“Phẩm Tam Quốc” là cuốn sách của tác giả Dịch Trung Thiên đã khai mở nhiều bí ẩn và những ngộ nhận chết người trong lịch sử trong thời đại Tam quốc.
Bộ sách Phẩm Tam Quốc tạo nên cơn sốt văn hoá với số lượng phát hành hàng triệu bản ở Trung Quốc. “Phẩm Tam Quốc” gồm hai phần, mỗi phần mười hai tập. Tập 1 đến tập 12 có nội dung: Nguỵ võ vung roi, tập 13 đến tập 24 có nội dung Tôn Lưu liên minh với các tập: Tào Tháo thật giả, Câu đố gian hùng, Đường của năng thần…
“Phẩm Tam Quốc” là cuốn sách bình phẩm về những giá trị còn đang trong “hư thực” của những lời đồn đoán của lịch sử. Câu nói nổi tiếng của Tào Tháo: “Thà ta phụ người thiên hạ, chứ không để người thiên hạ phụ ta”, tác giả Địch Trung Thiên chỉ ra rằng: Câu trước có ý là tha ta không tốt với người (người khác), là chỉ riêng, riêng với người nhà Lã Bá Sa, là một con người cụ thể. Câu sau muốn nói, người khắp trong thiên hạ, là tất cả mọi người, (trong một phạm vi rất lớn).
Dịch Trung Thiên cũng khiến người đọc ngỡ ngàng khi đặt một câu hỏi: Tào Tháo gian trá như vậy, không có mặt nào là thực thà sao? Ông đã lí giải về điều này như sau: Công nguyên năm 220, Tào Tháo chinh chiến cả đời bị bệnh nặng. Lúc này Tào Tháo đã 66 tuổi, theo cách nói: “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, Tào Tháo coi là đã sống đủ. Nhưng trong bản “Di lệnh”, coi như lời bàn giao cuối cùng, ông không nói gì về chính trị: “Ta chấp pháp trong quân, nói chung đều là đúng, còn nổi nóng nhỏ, phạm sai lầm lớn thì không đáng nói. Phần còn lại của di lệnh, nói tới chuyện vụn vặt khác như tì thiếp, các ca kĩ lúc thường đã rất vất vả, sau khi ta qua đời cho họ ở đài Đồng tước…”.
“Phẩm Tam Quốc” cho người đọc thế hệ sau một cái nhìn mới và hoàn toàn trái ngược về những sự việc đã đi vào lịch sử thơì Tam quốc với những câu chuyện đã được tuồng, kịch và phim ảnh tái hiện với những câu chuyện chân thực, xúc động.
Nhiều độc giả gọi “Phẩm Tam Quốc” là một tác phẩm mang tính “cầu thị với lịch sử”. Bởi dù chính sử “Tam Quốc chí” hay tiểu thuyết: “Tam quốc Diễn nghĩa” thì bạn đọc cũng cần đọc lịch sử với con mắt lịch sử. Không có nhân thì không có quả. Chỉ xem “danh” mà không xem “thực” thì sẽ không nắm bắt được chân tướng sự việc. Tác giả Dịch Trung Thiên đã có ý nhắn nhủ với bạn đọc yêu thích bộ truyện này như vậy.
Source: dtv-ebook.com