khiêm ánh mắt long lanh vì có những giọt lệ chưa chan tình cảm đau thương làm Thế Khiêm bồi hồi xúc động đến độ muốn làm tràn ly rượu trên taỵ Chàng bói rối không biết là sao hơn là nâng ly nốc cạn. 
Các người khác đều vỗ tay khen thưởng, có một gã nói:
– Hay tuyệt, hay tuyệt! trách chi âu Dương Phi ngày xưa có nói “Kỳ nữ đẹp, ca hay, uống rượu quên thôi. Khuyên chàng cứ mãi đầy bình rượu trước hoa mà say thì cũng đúng hạng phong lưu. Phải không các bạn? 
Tất cả đều cười nói say sưa vui vẻ. 
Dịch Thế Khiêm ngồi nhìn không tham gia, chàng mãi miết ngắm Uyển Thanh. Thanh quay lại bắt gặp, cười thật tươi và nhỏ nhẹ nói:
– Dịch thiếu gia, người đã đến đây ngắm cảnh Tây Hồ, thì cũng nên về với lòng thư thả, vậy để tôi rót mời thiếu gia ly rượu. 
Nói xong Uyển Thanh rót đầy ly rượu cho Thế Khiêm và bỗng đọc nho nhỏ câu thơ 
“phù sinh trường hận hoan lạc thiểu, 
chỉ muốn ai kia nở nụ cười, 
vì chàng tiếp rượu tà dương đỏ, 
nhớ mãi đêm nay đẹp lạ thường.” 
Thế Khiêm nâng ly rượu, ngắm kỹ cô gái trước mặt! thảo nào người ta cứ mãi ngợi khen tài sắc của Uyển Thanh. Nhưng… người tài sắc vẹn toàn thế nào sao lại rơi vào chốn này? Thật bất công vô cùng.
Thế Khiêm cứ mãi nghĩ ngợi, uống cạn ly, và Uyển Thanh lại rót cho chàng thêm ly nữa. Cứ thế không mấy chốc Thế Khiêm như đã ngà ngà saỵ Không biết vì rượu hay vì sóng mắt trong sáng của Uyển Thanh. Chàng ngân nga ngâm thành thơ: 
Mẫu Đơn rộ báo xuân tàn
Hương còn thoảng khắp ngượng ngùng say
Bao giờ rơi xuống nhân gian cõi
Hé nụ mời người ngơ ngẩn ai
Xuân đến rồi đi không trở lại
Để hoa trước gió, hoa buồn ai…

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây