Suy Tưởng

white noise for sleeping link
shopee-sale

Marcus Aurelius Antoninus

Đất nước chỉ hạnh phúc khi nào người cầm quyền trở thành triết gia và triết gia thành nhà cầm quyền.

Plato – Cộng hoà

Nghe nói Marcus Aurelius thích trích dẫn câu nói trên của Plato, và những ai đã từng viết về ông khó cưỡng lại vận nó vào bản thân Marcus. Và tất nhiên, nếu là đi tìm ông vua-triết gia của Plato bằng xương bằng thịt thì chúng ta cũng khó tìm được ai tốt hơn Marcus, người cai trị Đế quốc La Mã gần hai thập niên, và là tác giả cuốn Meditation (Suy tưởng) bất hủ. Thế nhưng danh hiệu này chắc chắn bản thân Marcus sẽ bác bỏ. Ông không bao giờ nghĩ mình là một triết gia. Ông chỉ tự nhận là một học trò cần mẫn và người thực hành chưa hoàn hảo của một triết thuyết do những người khác lập ra. Còn về ngôi vua, nó đến một cách gần như tình cờ. Khi Marcus Annius Verus sinh ra, năm 121 CN, những người có mặt đã tiên đoán một sự nghiệp sáng chói trong Viện Nguyên lão của bộ máy cầm quyền. Họ không thể nào đoán được số phận đã dành cho ông ngôi hoàng đế, và trong trí tưởng tượng của họ không thể nào có cảnh tượng người kị sĩ đồng cô độc giơ tay vẫy chào chúng ta từ trên đỉnh đồi Capitol La Mã qua hai nghìn năm1.

Marcus sinh ra trong một gia đình hết sức danh giá. Năm ông ra đời cũng là năm ông nội ông giữ chức Chấp chính quan nhiệm kì thứ hai, chức vụ cao nhất về lí thuyết ở La Mã, mặc dù lúc đó tầm quan trọng của chức vụ này chỉ có tính nghi thức. Và ông nội ông đã nuôi dạy ông, vì cha ông mất khi ông còn rất nhỏ. Trong Suy tưởng, Marcus nói về tính cách của cha mình theo những gì ông nhớ được hoặc nghe người khác kể lại, những hiểu biết của ông về người cha chắc là từ những câu chuyện được nghe kể hơn là từ trí nhớ của chính ông. Về những gì còn lại trong thời thơ ấu và niên thiếu của ông, chúng ta biết nhiều hơn trong Suy tưởng một chút. Tiểu sử của ông trong cái gọi là Historia Augusta (một tác phẩm lạ lùng và không đáng tin cậy vào cuối thế kỉ thứ 4, có lẽ dựa trên một loạt tiểu sử bị thất lạc do nhà viết tiểu sử thế kỉ thứ 3 Marius Maximus biên soạn) kể với chúng ta rằng ông là một cậu bé nghiêm túc, thích đấu quyền, vật, chạy và nuôi chim ưng, rằng ông đá cầu giỏi và thích săn bắn. Những thú vui như thế chẳng có gì là lạ ở một thanh niên thuộc tầng lớp thượng lưu.

Quyển 1 của Suy tưởng lướt qua việc học hành của Marcus, và qua bức tranh đó chúng ta có thể hình dung việc giáo dục thanh niên thượng lưu thời kì đó như thế nào. Những người thầy đầu tiên của ông, như người thầy không nêu tên trong Suy tưởng 1.5, có lẽ là những nô lệ, nhờ họ mà ông nắm sơ được cách đọc và viết. Vào một thời kì muộn hơn ông được trao cho những vị thầy riêng để học văn chương, đặc biệt chắc chắn là Aeneid – bản anh hùng ca vĩ đại của Virgil. Nhưng văn chương chỉ là bước chuẩn bị cho mục chính yếu – khoa hùng biện, chìa khóa đi vào sự nghiệp chính trị dưới thời đế chế cũng như trước đó dưới thời Cộng hòa. Dưới sự chỉ dạy của một nhà hùng biện lão luyện, Marcus bắt đầu với những bài tập ngắn trước khi tiến tới những bài hùng biện tầm cỡ, trong đó ông được yêu cầu bảo vệ bên này hoặc bên kia trong một vụ kiện tưởng tượng hoặc cố vấn cho một nhân vật lịch sử kiệt xuất trong những bước ngoặt sự nghiệp của ông ta (Caesar có nên vượt Rubicon không? Alexander có nên quay trở lại Indus không? Tại sao nên hay không nên).

Việc đào tạo như thế được tiến hành bằng tiếng Hi Lạp và tiếng Latin. Vì ít nhất từ đầu thế kỉ thứ nhất trCN, giai cấp thượng lưu La Mã đã dùng hai ngôn ngữ cơ bản, và Marcus nói và viết tiếng Hi Lạp chắc cũng trôi chảy như tiếng Pháp của giới quý tộc Nga thế kỉ 19 hay tiếng Hán của một viên triều thần Nhật Bản thời đại Heian2. Chắc Marcus đã đọc Iliad và Odyssey của Homer và những bi kịch của Euripides song song với Aeneid và nghiên cứu những bài diễn văn của nhà hùng biện vĩ đại Athens là Democthenes sâu sắc như những diễn văn của chính khách La Mã Cicero. Chính những nhà văn và nghệ sĩ Hi Lạp đã tạo thành giới trí thức tinh hoa ở thủ đô; khi vào cuối đời hoàng đế trò chuyện với Galen, thầy thuốc của triều đình, ông đã nói bằng tiếng mẹ đẻ của ông thầy thuốc3. Đặc biệt, tiếng Hi Lạp vẫn là ngôn ngữ thịnh hành trong triết học. Vào cuối thời Cộng hòa và đầu đế chế, các nhà văn như Lucretius, Cicero và Seneca đã làm việc để tạo ra một dòng văn chương triết học bằng tiếng Latin và đã thành công lớn.

Nhưng những nhà tư tưởng lớn – Plato, Aristotle, Theophrastus, Zeno, Chrysippus, Epicurus, v.v. – tất cả đều là người Hi Lạp. Nghiên cứu triết học một cách nghiêm túc đòi hỏi phải quen thuộc với thứ tiếng mà họ viết v những thuật ngữ mà họ sáng tạo ra. Bởi thế Marcus đã biên soạn Suy tưởng của ông bằng tiếng Hi Lạp thật tự nhiên trôi chảy.

Năm 137, khi Marcus 16 tuổi, xảy ra một sự kiện quan trọng. Đương kim hoàng đế là Hadrian không có con. Trước đó một năm vua lâm trọng bệnh, và rõ ràng là ông không thể sống mãi (sic4). Hadrian được thừa hưởng ngai vàng từ

vua đời trước là cha nuôi, và là người có họ xa với ông, Trajan. Theo gương Trajan, Hadrian đã chỉ định nhà quý tộc lỗi lạc Lucius Ceionius Commodus kế vị ông. Nhưng nãm 137 Ceionius mất đột ngột, và Hadrian buộc phải tìm người kế vị khác. Ông chọn nguyên lão Antoninus, với điều kiện là Antoninus sẽ phải nhận Marcus (cháu trai họ) và con trai của Ceionius là Lucius Verus, khi đó mới 7 tuổi làm con nuôi. Marcus lấy họ của cha nuôi, và trở thành Marcus Aurelius Antoninus.

Hadrian băng hà vào năm sau, để lại Marcus đứng ở hàng đầu những người thừa kế ngai vàng. Học vấn của ông và của Verus, người trẻ tuổi hơn, bây giờ là vấn đề được quan tâm hơn nhiều, và rõ ràng công sức đã không hề uổng. Để được đào tạo hùng biện bằng tiếng Hi Lạp, ông được giao phó cho Herodes Atticus, một nhà hùng biện Athens vô cùng giàu có, mà những mối quan hệ bão táp của ông với gia đình, đồng bào và ngay cả với triều đình có thể cung cấp đủ tài liệu cho một vở ca kịch bình dân (soap opera). Thầy dạy hùng biện tiếng Latin của ông là Marcus Cornelius Fronto, một nhà hùng biện xuất sắc đến từ Cirta ở Bắc Phi. Do một sự tình cờ của số phận, nhiều bức thư Fronto gửi Marcus vẫn còn đến ngày nay, và chúng cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò. Chúng cũng gợi cho ta thấy nỗi luyến tiếc của Fronto khi thấy Marcus rời khoa hùng biện để đi sâu nghiên cứu triết học.

Quyển 1 của Suy tưởng bày tỏ lòng tôn kính nhiều nhà triết học mà Marcus học được, dù chính thức hay không chính thức, trực tiếp theo học hay nghe qua nhiều người khác.

Marcus cũng đã học được nhiều điều từ bên ngoài lớp học. Trong đào tạo về những vấn đề luật học và chính trị, có một lối học nghề/truyền nghề (apprenticeship) không chính thức đã gắn giới trẻ quý tộc với các nhân vật kì cựu của xã hội, những người như Junius Rusticus, mà ảnh hưởng đối với Marcus được ghi lại trong 1.7. Nhưng ảnh hưởng lớn nhất chắc chắn là từ cha nuôi của Marcus, Antoninus Pius. Chắc Marcus đã chứng kiến những khi Antoninus tiếp các đại sứ, xử các vụ kiện và đọc (cho thư kí ghi) những bức thư gửi các người phó của ông. Trong khi đó địa vị hoàng thái tử của Marcus được báo hiệu qua nhiều dấu hiệu. Năm 140 (khi 19 tuổi) ông lãnh chức tổng tài [consul] và được tái cử vào năm 145. Cùng năm này ông cưới con gái của Antoninus là Faustina, mà ông viết lời ca ngợi trong Suy tưởng 1.17.

Cuốn Lịch sử Suy tàn và Sụp đổ của Đế quốc La Mã của Edward Gibbon mô tả triều đại của Antonius “cung cấp rất ít tài liệu cho lịch sử, hơn là ghi lại những tội ác, những chuyện điên rồ và những bất hạnh của nhân loại”. Nó cung cấp tài liệu về tiểu sử của Marcus cũng ít như thế. Từ năm 145 đến năm 161 chúng ta biết rất ít về những hoạt động của Marcus, và chỉ biết thoáng qua sự phát triển nội tâm của ông từ những thư từ trao đổi giữa ông và Fronto. Nhưng hai cực đã chi phối phần còn lại của cuộc đời Marcus – triều đình và triết học – dường như được định hình chính ở thời điểm này. Không có bằng chứng nào về việc Marcus trải qua điều gì như là một sự “cải đạo” sang triết học, như nhiều nhân vật cổ đại khác đã trải nghiệm (hay chịu ảnh hưởng) nhưng rõ ràng từ giữa đến cuối những năm 140 triết học ngày càng trở thành trung tâm cuộc sống của ông.

Ngày 31, tháng Tám năm 161, Antoninus qua đời, để lại Marcus là người thừa kế duy nhất của ông. Marcus ngay lập tức hành động để thực hiện điều dường như là ý định ban đầu của Hadrian (có lẽ đã bị Anthoninus lờ đi) bằng cách chỉ định người em nuôi, Lucius Verus, làm đồng nhiếp chính. Tính cách của Verus chịu nhiều thiệt thòi khi so với tính cách của Marcus. Những nguồn tài liệu cổ, đặc biệt là Historia Augusta có khuynh hướng vẽ anh ta như một kẻ thoái hóa tự nuông chiều mình – gần như một Nero khác. Điều này có lẽ không công bằng, ít nhất nó không giống hình ảnh của anh ta mà chúng ta có được từ những hồi ức của chính Marcus, trong Suy tưởng. Tuy nhiên, có thể thấy rõ rằng Marcus đã hành xử như một hoàng đế đàn anh trên thực tế chứ không chỉ trên danh nghĩa. Sẽ là đáng ngạc nhiên nếu ông không làm như vậy. Ông lớn hơn gần chục tuổi, và đã được chính bản thân Antoninus đào tạo cho ngôi vị ấy.

Vậy ông vua-triết gia này là nhà cai trị thuộc loại nào? Có lẽ không khác mấy với những bậc tiền nhiệm của ông như người ta mong đợi. Mặc dù một hoàng đế về lí thuyết là người có toàn quyền, nhưng khả năng của ông kiểm soát chính sách trong thực tế bị hạn chế hơn nhiều. Phần nhiều thời gian của ông phải dùng để xử lí những vấn đề trên thực địa: tiếp sứ từ các thành phố lớn của đế quốc, xử chung thẩm những vụ án hình sự, trả lời thắc mắc của các tổng trấn, và xử lí đơn thỉnh nguyện của các cá nhân. Ngay cả với hệ thống bưu trạm công của đế quốc, tin tức phải mất nhiều tuần lễ mới từ ngoại vi về đến được trung tâm, các chỉ dụ của hoàng đế mất nhiều thời gian để đi xuống qua nhiều cấp truyền. Trong khi quyết định của hoàng đế có hiệu lực pháp lí, thì việc thực thi pháp luật hầu như nằm trọn trong tay tổng trấn các tỉnh, mà sự tận tụy của họ bị ánh hưởng bởi tình trạng thiếu khả năng, tham nhũng hay một mong muốn dễ hiểu là tránh làm mất lòng giới quyền thế ở địa phương.

Chúng ta có dịp liếc qua những bổn phận hằng ngày của Marcus từ bằng chứng của những quyết định còn được lưu lại trong thư từ, các bản khắc và các bộ luật. Văn bản pháp luật còn sót lại cho thấy một mối quan tâm nhất định đến việc giải phóng nô lệ và những quy định liên quan đến giám hộ trẻ mồ côi. Đã có nhiều cố gắng gắn việc thứ nhất với những niềm tin triết học của Marcus, và việc thứ hai với những kí ức của riêng ông về một tuổi thơ thiếu cha. Nhưng vẫn còn vấn đề là chính sách này bao nhiêu phần là do chính Marcus, và nó khác đến đâu so với chính sách của vị tiền bối của Marcus, Antoninus. Có lẽ thú vị hơn là những nét nhân cách của Marcus đuợc thể hiện rõ trong việc soạn những tài liệu của hoàng đế, ở đó ta thấy sự chú ý đến từng chi tiết và một sự đắn đo trong sử dụng ngôn ngữ có vẻ làm cho Marcus khác biệt với các vị tiền bối của ông. Không có nét khác biệt bất ngờ trong tác giả của Suy tưởng và người học trò của Fronto, những bức thư còn lại của ông thầy này cho thấy sự nhấn mạnh yêu cầu dùng từ ngữ tinh tế nhất.

Một trong những ưu tiên của Marcus là duy trì mối quan hệ tốt với Viện Nguyên lão. Mục đích là che giấu đi tính tuyệt đối của quyền hành hoàng đế: để giữ lấy cái vẻ ngoài của – và đôi khi chắc chắn là để đạt được trong thực tế – sự đồng thuận và hợp tác. Một trăm năm trước giới quý tộc có lẽ đã mơ về việc phục hồi một nước Cộng hòa (một số chắc chắn đã làm). Nhưng vào thế kỉ thứ 2 rõ ràng là không có giải pháp thay thế cho nguyên tắc này. Viện Nguyên lão mong chờ sự tôn trọng trong xã hội và hi vọng có được ảnh hưởng sau hậu trường, các hoàng đế “tốt” sẵn sàng hợp tác. Trong việc gây dựng các giai cấp thượng lưu (sic), Marcus theo sát bước chân Antoninus và Trajan, hơn là Hadrian, quan hệ của ông này với Viện Nguyên lão đầy gai góc. Và chính điều này cùng với nhiều điều khác, đã làm cho ông có tiếng là một chính khách nhân từ độ lượng. Một hoàng đế có thể làm theo ý thích khi đang còn sống, nhưng chính những nhà sử học là nguyên lão nghị viện – như Cornelius Tacitus trong những năm 120 hay Cassius Dio thuộc thế hệ sau khi Marcus băng hà mới là những người có tiếng nói cuối cùng.

Một lĩnh vực khác, trong đó chính sách của Marcus tiếp tục chính sách của các tiền bối của ông liên quan đến một giáo phái nhỏ và kì dị được biết như những người Cơ Đốc giáo. Trong thế kỉ sau họ đã trở thành một vấn đề ngày càng lớn cho chính quyền của đế quốc, và sự nổi bật của họ trong thời của Marcus đã khiến một Celsus nào đó lên tiếng phản đối mạnh mẽ; một phần của tác phẩm Chống những người Cơ đốc của ông này vẫn còn lại đến ngày nay. Giáo phái này gặp phải sự khinh bỉ từ những tri thức hạ cố để ý đến nó (thầy dạy của Marcus, Fronto, rõ ràng là một trong số này), và sự nghi ngờ và thù địch từ những dân thường và nhà cầm quyền. Sự căm ghét những người Cơ Đốc xuất phát từ chỗ họ không thừa nhận những vị thần mà cộng đồng bao quanh họ thờ cúng. Sự “vô thần” của họ – việc họ từ chối chấp nhận bất kì vị thần nào khác ngoài vị thần của họ – gây nguy hiểm cho những láng giềng của họ cũng như cho bản thân họ, và việc họ không sẵn lòng thừa nhận tính chất thần thánh của hoàng đế đã đe dọa trật tự xã hội và phúc lợi của nhà nước.

Cơ Đốc trở thành bất hợp pháp từ đầu thế kỉ thứ 2, khi một chất vấn của Pliny-Trẻ (khi đó là tổng trấn Bithynia thuộc Tiểu Á) gợi ý hoàng đế Trajan lập ra một chính sách chính thức: khi những người Cơ Đốc còn chưa bị truy nã, những ai tự thú tin theo nó sẽ bị hành hình. Nhưng cuộc khủng bố cho đến rất lâu về sau vẫn chưa diễn ra trên toàn đế quốc. Mối đe dọa chủ yếu cho những người Cơ Đốc trong thế kỉ thứ 2 đến từ cá nhân các tổng trấn, hành động theo sáng kiến của chính họ hoặc dưới sức ép của các cộng đồng địa phương. Chẳng hạn, vào cuối những năm 170 tình trạng náo loạn trong dân chúng ở Lyons dẫn đến một cuộc tàn sát thật sự những cư dân Cơ Đốc giáo nói tiếng Hi Lạp ở đó. Thầy dạy của Marcus là Junius Rusticus, với quyền hành của một thái thú, đã xử và hành hình những người Cơ Đốc giáo (trong đó có cả người biện hộ cho họ là Justin Martyr). Chắc chắn bản thân Marcus đã biết về đạo Cơ Đốc, nhưng không có lí do gì để nghĩ rằng nó chiếm phần quan trọng trong đầu óc của ông. Một lần trực tiếp nhắc đến nó trong Suy tưởng (11.3) hầu như là sau đó ông tự ý thêm vào, còn những ẩn ý mà một số học giả nêu ra chắc chắn là không có thực.

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com