Tôn Ngô Binh Pháp – Ngô Văn Triện dịch.
Chỉnh văn của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Bọn Tào Tháo – Mười người chú thích. Chiến thuật – Thuật làm tướng.
THIÊN KẾ
Tào Công rằng: Kế là kén tướng, lượng giặc, áng đất, liệu quân, xa gần hiểm dễ, phải tính ở chỗ miếu đường vậy.
Đỗ Mục rằng: Kế là tính toán. Tính toán cái gì? Tức là năm việc: đạo, trời, đất, tướng, pháp ở dưới này vậy. Trên chỗ miếu đường, trước hết đem năm việc của người và mình mà tính toán hơn kém rồi sau mới định được thắng phụ, thắng phụ đã định rồi sau mới dấy quân, động binh. Cái đạo dùng binh không gì trước được năm việc cho nên đặt ở thiên đầu.
Vương Tích rằng: Kế nghĩa là tính về chủ tướng, trời đất, pháp lệnh, binh chúng, sĩ tốt, thưởng phạt.
Trương Dự rằng: Quân tử nói kế trước định ở trong rồi sau quân mới ra khỏi cõi, cho nên đạo dùng binh lấy kế làm đầu. Có người nói việc quân cốt ở ra chỗ trận địch rồi tùy nghi mà định liệu. Tào Công lại bảo là tính kế ở chỗ miếu đường là cớ làm sao? Nói rằng tương hiền hay ngay, địch mạnh hay yếu, đất xa hay gần, binh nhiều hay ít thế nào lại chẳng phải tính trước? Đến lúc hai quân gặp nhau, biến động cùng ứng thì ở như viên tướng phải biết định liệu chứ không có thể tính trước được.
…
Mời các bạn đón đọc Tôn Ngô Binh Pháp của tác giả Ngô Văn Triện.
Nguồn: dtv-ebook.com