Nền Kinh Tế Xanh Lam

white noise for sleeping link
shopee-sale

Các ý tưởng mà bạn sắp bắt gặp trong cuốn sách này thuộc về những viễn cảnh hấp dẫn nhất của quá trình thực hiện một nền kinh tế ít carbon, sử dụng nguồn lực hiệu quả và có sức cạnh tranh trong thế kỷ 21. Đáng lưu ý là việc mô phỏng các hoạt động hiệu quả và không chất thải của các hệ sinh thái sẽ mở ra những cơ hội tạo công ăn việc làm lớn nhất. Thế giới tự nhiên tuyệt vời và đa dạng đã giải quyết thật tài tình, bất ngờ, thậm chí phản trực giác những thách thức đặt ra cho nhân loại trong phát triển bền vững. Nếu như con người có thể giải mã những bí ẩn hóa học, những quá trình và thiết kế hấp dẫn mà các sinh vật – từ vi khuẩn, động vật nhuyễn thể cho tới các loài bò sát và có vú – đã phát triển và thử nghiệm hàng ngàn năm, có lẽ chúng ta sẽ có được những giải pháp mới mẻ mang tính cải biến cho nhiều vấn đề của một hành tinh chứa sáu tỉ người và sẽ vượt quá con số chín tỉ trong năm 2050.

Quyển The Blue Economy của Gunter Pauli mở cửa cho chúng ta bước vào lĩnh vực mới mẻ hướng đến tương lai này. Các bước tiến khai phá mà nó mô tả sẽ nhanh chóng thuyết phục các nhà lãnh đạo nhà nước và doanh nghiệp về việc nghiên cứu, phát triển những ngành khoa học mũi nhọn làm cơ sở cho các phát triển mới ấy. Cuốn sách nêu bật công việc sáng tạo của nhiều nhân vật như Emile Ishida (Nhật Bản), Wilhelm Barthlott (Đức), Andrew Parker (Anh), Joanna Aizenberg (Nga/Mỹ), Jorge Alberto Vieira Costa (Brazil) và các nhà khoa học hàng đầu khác, những người không chấp nhận sự hiểu biết thông thường hay tình trạng hiện tại. Qua mô tả công việc của họ, The Blue Economy chứng minh rằng chúng ta có thể tìm ra những phương pháp vật lý, hóa học và sinh học để sử dụng nguyên vật liệu tái tạo và hoạt động thực tiễn bền vững giống như các hệ sinh thái vậy. Điều ấy không còn thuộc lĩnh vực khoa học giả tưởng nữa: nó đang xảy ra thực sự tại đây, ngay lúc này. Với chính sách hỗ trợ thích hợp cho việc nghiên cứu phát triển, với những chiến lược thúc đẩy hoạt động kinh doanh qua cơ chế thị trường, các phương tiện và phương pháp nói trên sẽ cho chúng ta rất nhiều cơ hội đẩy nhanh quá trình ứng phó với các vấn đề cấp bách của thế giới.

Mặt khác, sự chấp nhận rộng rãi khuôn khổ nêu trong The Blue Economy có thể tạo một cơ sở logic vững chắc cho việc thực hiện chương trình hành động của Công ước đa dạng sinh học và việc hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức như UNEP và IUCN. Hiện nay, các loài sinh vật biến mất với tốc độ chưa từng thấy. Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng đây là đợt tuyệt chủng thứ sáu trên trái đất, chủ yếu do mô hình kinh tế và cách thức hoạt động của con người đã đánh giá thấp đóng góp của các loài, sinh cảnh và hệ sinh thái cho đời sống chúng ta cũng như cho các hệ thống hỗ trợ sự sống của hành tinh.

Những loài sinh vật trong các hệ sinh thái ấy đã củng cố nền kinh tế hàng triệu tỉ đô la của chúng ta bằng nhiều dịch vụ thiết yếu cả trên bình diện địa phương, vùng lẫn toàn cầu. Nhiều loài sinh vật và quá trình hệ sinh thái giữ đầu mối cho những thành quả có thể rất quan trọng trong việc sản xuất thuốc men, lương thực, nhiên liệu sinh học và vật liệu ít tốn năng lượng. Chúng tỏ ra là thiết yếu cho việc giảm nhẹ tác động hay thích ứng với biến đổi khí hậu. Chắc hẳn chúng ta sẽ cần đến những thành quả như thế để thúc đẩy các ngành kinh tế bền vững cung cấp nhiều việc làm lâu dài phù hợp với con người. Với 100 đổi mới mô tả trong quyển sách, The Blue Economy ước lượng một tiềm năng tạo ra 100 triệu việc làm. Ước lượng ấy càng hiển nhiên hơn khi thực tế hiện nay đã có nhiều lao động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo hơn trong cả ngành công nghiệp dầu khí, và số vốn đầu tư vào năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt đã vượt quá mức đầu tư cho việc xây dựng mới những nhà máy sử dụng năng lượng hóa thạch.

Liên Hợp Quốc dự đoán năm 2025 sẽ có 1,8 tỉ người sống ở những quốc gia hay vùng khan hiếm nước. Hai phần ba nhân loại có thể phải sống trong điều kiện thiếu hụt nước. Trong khi đó, biến đổi khí hậu với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan được dự đoán là sẽ làm vấn đề nước trở nên trầm trọng hơn nữa. Các bạn hãy xem xét một hệ thống thu góp nước mưa mô phỏng khả năng của con bọ ở sa mạc Namib (Onymacris unguicularis) . Con vật tháo vát này sống ở nơi mỗi năm nhận nửa inch [1] nước mưa thôi, nhưng nó có thể hứng lấy nước từ sương mù ùa qua sa mạc trong vài buổi sáng của một tháng.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây