Tìm Hiểu Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ

white noise for sleeping link
shopee-sale

Lịch sử chữ Quốc ngữ làm một mảng quan trọng trong bộ môn Lịch sử ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại. Ngôn ngữ Tiếng Việt, cũng giống như ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác trên thế giới, bao gồm hai yếu tố chính là tiếng nói và chữ viết. Tiếng nói của cộng đồng người Việt đã không ngừng biến đổi và phát triển qua nhiều thế hệ, nhưng tiếng nói thuần Việt về cơ bản vẫn được lưu truyền và sử dụng cho đến tận ngày nay. Còn chữ viết lại hơi khác. Trong lịch sử hình thành ngôn ngữ của nhân loại, tiếng nói luôn có trước từ rất sớm, rồi sau mới dần dần xuất hiện chữ viết.

Có hai dạng chữ viết chính là chữ viết tượng hình ( hay biểu ý ) và chữ viết tượng thanh ( hay kí âm ). Cộng đồng người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc, khi đã có tiếng nói phát triển khá phong phú thì cũng đồng thời với việc sử dụng chữ Hán, một loại chữ viết dùng đường nét để mô phỏng hình ảnh nhằm biểu đạt ý nghĩa. Các nhà Nho nước Việt vào thời này cũng là những nhà ngôn ngữ học bất đắc dĩ, đã có một sáng chế rất độc đáo: dựa vào chữ Hán (tượng hình) để tạo ra một thứ chữ có thể ghi lại tiếng nói của cộng đồng dân tộc Việt. Vì thế, chữ Nôm tuy lấy từ chữ Hán làm ” nguyên liệu” nhưng lại hướng nhiều đến việc ghi âm hơn là biểu ý.

” Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ ” là một cuốn sách có ích trong việc cung cấp cho chúng ta những sử liệu ngôn ngữ học về chữ Quốc ngữ, đặc biệt trong giai đoạn hình thành và phát triển ở Nam bộ và các địa phận miền Nam trước kia, có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin giá trị.

Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Lời nói đầu
Một số vấn đề chung
Những người đầu tiên đến Nam bộ
Tính thống nhất
I. Thống nhất về tên nước và ngôn ngữ
II. Thống nhất về các yếu tố khác
Các yếu tố thời gian và địa điểm
I. Thời điểm Nam tiến
II. Tìm hiểu Sài Gòn năm xưa
III. Những địa điểm quan trọng
IV. Kết luận
Những yếu tố khởi đầu
Vài vấn đề ngôn ngữ học
Tính thống nhất ban đầu 
Sự hình thành và phát triển tiếng Nam bộ
Tiếng nói Nam bộ qua truyền khẩu
Chữ Nôm và Chữ Quốc Ngữ Nam bộ thế kỷ 18
A. Kỹ thuật phiên âm chữ Nôm Nam bộ
I. Khái quát về chữ Nôm Nam bộ
II. Kỹ thuật phiên âm chữ Nôm Nam bộ thế kỷ 18
B. Một số văn bản Nôm thế kỷ 18
C. Chữ quốc ngữ giai đoạn (1698 – 1774)
Chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ Nam bộ thế kỷ 19
A. Chữ Nôm Nam bộ thế kỷ 19
B. Chữ Quốc ngữ Nam bộ thế kỷ 19
C. Kết luận
Sự bùng nổ chữ Quốc Ngữ tại Nam bộ
A. Vai trò của vua Tự Đức (1829 – 1883)
B. Chữ Quốc ngữ ở Đàng Ngoài vào thế kỷ 19
C. Sự phát triển của chữ Quốc Ngữ Nam bộ
D. Kho tàng từ ngữ Nam bộ
Kết luận
Lời bạt

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com