Bức Thư Giải Oan

white noise for sleeping link
shopee-sale

Chiếc máy bay hãng hàng không Mỹ vượt lên độ cao ba ngàn mét, Mihara – người của công ty HanaNhật Bản, mới cởi dây bảo hiểm, ngả

người trên ghế đệm. Hai người Mỹ ngôi cạnh Mihara cứ hút thuốc liên tục. Mihara buồn nôn vì thần kinh làm việc căng thẳng suốt tuần qua

lại bị hơi thuốc. Hơn lúc nào hết, vào lúc này, Mihara mới cảm thấy gánh nặng của tuổi tác. Đến sân bay Băng Cốc, Mihara chuyển sang máy bay Việt Nam. Từ lúc chiếc máy bay này cất cánh, rồi đến khi nó đột ngột hạ độ cao, Mihara biết ngay mình đã đến sân bay quốc tế Hà Nội. Vừa bước ra khỏi cửa kiểm soát, ông nghe thấy tiếng người con gái:

– Mihara xên xây1.

Mihara quay lại. Một người con gái tóc cắt ngắn, mặc áo dài, mặt thoa lớp phấn hồng nhìn ông vẻ tươi cười, tay vẫy vẫy như đã quen từ

trước. Đứng bên cô gái là ông Phó thư ký Phòng thương mại.

– Chúng tôi đi đón ngài! – Ông Phó thư ký Phòng thương mại vừa nói vừa rút danh thiếp đưa cho Mihara.

Thay vì giới thiệu, Mihara cũng đưa danh thiếp của mình cho ông Phó thư ký và nữ phiên dịch Bích Vân. Cả ba người ngồi vào chiếc xe Toyota đã nổ máy đứng chờ trước phòng đợi. Chiếc xe lăn bánh và chẳng mấy chốc đã về tới khách sạn Hòa Bình nằm ở ngã tư Lý Thường Kiệt – Phan Chu Trinh.

Vừa bước vào phòng, Mihara lập tức quan sát xem trong phòng có vật gì có thể dùng được vào công việc ông đang cần. Sau một hồi tìm tòi, ông ngồi xuống chiếc ghế đu đong đưa mấy cái rồi vào bàn rửa mặt. Hai chiếc khăn thơm mùi vải nằm bên bánh xà phòng nhãn hiệu Hoa Nhài.

Những ngày đầu tiên đến Việt Nam, Mihara đã dành tất cả thời gian rảnh rỗi đi xem hầu hết các di tích lịch sử, đường phố Hà Nội. ông quyết định, dù bận đến đâu cũng phải để thì giờ nghiên cứu quy luật đi lại, cuộc sống văn hóa, tinh thần người dân của thủ đô cộng sản này.

Sau gần hai năm làm việc với Phòng thương mại Tổng Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Bộ Ngoại thương, Unimex Hà Nội, Mihara nhờ nữ phiên dịch Bích Vân ra bưu điện quốc tế Hà Nội chuyển giúp bức điện:

Mihara, Hòa Bình Hotel Hà Nội

Gửi Công ty Hana Nhật Bản tại Hồng Kông Vụ sen năm nay mất mùa

Nếu vẫn mua trả lời trước 10 tháng 7

Các điều kiện khác như thường.

Sau khi đánh điện xong, trên đường trở về, Bích Vân tự hỏi: Mình là người phiên dịch cho ông ta từ lúc ở sân bay, khách sạn, tiếp xúc với cán bộ các cơ quan ngoại thương Việt Nam, không lần nào Mihara hỏi về trồng cây, thu hoạch sen ở Việt Nam và không ai ở phía Việt Nam nói chuyện với ông ta vấn đề này. Vậy tin tức kia là do ai cung cấp? Nữ

phiên dịch Bích Vân gọi điện báo cho cơ quan an ninh hiện tượng không bình thường này.

*

Thượng tá Phó cục trưởng Cục 17 Bộ Nội vụ Hoàng Thế Huy cầm tờ giấy sao bức điện của Mihara, vừa xem vừa lặng lẽ bấm chuông.

Thiếu tá Nguyễn Khoa Đoàn bước vào.

– Đồng chí gọi tôi?

– Đồng chí cho tôi mượn lại những bức điện của thương nhân Mihara.

– Khi nào đồng chí cần đến?

– Ngay bây giờ.

Thiếu tá đi ra, khoảng năm phút sau quay lại với ba tờ giấy phô tô ba bức điện.

– Đây, mời đồng chí xem – Thiếu tá đưa tập giấy đến trước thượng tá.

Thượng tá cầm tập giấy, chữ viết nguệch ngoạc của người con gái dịch từ chữ Nhật ra chữ Việt. Tất cả chẳng có điểm nào đáng nghi ngờ mà còn rõ ràng, dễ hiểu. Duy chỉ có bức điện thứ tư, ông vẫn thấy có điều gì khó hiểu. Ông nhìn thiếu tá:

– Đồng chí có suy nghĩ gì về bức điện thứ tư của thương nhân Mỉhara không?

– Tôi cho rằng đó là bức điện bình thường – Tuy trả lời, song thiếu tá thấy Phó cục trưởng hỏi như vậy chắc có vấn đề nên anh thận trọng nói tiếp – Tất nhiên, là những sĩ quan phản gián, chúng ta còn phải nghiên cứu nhiều nữa để lần tới sự chính xác.

– Đúng như vậy. Chúng ta phải bắt đầu từ những điều không lôgic để tìm ra dấu hiệu khả nghi: từ dấu hiệu khả nghi chúng ta lần

tìm ra sự thật chính xác, thực chất về một con người.

– Nhưng đồng chí thấy có gì không lôgic?

– Lẽ ra điều này tôi hỏi đồng chí mới đúng. Song, đồng chí không thấy, tôi nói để chúng ta cùng bàn. Trước khi trao đổi nội dung chính, tôi hỏi, đồng chí có biết mùa sen nở năm nay được hay mất?

– So với bốn năm gần đây, năm nay thu hoạch khá hơn cả. Hiện tại, kho ngoại thương còn gần một ngàn tấn liên nhục chưa xuất.

– Thế thì tại sao Mihara lại điện về cho Công ty Hana mùa sen năm nay mất. Có phải là điểm không lôgic không?- Thượng tá đứng lên.

– Nếu vậy, tại sao ông ta lại điện báo công khai qua bưu điện quốc tế – Thiếu tá Nguyễn Khoa Đoàn hỏi.

– Chính tôi cũng đặt câu hỏi như thế – Thượng tá vừa đi vừa gật đầu – Hoạt động trên mặt trận bí mật này, chúng ta không được xem nhẹ tình huống tưởng là đơn giản.

– Nghĩa là chúng ta bố trí lực lượng giám sát?

– Đúng. Tôi giao cho đồng chí công việc đó.

Thế là một tổ cán bộ cơ quan an ninh Việt Nam quyết định đuổi theo một cái bóng mà chưa dám khẳng định có thật hay giả.

——————

1. Tiếng Nhật: Chào ông Mihara (Mihara tiên sinh) 2

Tháng Tám năm đó Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức cho các nhà ngoại giao, thương nhân, nhà báo nước ngoài ở Hà Nội tham quan một số tỉnh miền Trung bị lũ lụt. Mục đích của chuyến đi là để mọi người chứng kiến cảnh thiên nhiên tàn phá mùa màng, nhà cửa ở những tỉnh này, thông qua đó, họ kêu gọi chính phủ các nước hoặc các công ty của họ viện trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng bị lũ lụt. Một số sứ quán không cử người đi. Những người đi phần lớn là chưa vào Huế, Đà Nằng, nhân dịp này đi để tìm hiểu về cuộc sống của đồng bào những thành phố đã hơn hai mươi năm Mỹ cai trị; có người đi để làm quen với đồng nghiệp ở các sứ quán, các thương nhân khác, mở rộng thêm mối quan hệ bạn bè.
Mời các bạn đón đọc Bức Thư Giải Oan của tác giả Trần Diễn.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com

Sách cùng tác giả