Hoang Mạc Tarta

white noise for sleeping link
shopee-sale

Tọa lạc trên xứ sở là một trong những cái nôi văn minh cổ đại, đất nước Italia trong suốt chiều dài lịch sử của mình đã tạo ra truyền thống và những giá trị văn hóa nghệ thuật rực rỡ, độc đáo, sang trọng và lan tỏa vào loại hàng đầu thế giới. Đến ngày nay, ánh hào quang đó vẫn không lu mờ, khuất lấp. Thế kỷ XX nền văn chương Italia vẫn sản sinh ra những tên tuổi lớn như Moravia, Pirandello, Paveze, Eco… và trong số đó có Dino Buzzati mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc Việt Nam qua các bản dịch trong cuốn sách này.

Hoang mạc Tácta là tác phẩm tiêu biểu, đỉnh cao trong sáng tác của Dino Buzzati và được coi là sự kiện văn học lớn nhất Italia những năm đó. Tình tiết cuốn tiểu thuyết có vẻ đơn giản, kể về cuộc đời một sĩ quan trẻ đến đồn trú tại pháo đài biên giới tiếp giáp hoang mạc bí ẩn Tácta, trải qua những háo hức ban đầu, những đợi chờ đằng đẵng về chiến công, về “một sự kiện quan trọng nào đó sẽ xẩy ra”, và cuối cùng kiệt quệ, tiêu phí năm tháng trong những hi vọng mong manh và vô ích. Nhưng đây là tác phẩm đầy tính biểu tượng, từ các trang sách toát ra những suy ngẫm buồn và sâu lắng về đời người và cái chết, về dòng chảy của thời gian không gì cản nổi và càng lúc càng gấp gáp gặm mòn cuộc sống. Cuộc đời kết thúc một cách bi thảm và phi lý. Cuốn tiểu thuyết gợi nhớ đến Kafka, ngay tên tác phẩm ban đầu Buzzati đặt cũng là Pháo đài – một liên tưởng với Lâu đài của Kafka. Tuy nhiên, ở đây cũng có thể có sự khác biệt giữa Buzzati và Kafka – tác giả Hoang mạc Tácta còn để lại cho nhân vật một niềm hi vọng – hay một quan niệm cứu rỗi – rằng sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời vẫn còn phía trước: đó là cái chết. Và cuộc đời sẽ không phi lí, vô nghĩa nếu con người bước vào cuộc chiến cuối cùng một cách dũng cảm và thanh thản, đón nhận cái chết như một hiện tượng tự nhiên.

Sau Hoang mạc Tácta, vào những năm trong và sau thế chiến, Buzzati tiếp tục xuất bản nhiều tập sách như Bẩy người đưa tin (tập truyện ngắn, 1942), Cuộc đổ bộ của bầy gấu xuống Cicil (tiểu thuyết năm 1945), Hoảng loạn ở La Scala (tập truyện, 1949). Năm 1958 ông được tặng giải St’rega, một trong những giải thưởng lớn nhất Italia, với tập Sáu mươi truyện ngắn. Năm 1960 ông viết Chân dung phóng đại, thiên truyện được coi là tác phẩm văn học giả tưởng đầu tiên của Italia và được đánh giá khá cao. Tiếp đó là các tiểu thuyết Tình yêu (1963), tập truyện Cá mập Colombo (1966)…

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com