Nhập môn cờ vây gần như là quyển sách cờ vây đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Được biên dịch khoảng năm 2000 bởi anh Vũ Thiện Bảo.
Cờ vây nghĩa đen “trò chơi bàn cờ bao vây”, là một trò chơi dạng chiến lược trừu tượng cho hai người chơi, trong đó mục tiêu là bao vây nhiều lãnh thổ hơn đối thủ.
Trò chơi được phát minh ở Trung Hoa thời cổ đại vào hơn 2.500 năm trước, và do đó được coi là trò chơi bảng lâu đời nhất còn được tiếp tục chơi cho đến ngày hôm nay. Nó được coi là một trong tứ nghệ – bốn loại hình nghệ thuật thiết yếu của giai cấp đẳng cấp học giả quý tộc Trung Hoa được nuôi dạy trong thời cổ đại. Tài liệu tham khảo sớm nhất về trò chơi nói chung được công nhận là biên niên sử Tả truyện (khoảng thế kỷ IV TCN).
Mặc dù các quy tắc chơi tương đối đơn giản, cờ vây rất phức tạp, thậm chí độ phức tạp cao hơn cả cờ vua, và sở hữu số lượng các khả năng cho mỗi nước đi nhiều hơn tổng số nguyên tử trong vũ trụ có thể nhìn thấy được. So với cờ vua, cờ vây có cả một bàn cờ lớn hơn với nhiều phạm vi để chơi hơn và các ván đấu kéo dài hơn, và, tính trung bình, có rất nhiều lựa chọn thay thế hơn để xem xét trong mỗi nước đi.
Các quân cờ trong cờ vây có tên gọi khác là “quân cờ đá” (stone). Một kì thủ – người chơi cờ – cầm quân cờ trắng và người còn lại cầm quân cờ đen. Các kì thủ lần lượt đặt các quân cờ trên các nút giao còn trống (“nút” hay “điểm nút” – point) của một bàn cờ với một lưới các dòng kẻ kích thước 19×19 (mỗi bề là 18 ô vuông và 19 giao điểm – nút). Người mới chơi thường chơi với các bàn cờ kích thước nhỏ hơn như 9×9 và 13×13,[8] và các bằng chứng khảo cổ học cho thấy trò chơi đã được chơi trong những thế kỷ trước trên bàn cờ có lưới 17×17. Tuy nhiên, bàn cờ lưới 19×19 đã trở thành tiêu chuẩn vào thời gian nó du nhập vào Triều Tiên vào thế kỷ V sau Công nguyên và sau đó là Nhật Bản vào thế kỷ VII sau Công nguyên.
Mục tiêu của cờ vây—như nghĩa tên gọi của nó—là bao vây một tổng diện tích lớn hơn so với đối thủ.
Mời các bạn đón đọc Nhập môn Cờ Vây của tác giả Vũ Thiện Bảo.
Nguồn: dtv-ebook.com