Vẫn Mãi Yêu Anh

white noise for sleeping link
shopee-sale

Vân Khanh

Vẫn mãi yêu anh

 

Chương 1

 

Trời đang nắng gay gắt là vậy, bỗng chốc mây đen giằng kín bầu trời, gió xoáy từng cơn cuốn bụi mù mịt. Và chớp nhoang nhoáng rạch nát thinh không, kèm theo từng tràng sấm đì đùng kéo dài vang vọng khắp mặt đất.

 

Nhìn trờì sau màn kính xe đò, Quốc Trung ngán ngẩm. Chắc chắn sẽ mưa lớn, cơn mưa cuối mùa khô, không ai lường trước. Và thông thường, cơn mưa sẽ lớn, sẽ dữ dội hơn khi vào lúc cuối ngày. Hơn năm giờ, thời gian tan ca của công sở, giờ tan trường của học sinh, đường phố Đông nghẹt người và xe.

 

NgườI ta hối hả lao nhanh về các ngả đường, mong sao về kịp nhà, tránh được cơn mưa đang từng phút đổ ập nước xuống mặt đất.

 

Quốc Trung thở dài. Chiếc giỏ nơi tay anh đầy nhóc cà phê và tiêu. Thứ cà phê Buôn Mê Thuột chính hiệu, được cô Ba anh gói thật kỹ, gởi về làm quà cho dì Loan, mẹ kế của anh. Vì thế, mỗi lần anh về thăm cô Ba, dì Loan đều dặn mua cho dì vài ký. Tiếng là gửi mua giùm, thật ra có khi nào dì đưa tiền cho anh đâu. Dì muốn anh đem cà phê về cho bà. Sài Gòn chả thiếu loại cà phê nào, nhưng loại xịn thật thì dì không đủ tiền uống ngon quá, lỡ quen miệng rồi tiền đâu mà mua. Loại thường thì bị trộn “bắp” nhiều nên dì Loan sợ. Hơn nữa, uống cà phê chùa chả tốn đồng nào, không thích hơn sao.

 

Cơn mưa lớn sắp đổ xuống bất tử. Và Quốc Trung thì không thể dừng lại, để trú mưa. Tối nay, anh có giờ dạy kèm tại tư gia.

 

Xốc lại chiếc giỏ, Quốc Trung cắm cúi bước nhanh hơn. Đoạn đường này, không có xe buýt hay xe lam để về nhà anh. Còn đi xe ôm, anh đã hết nhẳn tiền.

 

Lúc sáng ở cửa bán vé, anh cho một người phụ nữ để chị ấy mua vé. Vì hai mẹ con bị rạch túi, lấy hết tiền bạc. Dọc đường, còn hơn chục ngàn, anh mua chai nước và ổ bánh mì cho đứa nhỏ, số tiền anh còn trong túi là tiền cô Ba anh đưa để đóng tiền học phí kỳ hai và tiền mua giáo trình để học. Anh đi bộ chứ không dám xài tới nó.

 

Gió bỗng nổi lên, xoáy từng cơn lốc tròn cuốn theo bụi đất, hất vào mặt Trung những hạt mưa bắt đầu rơi. Gió vẫn rát rạt. Thường khi gió lớn, sẽ khó có mưa …

 

– Minh Thiên! Ôi, đúng là em trai của chị rồi, Thiên ơi. Mấy ngày nay chị nhớ em quá à …

 

Đang cắm đầu bước, Quốc Trung bỗng bị một cô gái lao tới, ôm anh cuống quýt, giọng cô gái dịu dàng, rưng rức. Bàn tay cô gái vuốt lên mặt Trung, miệng thì lẩm bẩm:

 

– Ôi, Minh Thiên! Cuối cùng chị đã bắt được em …

 

Quốc Trung kinh ngạc, anh cố bứt khỏi tay cô gái, chiếc giỏ đựng cà phê rơi xuống mặt đường. Trung cáu kỉnh:

 

– Ôi! Cô này, điên hay sao, tự nhiên túm lấy tôi chứ? Tôi không phải em cô, buông ra nào. Mưa xuống rồi nè!

 

Cô gái nhoẻn cười. Lạy trời! Nụ cười khiến khuôn mặt cô gái đẹp hẳn lên dù đầu tóc cô ta đang bị gió thổi bay rối tung lên.

 

– Út Thiên bữa nay ngon quá hổng dám làm mặt lạ với chị Hai. Út quên rằng chị Hai thích tắm mưa à? Mưa kệ mưa, chị phải dẫn em về nhà. Ba mẹ em đang nhớ em lắm đó nhóc.

 

Quốc Trung thầm kêu khổ trong bụng. Anh biết chắc cô gái bị bệnh và đang lầm anh với ai đó.

 

Quốc Trung kéo tay cô gái:

 

– Tôi không phải là em cô đâu. Nghe tôi, cô vô nhà đi, mưa ướt sẽ bệnh đấy.

 

Cô gái hất mặt, nhìn Quốc Trung:

 

– Em nói lạ quá hà. Vễ thì hai chị em mình cùng về, mưa ướt càng mát.

 

Miệng nói, cô gái dùng sức kéo Trung đi. Quốc Trung nổi quạu khi bị cô gái lôi kéo. Mà sao tay cô ta nhìn khẳng khiu thế mà mạnh ghê. Hay cô ta bị ma nhập?

 

Quốc Trung bước hụt chân, trúng nhằm chiếc giỏ đồ trơn tuột nước mưa khiến chúi nhủi.

 

– Đồ điên! Có buông ra không thì bảo?

 

Cô gái xuýt xoa:

 

– Cẩn thận nhóc ơi, kẻo té máu chảy nữa đấy! Chị điên hồi nào?

 

Trời trút cơn mưa tầm tã, con đường rộng thênh vắng hẳn tiếng xe. Quốc Trưng tức giận anh hất thật mạnh tay cô gái. Nào ngờ cô gái bị anh hất té sòng soài xuống đường. Quốc Trung hơi ngẩn ngơ. Cô ta đang mạnh như thế, sao bỗng mếm oặt vậy? Chả lẽ anh gặp ma thật? Nghĩ thế, Quốc Trung hơi hoảng.

 

Anh cúi lượm chiếc giỏ ướt chèm nhẹp, đeo vô vai và rảo bước:

 

– Út Thiên! Đừng bỏ chị ! Đừng mà, Thiên ơi. Đừng Đi …

 

Giọng cô gái lại vang lên đầy đau đớn, tuyệt vọng, như tiếng nói của kẻ bị trúng tên. Quốc Trung vuốt nước mưa trên mặt. Cơn mưa lớn quá Mới đó đã lênh láng nước đầy đường.

 

Cô gái đang cuống quýt, loạng choạng chồm theo anh:

 

– Lạy chúa! Cô Hai đây rồi!

 

Quốc Trung xoay người lại, từ bên đường, có hai người đàn bà mặc áo mưa chạy băng qua. Một người kêu lên, vẻ mừng rỡ:

 

– Phương Đông! Đúng con rồi, sao lại ra nông nỗi này chứ?

 

– Cô Hai! Bà chủ đi tìm cô nè. Cô theo tôi về nhà nghe.

 

Cô gái cười khúc khích:

 

– Mẹ! Giữ Út Thiên lại cho con. Thằng nhóc này bữa nay cứng đầu lắm, mẹ ơi. Con vừa bị nó hầt té nè.

 

Cô gái lôi tay người đàn bà có khuôn mặt rất giống cô gái đi theo Quốc Trung:

 

– Mẹ đi kiếm em nè. Bây giờ theo chị về đi. Mẹ yếu lắm, ướt mưa là bệnh đấy. Nhóc quên sao?

 

Miệng nói, tay cô gái lại vung lên kéo ghịt tay Quốc Trung. Quốc Trung quay lại, anh chưa kịp nói câu gì thì người đàn bà đã nhìn anh trăn trối. Một lúc sau, ánh mắt bà buồn hẳn:

 

– Phương Đồng à ! Nghe lời mẹ, về đi nào! Em Thiên con đi xa rồi, đây là người lạ mà.

 

Cô gái cong môi cãi:

 

– Thêm mẹ nữa! Con làm sao nhận lầm em mình được. Nó đi đâu, con theo đấy. Thử coi nó trốn con được nữa không.

 

Quốc Trung thầm kêu khổ. Kiểu này, cô ta dám đi theo anh lắm. Anh cau mày:

 

– Cô à! Bỏ tay tôi ra đi. Trễ giờ dạy học của tôi rồi, tôi đâu phải tên Thiên, mà cũng đâu biết cô là ai.

 

– Đấy! Mẹ nghe thằng nhóc nói chưa? Nó ham vui bạn bè, bỏ ba mẹ, bỏ chị Hai nó đã đành. Bây giờ tìm được, nó còn phủ nhận thân phận nữa.

 

Quốc Trung lúng túng rõ rệt. Cô gái này đúng là không bình thường rồi. Bây giờ anh phải làm sao? Lạnh kinh khủng!

 

Người đàn bà như hiểu được suy nghĩ của Quốc Trung. Bà thở dài, đưa tay kéo con gái về phía mình:

 

– Nghe mẹ đi nào! Rồi thằng Thiên sẽ về với mẹ con mình.

 

– Cô Hai à! Cô ướt hết rồi. Cậu Út đâu thích cô dầm mưa. Cô không về, cậu Út sẽ bỏ cô luôn đó.

 

Người phụ nữ thứ hai bước tới, giọng ân cần.

 

Cô gái chỉ vào Trung:

 

– Nó cũng ướt đấy thôi.

 

– Nhưng chưa bao giờ cậu Út bệnh vì mưa. Còn cô, cô bị đau hoài. Cậu Út giận cô nữa đó.

 

Giọng cô gái chùng xuống:

 

– Chị bảo nó đừng giận tôi. Bữa đó, tại cái xe của tôi nó chản chủ. Tôi đâu muốn hại em trai mình.

 

Mặt cô gái chợt nhăn lại, rúm ró. Mắt cô gái ánh lên vẽ kinh hoàng, tuyệt vọng:

 

– Trời ơi ! Máu …

 

Người phụ nữ vội vã ôm lấy cô gái, miệng la hoảng:

 

– Cô Hai ! Đừng như thế nữa! Không phải vậy đâu!

 

Người đàn bà nghẹn ngào:

 

– Phương Đông! Con đừng làm mẹ sợ ….

 

Quốc Trung nhíu mày. Anh lại buông chiếc giỏ xuống đất, bước tới nói với người mẹ:

 

– Cô ấy ngất rồi, chắc bị lạnh, Để tôi giúp bà.

 

Người mẹ nhìn anh qua màn mưa, lời bà đớn đau, chắc nước mắt cũng đang tràn trề mặt:

 

– Phiền cậu vậy, nhà tôi ở phía bên kia đường.

 

    Quốc Trung chẳng dám chần chừ, anh ôm xốc thân hình mềm oặt, ướt sũng của cô gái trên tay, đi theo sự chỉ dẫn của bà mẹ. Ngôi biệt thự được xây cất rất đẹp. Dù trong màn mưa, dưới ánh đèn điện mờ nhạt, Quốc Trung vẫn nhận ra vẻ bề thế, giàu có của nó. Cô gái đã được chị người làm đón từ tay anh, đưa về phòng riêng. Phòng khách chỉ còn lại anh và người mẹ. Quốc Trung cúi đầu:

 

– Xin phép bà. Nhớ đùng dầu nóng xoa lên người cho cô ấy.

 

Người mẹ thở dài:

 

– Trời vẫn đang mưa. Đàng nào cậu cũng tới đây rồi, hãy ở lại làm khách của tôi. Tôi biết cậu đang thắc mắc về Phương Đông.

 

   Quốc Trung nhìn bộ đồ ướt nhẹp của mình, nước nhỏ thành vũng dưới chân anh QuốcTrung vội từ chối, dù rất tò mò, khổ nỗi anh cũng đang lạnh kinh khủng:

 

– Cháu xin phép về, vì …

 

Người mẹ ngăn anh:

 

– Cháu đừng ngại. Ta sẽ biểu người đưa đồ của con trai ta cho cháu thay. Ở lại với ta đi, bây giờ ta cũng không muốn cháu về.

 

Dứt lời, người mẹ bấm chuông. Một người đàn ông trạc ngũ tuần từ cửa ngách bước vào:

 

– Bà chủ cần sai bảo gì ạ?

 

Người mẹ nói nhỏ:

 

Chú dẫn cậu ấy xuống phòng tắm, soạn bộ đồ của Minh Thiên cho cậu đây thay.

 

Quốc Trung muốn từ chối, nhưng người mẹ đã ngã người vào nệm ghế, nhắm mắt:

 

– Ta xin cháu đấy. Hãy cho ta được nói với cháu vài lời.

 

   Quốc Trung thở dài. Anh vô tình nhìn lên đồng hồ treo tường. Đã quá giờ học của anh rồi. Bây giờ có về, anh cũng đâu đi học được. Tự nhiên, anh nghe thương cảm người mẹ còn rất trẻ này, và muốn biết nỗi đau nào đang hành hạ trái tim bà. Và cô gái có tên Phương Đông kia, tại sao lại bị rơi vào tình trạng ấy?

 

   Cuối cùng thì Quốc Trung cũng được ấm lại bằng bộ đồ Jeans thơm mùi nườc hoa hồng loại nhẹ. Hơi rộng một chút, chắc tại chủ nhân bộ đồ to con hơn anh.

 

   Quốc Trung chưa kịp bước lên phòng khách thì bà chủ nhà, cũng là người mẹ đã vẫy tay, gọi anh:

 

– Vào đây cháu! Ta nghĩ cháu cũng đói bụng rồi. Ăn một chút gì cho ấm.

 

Vừa ăn, ta vừa kể cho cháu nghe chuyện Phương Đông.

 

Quốc Trung không từ chối. Bữa cơm thường của nhà giàu cũng thịnh soạn hơn cả bữa cơm khách của nhà anh.

 

– Ăn tự nhiên đi cháu.

 

Bà chủ nhà ân cần.

 

Quốc Trung do dự:

 

– Thưa bác, nhà sao ít người? Bác trai đâu vắng?

 

Bà chủ nhà thở dài:

 

– Cách đây một tháng. Bữa cơm tối là bữa ăn vui nhất của gia đình ta. Bất ngờ tai họa trút xuống, vậy là tan nát. Chồng ta kẹt công chuyện ngoài Đà Nẵng.

 

Quốc Trung bối rối:

 

– Bác cho cháu xin lỗi, cháu thật đáng trách khi nhắc tới nỗi buồn của bác.

 

Bà chủ nhà lắc đầu. Bà tự tay gắp vào chén Quốc Trung một miếng mực nhồi thịt thơm phức, giọng bà thật buồn:

 

– Ta cũng muốn được chia sẽ, dù chưa rõ cháu là ai? Phương Đông đã làm phiền tới cháu vì cháu có nhiều nét giống con trai út của ta là Minh Thiên. Nó bị té xe và đã chết cách đây một tháng. Phương Đông bữa đó đang bệnh, nó sốt và kêu thèm ăn ổi hoặc cóc, nhờ Minh Thiên đi mua. Minh Thiên thương chị, nó vui vẻ đi ngay dù vừa đi học về và rất đói. Một chiếc môtô đã đâm vào xe Minh Thiên cách nhà bác vài mét. Hắn ta bị say rượu, không điều khiển được tay lái.

 

Xe của Minh Thiên đã ép sát vô lề đường vẫn bị chiếc môtô hất tung lên. Minh Thiên chết ngay tại chỗ. Phương Đông nghe tin này ra nhìn em nó chết thê thảm, xung quanh chỗ Minh Thiên nằm, lăn lóc những trái ổi, trái cóc chín vàng nhuốm máu. Phương Đông ngất đi, sau đó con bé cứ nửa mê nửa tỉnh. Lúc nào cũng khóc, cũng gọi tên em nó. Bác sĩ nói Phương Đông bị sốc nặng về tâm lý, thuốc chữa không mong hiệu quả. Ngoại trừ một sự hi hữu vô tình về tình cảm, đánh thức tiềm thức con bé tỉnh lại.

 

Quốc Trung bàng hoàng. Anh nghe nghẹn đắng cổ họng. Tội nghiệp cho người mẹ phúc hậu đang ngồi trước anh, liền một lúc phải gánh hai nỗi đau đớn nhất.

 

– Bác ơi! Chả lẽ cứ để cô bé mãi trong tình trạng này?

 

Bà chủ nghẹn ngào:

 

– Ta không thiếu tiền để lo cho con ta. Khổ nỗi y học đã bó tay, ta không biết làm sao hơn. Con người sanh ra ở đời, thà là chết cho xong một kiếp vui buồn, chẳng ai muốn thân nhân của mình bị điên loạn bao giờ. Chết không chứ được sống làm nỗi đau khắc khoải triền miên. Phương Đông mới chỉ bị mất trí nhớ, ta đâu thể đem con gái ta vào bệnh viện tâm thần.Vợ chồng ta có ba đứa con, bây giờ chỉ còn một. Tội nghiệp con bé đang chuẩn bị làm luận án tốt nghiệp học viện ngân hàng.

 

Quốc Trung kêu khẽ:

 

– Trời ơi! Tại sao số phận lại cay nghiệt như thế? Bác hãy tìm mọi cách chữa trị cho cô ấy. Cả một tương lai sao nỡ bỏ?

 

Bà mẹ thở dài:

 

– Phương Đông học giỏi lắm. Nó không ham tiền bạc, cũng không thích ăn diện, nhưng lại nuôi mơ ước ngồi bên tủ sắt, được đếm những xấp tiền để cho người nghèo vay dù của nhà nước.

 

 
Quốc Trung hiểu nỗi đau của người mẹ, nhưng anh không có cách nào để chia sẻ. Phương Đông trong cơn hoảng loạn vẫn toát lên vẻ đẹp dịu dàng. Chỉ có điều, cô gái ấy có cặp mắt buồn quá, dù rất đen và rất đẹp.

 

 
Quốc Trung chào bà chủ nhà để ra về. Anh nghe từ phía trên lầu, có tiếng đàn ghi-ta vọng xuống. Tiếng đàn thật buồn. Bà chủ nhà nói nhỏ:

 

 
Phương Đông chời đàn đấy. Ta không hiểu khi ôm cây đàn, nó có biết đến xung quanh không. Ngày trước, cây đàn thường được hai chị em nó giành nhau.

 

 
Bây giờ, bài hát ngày còn sống Minh Thiên thường đàn ca thì Phương Đông lại chơi được. Những lúc như thế, không ai nghĩ con gái ta bị mất trí nhớ.

 

 
Quốc Trung thẫn thờ:

 

 
– Cô bé đàn hay quá! Phải chi có phép nhiệm màu cho cô bé trở lại với đời thường.

 

 
Bà chủ nhà chợt nhìn đăm đăm vào Quốc Trung:

 

 
– Cháu thật tâm mong con gái ta tỉnh lại ư? Nếu bác sĩ cho ta một lời khuyên, ta biết tìm cháu ở đâu?

 

 
Quốc Trung hơi ngạc nhiên trước câu hỏi của bà chủ nhà, nó như chae ăn nhập gì tới hiện tại Và bà chủ nhà muốn gì ở anh mà hỏi thế?

 

 
Tuy nhiên, Quốc Trung vẫn từ tốn:

 

 
– Nếu bác muốn cháu giúp điều gì trong khả năng của cháu thì cháu sẽ vui lòng giúp bác. Nhà cháu cũng gần đây thôi.

 

 
Anh cho bà chủ nhà biết nơi ở của mình và nói thêm:

 

 
– Cháu tên Quốc Trung. Đủ họ tên là Lâm Quốc Trung. Cháu đang học năm cuối Đại họcY Dược.

 

 
– Quốc Trung, một cái tên nhẹ nhàng nhưng phù hợp với cháu. Không ngờ cháu lại đang học ngành Y. Bác tên Như Nguyệt, mọi người quen gọi bác là bà Hoàng vì ba Phương Đông tên là Minh Hoàng. Hy vọng bác cháu ta sẽ gặp lại.

 

 
Quốc Trung thở dải, anh quay đầu nhìn lại căn biệt thự có giàn tigôn màu tím bao quanh. Hình như anh đã nghe đâu đây tên của một công ty sản xuất đồ gia dụng công nghệ “Minh Hoàng”, chả lẽ đó là công ty của bà chủ nhà hiếu khách. Ánh đèn từ một ô cửa sổ màu hồng, nơi lầu ba hắt xuống đất. Quốc Trung mường tượng nơi ấy có một cô gái đang áp chế về tâm thần. Cô gái mang mặc cảm vì cô nên cậu em trai mới chết thê thảm như vậy.

 

 
Quốc Trung nhìn xuống tay, anh bần thần nhớ ra mình đã không còn giỏ xách trên tay. Chiếc giỏ đựng gần chục ký vừa cà phê vừa tiêu. Chẳng rõ nó đang nằm ở đâu. Quay về nhà với hai bàn tay trống trơn thì nhất định anh sẽ bị dì Loan chì chiết, hoạnh học rồi. Nhưng quay vô hỏi bà Hoàng, anh thấy nó cũng làm sao ấy.

 

 
Nếu anh xách giỏ theo thì bà Hoàng nhất định đã nhắc nhở anh xách giỏ vế rồi. Chưa chừng, lúc anh và Phương Đông giằng co, chíếc giỏ bị hất xuống đất và mọi thứ đã bị xe cán lên rồi.

 

 
Quốc Trung chặc lười.

 

 
Thôi thì kệ đời ! Xem dì Loan nổi giận cỡ nào. Bất quá cũng chới xiên chới xéo anh như bao lần thôi. Chả lẽ cứ mỗi khi về Cao nguyên trở xuống, đều nhất thiết phải có quà biếu. Tất nhiên cô Ba anh cũng sẽ hỏi dì Loan là cà phê đó ngon không? Tiêu đó là tiêu sọ, cô anh phải cất công sang tận huyện kế bên để mua biếu dì Loan. Rắc rối đấy. Nhưng anh sẽ viết thư về kể trước cho cô Nga.

 

 
Cô của anh sẽ không đời nào nhắc tới món quà bị thằng cháu đánh rơi với dì Loan nữa.

 

 
Nghĩ vậy, Quốc Trung bình thản trở về nhà. Sau cơn mưa, con đường nhiều chỗ vẫn còn loang loáng nước. Đã hơn chín giờ tối. Người mở cửa cho anh lại là dì Loan.

 

Dì Loan nhăn mặt:

 

– Sao con lại về tối như thế?

 

Quốc Trung đáp tỉnh:

 

– Thưa dì, xe bị hư dọc đường gần ba tiếng đồng hồ. Các em đâu mà dì phải mở cửa cho con?

 

Bà Loan nhếch môi:

 

– Xe hỏng à? Thật là xui xẻo phải không. Chắc là con đang đói lắm? Mấy đứa đang học bài. Dì nghĩ hôm nay con sẽ về, vì con có giờ thực hành vi tính.

 

– Bây giờ thì quá trễ để con tới lớp
Quốc Trung cườì trừ:

 

– Cám ơn dì đã quan tâm. Ngày mai con sẽ nhờ thầy chỉ lại.

 

Bà Loan hỏi:

 

– Chị Nga khỏe chứ? Cà phê thu hoạch được không?

 

Quốc Trung liếc nhanh bà Loan:

 

– Dạ, cô vẫn khỏe. Con về thì cà phê đã thu gom sạch sẽ. Con nghe cô con than cà phê năm nay bị tụt giá kinh khủng.

 

Bà Loan hờ hững:

 

– Vậy à!

 

Quốc Trung làm bộ lúng túng:

 

– Hồi đêm hôm qua, cô con có gói cho dì và ba một ít cà phê và tiêu. Sáng ra, con dậy trễ quá nên vội vàng mà quên mất giỏ xách. Xe chạy, con mới nhớ. Dì cho con xin lỗi.

 

Bà Loan bình thản:

 

– Chỉ đơn giản vậy, sao con phải bận tâm xin lỗi nhỉ? Cà phê là quà của quê hương, lẽ ra con không nên lơ đãng. Mai mốt khi biết con không mang về, chị Nga sẽ gởi bưu điện cho gì thôi, đừng áy náy nữa. Có canh gà nấu lá giang, dì để phần con đó. Tắm rửa đi rồi xuống ăn cơm kẻo đói.

 

Quốc Trung hơi bất ngờ về thái độ ôn hòa của dì Loan. Chả lẽ hôm nay số anh được sao may mắn chiếu vô, nên bà dì khó tính thường ngày bỗng trở nên dễ chịu? Hay tại cơn mưa cuối mùa đầy mát mẻ vừa trút xuống? Gì thì gì, anh cũng không thể tin và ngờ bà mẹ kế bẳn gắt, chua ngoa thường ngày ghét anh từ mọi chuyện nhỏ, hôm nay bỗng dịu dàng, thân ái vậy.

 

Quốc Trung nhún vai, anh cười nhẹ:

 

– Cám ơn dì. Từ từ rồi con ăn cũng được. Quá bữa nên con cũng không nghe đói.

 

Anh trở về phòng của mình. Mệt môi và thèm ngủ, anh nằm xuống giường, cố dỗ giấc ngủ. Hình như có ai đó đi vào phòng anh, song anh không làm sao mở mắt được. Gần nửa đêm, Quốc Trung chợt tỉnh ngủ. Anh nghe khát nước, vội nhổm dậy để lấy nước uống. Anh không bước khỏi giường ngay bởi rối ren ý nghĩ :

 

Ai đã mắc mùng cho anh nhỉ? Chả lẽ Ngọc Nhi, cô em gái cùng cha khác mẹ? Con bé cũng làm biếng một cây chớ siêng năng gì? Còn nhóc Hưng thì ít khi thích làm giùm ai chuyện gì, nên việc đó không mang lại lợi lộc cho nó.

 

Quốc Trung cố gắng đi thật nhẹ, anh không muốn làm kinh động giấc ngủ của cả nhà. Nhưng bước chân anh chợt sựng lại.

 

Tiếng nói từ trong phòng ba anh và dì Loan vang ra, dù rất nhỏ vẫn vọng lên rõ ràng giữa đêm khuya vắng:

 

– Tôi đâu phải hà khắc với Quốc Trung. Dù gì nó cũng lớn rồi, lại là con trai.

 

Nhưng ông cũng thừa biết kinh tế gia đình mình dạo này sa sút cỡ nào. Bây giờ được người ta chú ý đến nó, chả lẽ ông còn đòi hỏi cao hơn?

 

Quốc Trung thoáng cau mày. Dì Loan đang đề cập tới anh. Chẳng muốn tò mò, song đã lỡ nghe, anh cũng nên nghe cho hết, xem dì Loan đang muốn gì.

 

Tiếng ba anh điềm đạm:

 

– Tôi không đòi hỏi gì. Chỉ muốn bà hãy để yên cho nó. Khi nó ra trường mới tính đến chuyện khác được. Nghề của nó đâu phải khó tìm chỗ đứng trong xã hội.

 

Dì Loan hừ nhẹ:

 

– Chứ tôi ăn thịt ăn cá gì con ông? Tôi chỉ muốn tốt cho nó thôi. Mai Phương xinh xắn. Nếu nó không học hành được bằng ai cũng đâu ảnh hưởng gì. Nhà nó giàu có, mọi chuyện ba mẹ con bé sẵn lòng bỏ vốn để mở hiệu thuốc cho Quốc Trung, nếu hai đứa lấy nhau. Đây là dịp may, chẳng nên bỏ qua. Ông tưởng muốn mở một hiệu thuốc ít vốn lắm à.

 

Ông Triệu, ba Quốc Trung hỏi gắt:

 

– Bà đừng vội nghĩ đơn giản vậy. Nhà con Mai Phương giàu có, tôi biết.

 

Song chủ yếu là ở phía hai đứa nó có chịu sự hợp tác của cha mẹ không kìa.

 

Dì Loan cười nhỏ:

 

– Mai Phương thương thằngTrung quá trời luôn. Nó nói, nếu không lấy được Quốc Trung, nó sẽ vô chùa ở ông bà Thịnh có duy nhất mình Mai Phương, nên mọi sự đòi hỏi của nó không bao giờ ông bà từ chối. Dù trong mắt họ, gia đình mình có nghèo hơn đó. Song họ giàu rồi, cần chi chọn rể giàu, thêm vào đó Quốc Trung nhà mình học hành giỏi giang, sau này sẽ có địa vị trong xã hội.

 

Ông Triệu ậm ừ:

 

– Con gái gì mà kỳ vậy. Biết con trai thương mình hay không mà đòi cưới?

 

Hay nó …

 

Dì Loan vội vã:

 

– Ông lại nghĩ xấu cho con gái người ta rồi. Cũng giống tôi ngày xưa yêu ông vậy thôi. Bây giờ ông giúp tôi một tay, nói cho Quốc Trung nó hiểu. Dù sao, ra trường với tấm bằng dược sĩ, có vốn liếng mở ngay một hiệu thuốc, chẳng mấy chốc làm giàu. Chả lẽ công sức bao năm ông cho con. Bây giờ học thành tài, ông vẫn để con sống nghèo khổ à?

 

Quốc Trung lặng lẽ rời bước, anh nghe cổ họng càng khô khốc. Thì ra là vậy, dì Loan đã tính sẵn cho anh một tương lai khá ấm thân. Anh không lạ gì Mai Phương và gia đình ông Hoàng Thịnh. Cũng vô tình, anh đã cứu Mai Phương khỏi chết đuối ngoài biển Vũng Tàu trong lúc cô bé đang bơi bị chuột rút chân.

 

Từ ngày ấy, Mai Phương luôn đến thăm anh tại trường học hoặc cả khi ở nhà.

 

Anh đối xử với cô bé bằng thứ tình cảm người anh trai, như Ngọc Nhi em gái của anh thôi. Sau này, biết Mai Phương con gái cưng của ông tổng giám đốc hãng sản xuất may mặc nổi tiếng khắp miền Nam, Quốc Trung tự hạn chế tình cảm của mình. Anh không muốn bị hiểu lầm.

 

Ngược lại, dì Loan luôn tỏ ra quý mến, chiều chuộng Mai Phương. Tất cả đều đã được dì Loan tính toán kỹ lưỡng. Hèn chi, dạo này anh thật sự thoải mái mỗi khi đi đâu đó không còn bị dì chì chiết, nặng nhẹ xa xôi. Thậm chí nhiều lúc dì Loan còn hào phóng cho anh một ít tiền nữa, cùng với câu nói rất “tình mẹ”:

 

– Cầm lấy cho dì vui. Con lớn rồi, ra đường phải có đồng tiền trong túi cho phải với người ta.

 

Những lúc ấy, anh chỉ nghĩ đơn giản là dì vừa đánh bài thắng nên dễ dãi. Dì Loan nghiền bài kinh khủng. Với dì, chỉ những lá bài mới thầt sự tạo niềm vui cho dì. Ba anh rất bực mình về việc này. Nhà cửa không mấy khi ấm êm cũng vì lẽ ấy. Nhưng dì Loan vốn cứng cỏi, luôn biết cách khuất phục ba anh.

 

Bây giờ mọi chuyện đã rõ ràng. Anh không ghét Mai Phương, bởi bản tính cô bé cũng không đến mức hợm hỉnh, khinh người. Nhưng để bước vào đời của cô gái nhà giàu ấy thì phải thật sự anh không bao giờ nghĩ đến. Và anh sẽ dứt khoát từ chối, nếu dì Loan nói ra. Đàn ông thời buổi này mà lấy vợ kiểu sống nhờ, sống bám ấy, thật chẳng đáng mặt đàn ông. Sau này, cuộc sống bình thường thì không sao, lúc cắn đắng nhau bị vợ sỉ nhục là:

 

“Nhờ tôi, anh mới có được nhà lầu xe hơi, cơm ngon cá ngọt …”. Ai không biết chứ anh chẳng thể chịu được nỗi nhục ấy. Thà nghèo, thà tự mình đi lên bằng chính hai bàn tay mình.

 

Quốc Trung trăn trở suốt đêm, lần đầu tiên anh bị ám ảnh bởi tương lai và một cuộc hôn nhân.

 

Buổi sáng, Quốc Trung dậy muộn hơn thường ngày. Ba anh đã tới ga-ra sửa xe nhỏ hẹp của mình, ông làm việc luôn tay và kiếm ra tiền không phải ít. Dù ga-ra nhỏ thật song nhờ ba anh làm ăn uy tín nên khách lúc nào cũng Đông.

 

Ngặt nỗi, dì Loan lại vô tâm với những đồng tiền do chồng cật lực làm ra. Lúc nào dì cũng tìm vui ở những cuộc đỏ đen. Quốc Trung từ khi mẹ mất, anh được cô ruột nuôi nấng. Cô anh không lấy chồng, ở vậy nuôi cháu để ba anh tự do tìm hạnh phúc khác. Anh không hề sống nhờ vào đồng tiền của ba anh. Tiến ăn học mỗi tháng cô anh đếu đặn gởi về, vậy mà dì Loan còn chưa hài lòng. Lúc nào cũng nghĩ anh về đây nhằm rút rĩa dần tiền của ba anh. Vì tâm nguyện của cô anh, vì muốn có được thay đổi ở vùng Cao nguyên đất đỏ, anh đã cố gắng tất cả, thế đây.

 

– Anh Hai! Bữa nay anh không có giờ học sáng à?

 

Vừa bước chân tới phòng khách, QuốcTrung đã gặp ngay cô em gái Ngọc Nhi. Con bé hỏi anh mà miệng thì cứ nhai nhỏp nhép. Quốc Trung nhăn mặt:

 

– Mới sáng ra, em đã ăn vặt rồi. Coi chừng có ngày đau bao tử thì mệt đấy.

 

Anh được nghỉ tự học ôn. Còn em, sao bây giờ còn ở nhà hả?

 

Ngọc Nhi cong môi:

 

– Anh đúng là bị dị ứng nghề nghiệp. Anh chưa ăn thử, chưa biết món bánh tráng phơi sương này tuyệt ca nào đâu. Tụi bạn em, đứa nào cũng ghiền. Anh thử không?

 

Ngọc Nhi đưa một bịch bánh tráng nhỏ được xắt cọng nhỏ và đã được Ngọc Nhi vò nát, trộn đều từ bịch hành, bịch sa tế và muối, đến trước mặt anh.

 

Quốc Trung xua tay:

 

– Thôi đi nhỏ! Anh không ham mấy món này. Nhỏ thích thì cứ tự nhiên ăn cho đã. Nhưng hãy trả lời anh Hai, tại sao hôm nay nhỏ cúp buổi học?

 

Ngọc Nhi xụ mặt:

 

– Tại hồi tối em đi dự tiệc sinh nhật nhỏ My. Nhảy nhót dữ quá, về mệt đừ, em đâu học được bài. Mà hôm nay, nhất định ông thầy sinh sẽ khảo bài em. Em không muốn bị điểm xấu nên nghỉ.

 

Quốc Trung kêu lên:

 

– Chuyện này em thật đáng ăn đòn đấy. Học hành năm cuối, em cần hạn chế bớt việc đi chơi, tập trung tất cả vào bài vở, nếu không muốn bị rớt.

 

Ngọc Nhi xụ mặt:

 

– Anh khỏi cần dạy đời em. Em đâu ngu để học thua bạn bè chứ. Những con My là bạn thân của em. Vì hoàn cảnh gia đình, nó phải nghỉ học để đi làm. Chả lẽ nó nhiệt tình mời mà em không tới dự, còn ra sao nữa.

 

Quốc Trung ôn tồn:

 

– Em biết như vậy sao không chịu sắp xếp thời gian học bài trước? Môn sinh đâu phải là môn không đáng quan tâm. Biết đâu, ngày thi tốt nghiệp, bài thi rơi đụng bài học hôm nay em nghĩ sẽ tác hại không ít.

 

Ngọc Nhi cắn môi:

 

– Biết rồi, khổ lắm. Đừng giảng đạo nữa, anh Hai ơi. Anh nên lo bảo vệ chính anh kìa.

 

Quốc Trung cười:

 

– Gì mà lo bảo vệ hả? Anh trai em nghèo đi học bằng xe đạp, có quái gì đâu phải quan trọng.

 

Ngọc Nhi lí lắc:

 

– Bảo vệ trái tim anh đó, ông dược sĩ ạ.

 

Quốc Trung tỉnh bơ:

 

– Tim anh vẫn đập khỏe, nhỏ ơi.

 

– Nhưng bắt đầu bị một đôi mắt người đẹp săn đuổi và nhất định ăn cắp đấy.

 

Quốc Trung phì cười:

 

– Nhỏ này bữa nay cũng biết dọa anh trai.

 

Ngọc Nhi bĩu môi:

 

– Hổng dám dọa anh đâu. Em chỉ muốn nhắc anh một việc. Nhưng cần điều kiện …

 

Quốc Trung lắc đầu:

 

– Muốn mè nheo gì thì cứ nói. Chỉ cần nhỏ nhớ là anh Hai còn nghèo. Quá lắm chỉ bao nổi em một chầu chè … đậu đỏ mà thôi. Đừng đưa anh Hai vào xiếc.

 

Ngọc Nhi ngúng nguẩy:

 

– Anh bèo cỡ vậy sao cũng có người xin chết vì anh nhỉ? Biết em ghét chè nhất, còn nói bao.

 

Quốc Trung cười phá lên:

 

– Cô nhóc! Có ma nó chết vì anh thêm lần nữa thì có.

 

Ngọc Nhi cũng cười theo:

 

– Người đẹp đàng hoàng. Ma đâu ra.

 

– Ai vậy nhỏ?

 

– Thì … ứ, anh Hai hứa bao em một chầu bánh xèo đã, em mới nói.

 

Quốc Trung tỉnh bơ:

 

– Ngu sao bao em. Bánh xèo dì Loan để tại nhà, em còn ăn liền tù tì gần chục cái. Ra ngoài ngon miệng, nhóc ăn gấp đôi, trong khi anh cháy túi. Bánh tới ba, bốn ngàn một cái. Với lại, nói cho anh nghe cũng được, không cũng được, đâu ảnh hưởng gì tới bữa cơm thường ngày của anh đâu mà phải chịu lòn em chứ?

 

Ngọc Nhi hét nhỏ:

 

– Trời ạ! Coi miệng anh vậy mà cũng biết nói điêu kinh khủng. Em út ngon lành cỡ này mà nói ăn liền chục cái bánh xèo làm như heo không bằng. Em mà bị mang tiếng hả, tội vạ đều do anh.

 

– Ai biểu hở chút đòi ăn.

 

– Tại lâu rồi em chưa ăn bánh xèo nên thèm. Hơn nữa, tin này đáng tiền trăm, anh bỏ ra có chục ngàn bao em mà còn tiếc hả?

 

Quốc Trung làm bộ chép miệng:

 

– Nghe nhỏ nói thật tội quá. Thôi thì chiều nay anh chở nhỏ và nhóc Hưng đi ăn vậy.

 

– Tuyệt vờI! Nhất định em sẽ ăn vừa phải, không quá … năm cái đâu.

 

Quốc Trung làu bàu:

 

– Lạy chúa? Con gái mà ăn cỡ năm cái bánh xèo, vừa chết mắt bàn dân thiên hạ, vừa đau khổ cái bao tử vốn khiêm tốn của anh phải “meo râu” cỡ một tuần không được điểm tâm.

 

Ngọc Nhi suýt bật cười vì lời than vãn của ông anh, may cô bé kịp kềm lại:

 

– Ba mẹ đang muốn cưới vợ cho anh đấy.

 

– Hả! Cưới vợ cho anh? Lạy chúa! Mà cưới cho ai chứ?

 

Ngọc Nhi cười nhỏ, hạ giọng:

 

– Làm gì anh hét toáng lên vậy? Khoái quá hả? Ngoài Mai Phương ra, mẹ em đâu thích ai về làm dâu chứ.

 

Dù đã biết trước, Quốc Trung vẫn không tránh sự hoang mang:

 

– Ngọc Nhi! Thật ra mẹ em đã nhận lời Mai Phương những gì?

 

– Nhưng anh Hai có thương Mai Phương không?

 

Quốc Trung lắc đầu:

 

– Anh luôn coi cô bé ấy giống như em vậy.

 

Ngọc Nhi thì thầm:

 

– Mai Phương không hề coi anh là anh trai đâu, chị ấy đến đây thường xuyên, hay mua quà biếu ba mẹ, nên được mẹ em thích. Hôm qua anh không có ở nhà, chị Phương đã chở mẹ chị ấy tới đây. Em không biết mẹ chị Phương nói gì. Khi họ về rồi, mẹ em không đi chơi như mọi ngày, còn tự vào bếp làm món ăn. Vào buổi tối, em nghe mẹ tuyên bố. Chị Phương yêu anh, muốn về làm dâu nhà mình.

 

Quốc Trung thở dài:

 

– Dì Loan chưa nói điều đó với anh. Anh cũng không yêu Mai Phương vậy làm sao cưới.

 

– Mẹ em bảo nhà chị Phương giàu, lấy chị ấy sau này anh sẽ hết khổ. Em thấy anh nên nghe lời mẹ em chứ suốt đời sống thiếu thốn như nhà mình hiện tại chán lắm.

 

Quốc Trung trầm giọng:

 

– Thật ra cuộc sống của em chưa thể gọi là khổ đâu Nhi ạ. Nếu dì Loan biết cách giữ đồng tiền, có lẽ tụi em đầy đủ, đâu thua kém ai.

 

Ngọc Nhi hơi buồn:

 

– Anh trách mẹ em vì bà bê tha cờ bạc phải không?

 

– Anh không dám trách móc ai cả chỉ nhận xét theo suy nghĩ của mình thôi.

 

Dù sao anh cũng đang sống trơng sự bảo bọc của ba anh và dì Loan.

 

Ngọc Nhi thở dài:

 

– Anh chẳng cần e ngại khi nói về thói xấu của mẹ em. Vì đó cũng là lý do khiến ba mẹ luôn gây lộn. Mẹ đã gây cho ba nhiều khổ tâm.

 

Quốc Trung đứng lên:

 

– Thôi, đừng nghĩ ngợi nữa, Nhi ạ. Em cố gắng học cho ba vui, vậy cũng an ủi được ông rồi.

 

Ngọc Nhi nói nhỏ:

 

– Nhưng em sẽ không được đi học tiếp nữa đâu. Mẹ em bảo, con gái học thế đủ rồi. Thời bầy giờ, con gái cô chút học thức và nhan sắc là cả một gia tài. Mẹ sẽ lo cho em một công việc hái ra tiền. Còn em, em không muốn bỏ học.

 

Quốc Trung cau mày:

 

– Dì Loan lại nghĩ sai về tương lai của con mình rồi. Vậy ý ba thế nào?

 

– Ba bảo em cứ thi đại học. Ba còn sống, còn làm ra tiền, ba sẽ lo cho em.

 

Quốc Trung ôn tồn:

 

– Vậy là được rồi. Em hãy cố gắng đi. Sau này anh Hai có việc làm, sẽ phụ thêm để lo cho em.

 

Ngọc Nhi ngỡ ngàng:

 

– Anh Hai! Anh Hai không nói … để động viên em chứ? Mẹ em luôn đối xử không đúng với anh mà?

 

Quốc Trung cười:

 

– Nhưng anh là anh trai của em kia mà, phải tin anh chứ nhỏ.

 

Quốc Trung nháy mắt trêu em gái. Anh rất thương hai đứa nhỏ. Ngọc Nhi chưa đến nỗi nào. Con bé còn ham học, nghĩa là nó còn biết ý thức vào cuộc sống. Sau này, anh sẽ phụ lo cho hai đứa. Dù sao anh cũng là anh trai của hai đứa nó kia mà.

 

Đang ngồi học bài, Quốc Trung nghe tiếng dì Loan ong óng:

 

– Thật xui xẻo! Chưa bước chán ra khỏi ngõ đã bị một con điên ở đâu túm lấy, săm soi, hát om sòm. Cũng xinh xắn, dễ thương, vậy mà bị điên. Thật uổng!

 

Kéo theo mình đánh bài thua suốt. Chẳng gỡ gạc được ván nào. Ngọc Nhi sao đi học về sớm vậy?

 

Ngọc Nhi nhăn nhó:

 

– Mẹ kỳ cục thật đấy, bỏ nhà đi suốt à. Mẹ mà gặp người điên, chứ nếu bị chiếc xe nào đó tông vô còn xui xẻo hơn nữa. Chỉ khổ thân ba quần quật suốt ngày.

 

Dì Loan la lên:

 

– Con quỷ nhỏ! Bữa nay còn bày đặt lên lớp tao nữa. Mày thích tao bị xe tông lắm hay sao? Đúng là thứ con trời đánh.

 

Ngọc Nhi nhỏ nhẹ:

 

– Con không dám tài khôn cùng mẹ. Nhưng mẹ nghĩ xem, bây giờ là mấy giờ rồi. Mẹ ở nhà lo cơm nước cho gia đình. Ba luôn tin vào mẹ, vậy mà hễ ba đi là mẹ cũng đi luôn. Cơm trưa thường như không may khi có. Nếu ba con về bất tử thử hỏi mẹ giải thích thế nào? Tụi con lớn rồi, không muốn bị người ta xì xào đàm tiếu về cha mẹ mình. Con chi mong mẹ nghĩ lại.

 

– Hừ! Không ăn cơm nhà thì ăn cơm hàng, ăn phở. Vậy không thích hơn à?

 

Tao có bao giờ bỏ đói tụi bây không? Tao quen rồi, suốt ngày ngồi ru rú xó nhà, tao sẽ điên lên mất. Với lại, đâu phải lúc nào tao cũng thua. Bằng chứng là mày luôn được tao cho tiền ăn hàng và may sắm đấy thôi.

 

Dì Loan rít lên tiếp:

 

– Bộ mày nghĩ một ngày ba mày chi cho tao vài chục ngàn đi chợ là đủ hay sao? Không đủ nhét kẽ răng mày, nội tiền đi sinh nhật bạn, sách vở.

 

Ngọc Nhi cau có:
– Mẹ nói không đúng, tiền học, tiền sách, thậm chí tiền khi con đi dự tiệc sinh nhật bạn đều do ba cho riêng cả. Mẹ thật quá đáng!

 

Bữa nay mày ngon thiệt, cho ăn học để về trả treo với mẹ. Mày đợi đấy, vài tháng nữa mày học xong, tao nhất định tạo cho mày một việc làm thiết thực, để mày hiểu thế nào là nỗi khổ của một người làm mẹ và làm vợ.

 

Quốc Trung chán nản. Anh luôn phải nghe hoài điệp khúc của mẹ con dì Loan. Ngọc Nhi cứng đầu, nó luôn cãi lại mẹ. Chắc cũng không ngoài chuyện hàng xóm dị nghị về dì Loan. Đàn bà gì suốt ngày đam mê cờ bạc thì đầu còn gọi là đàn bà tốt được.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Sách cùng tác giả