Lương Vũ Sinh

white noise for sleeping link
shopee-sale

Phàm đã là người trên giang hồ, ít ai không biết tới cái tên Lương Vũ Sinh. Nhưng biết và biết như thế nào là điều đáng bàn. Không giống như Kim Dung, hay Cổ Long, tài liệu về Lương Vũ Sinh khá hiếm và đôi khi còn sai lệch rất nhiều. Vì thế, Ai Phong tại hạ mạo muội post tài liệu này lên cho các vị bằng hữu và đồng đạo võ lâm nào cõ nhã hứng thưởng lãm – cũng coi như một món quà tết nho nhỏ gửi đến mọi người .

Một năm mới tràn đầy hạnh phúc .
Ai Phong kính bút .

Võ lâm trưởng lão Lương Vũ Sinh

Lương Vũ Sinh là tị tổ của tiểu thuyết võ hiệp tân phái, với Long hổ đấu kinh hoa, khai sáng kỷ nguyên mới với lịch sử tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc. Với loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Bạch Phát ma nữ, Thất kiếm hạ thiên sơn, Vân hải ngọc cung duyên, Bình tung hiệp ảnh, Đại Đường du hiệp truyện, Vũ Đương nhất kiếm, v..vv…Lương Vũ Sinh được hâm mộ, được coi là khai sơn tị tổ, là trưởng lão võ lâm .

Đối với Lương Vũ Sinh, tôi ( tức tác giả ) hiểu biết không nhiều, bởi vì sách vở viết về ông không nhiều ( Ở Hồng Kông, người đầu tiên viết về Lương Vũ Sinh là Liễu Tộ. Điều đáng buồn là ngay đến năm sinh của Lương Vũ Sinh các tài liệu cũng không nhất trí )

Lương Vũ Sinh tên thật là Trần Văn Thống, quê ở huyện Mông Sơn tỉnh Quảng Tây. Gia đình ông giàu có, thưở nhỏ học tập ở quê nhà, thích du lịch và rất mê thơ, từ cổ điển và sách văn, sử Trung Quốc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, các nhà nghiên cứu văn sử như Giản Hựu Văn, Nhiêu Tông Di, đến Mông Sơn có ở trong nhà Lương Vũ Sinh một thời gian khá lâu, cậu bé Trần Văn Thống nhờ đó mà học tập được rất nhiều và có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông sau này .

Về sau, Lương Vũ Sinh vào học ở trường Lĩnh Nam đại học

( nay là trường Đại Học Trung Sơn ) tại khoa kinh tế. Năm 1949, Lương Vũ Sinh đến Hồng Kông làm việc tại Đại công báo. Ngoài thời gian làm công việc biên tập, ông cũng viết một số bài cho báo, cái tên Trần Văn Thống rất ít khi xuất hiện trên báo, những cái tên thường dùng đều là bút danh .

– Lấy tên Lương Tuệ Như viết tiểu phẩm lịch sử .

– Lấy tên Phù Dung Ninh viết tuỳ bút văn học .

– Lấy tên Lý Phu Nhân viết hộp thư Lý Phu Nhân .

– Lấy tên Trần Lỗ viết bình luận về cờ .

Những bút danh ấy đều khá nổi tiếng. Đương nhiên lừng lẫy nhất vẫn là bút danh Lương Vũ Sinh với tiểu thuyết võ hiệp, đến nỗi phần nhiều độc giả không biết đến cái tên Trần Văn Thống nhưng nghe tên Lương Vũ Sinh thì như sấm bên tai. Cái tên Lương Vũ Sinh. Chữ Lương trong họ Lương trong Lương Tuệ Như; còn Vũ Sinh có quan hệ với việc ông rất hâm mộ nhà văn Cung Bạch Vũ .

Lương Vũ Sinh và Kim Dung là đồng sự và có chung sở thích : đọc võ hiệp, bình luận tiểu thuyết võ hiệp và viết tiểu thuyết võ hiệp. Ngoài tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung còn làm nhiều việc: biên kịch và đạo diễn điện ảnh, làm báo, viết chính luận, và còn hoạt động chính trị. So ra Lương Vũ Sinh thuần tuý, chuyên nghiệp hơn nhiều. Ông chẳng những viết tiểu thuyết võ hiệp trước Kim Dung mà kết thúc cũng muộn hơn, ngoài viết tiểu thuyết võ hiệp trước Kim Dung mà cũng kết thúc muộn hơn, ngoài viết tiểu thuyết võ hiệp ra, chỉ viết một số tiểu phẩm. Đến năm 1962 cũng từ chức biên tập đóng cửa làm tác gia tiểu thuyết chuyên nghiệp. Thời gian sáng tác của tiểu thuyết của ông cũng gấp đôi Kim Dung, tròn 30 năm, số lượng của ông thì hơn gấp đôi, gồm 35 bộ trường thiên tiểu thuyết .

Vào thập niên 90, Lương Vũ Sinh theo con sang định cư ở Úc, mấy năm ( 2001 ) gần đây bệnh tật liên miên, đến nỗi kế hoạch về thăm đại lục năm 1995 cũng đành phải gác lại, người viết ( tức tác giả ) vì thế rất lấy làm tiếc vì không có cơ hội bái kiến bậc tiền bối, rất lấy làm tiếc .

Đánh giá bài viết
Xin lỗi vì sự bất tiện này! Nhưng mình làm affiliate để tự trang trải chi phí duy trì server, mong các bạn thông cảm.
Quảng cáo sẽ tự ẩn đi trong vòng 30 giây

Nguồn: dtv-ebook.com