Đặt tên tập sách là Tình yêu sau chiến tranh, hai đồng chủ biên muốn nói rằng tình yêu trong các tác phẩm văn học cổ điển và đương đại của Việt Nam đã trở thành biểu tượng cho nhu cầu tương phản và phương thuốc cho cái phi nhân tính của bạo lực, tước đoạt, tham lam, tham nhũng, sự bàng quan – mọi bi kịch phổ biến… tất cả đều gay gắt ở một đất nước đã trải qua một thiên niên kỷ chiến tranh và cách mạng cùng hậu quả của cả hai thứ đó.
Như tuyển tập này chứng tỏ, truyện ngắn ở Việt Nam là một hình thức văn hoá đọc đa dạng, phong phú, điều đó có nghĩa là văn học vẫn đóng vai trò sống còn theo cung cách mà xã hội Việt Nam tự khảo sát mình.
Các truyện được phân chia theo mối quan tâm ở mỗi thời kỳ đã nói ở trên, cũng được chia theo những hình thức khác nhau của tình yêu và sự diễn tả tình yêu trong những thời gian ấy: tình yêu cách mạng, xác thịt, hôn nhân, ngoại tình, tính dục, chay tịnh, tình cha nghĩa mẹ, tình yêu tinh thần.
Phần đầu tiên, Huyền thoại – Tình yêu sau chiến tranh, gồm những truyện đối diện trực tiếp với hậu quả chiến tranh, truyện về cả tổn thất và hy vọng – về những người đàn bà goá, những người đàn ông cô đơn, những bậc cha mẹ bị mất con và cả mất mát trực tiếp trong chiến tranh nữa.
Phần hai, Cơn mưa cuối mùa – Lứa đôi, cuộc sống được đan dệt vào nhau, không dứt ra được của những lứa đôi, những nỗ lực, cho dù thành công hay không, để tìm cho ra và tạo dựng những hòn đảo an toàn và có ý nghĩa trong vòng quay thay đổi xã hội bất ngờ và những áp lực phức tạp thời hậu chiến ở Việt nam.
Nguồn: dtv-ebook.com